Lao động ngành du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 (Trang 38 - 40)

2. Mục đích và nội dung nghiên cứu

2.1.5 Lao động ngành du lịch

Trong những năm qua số lượng lao động trong ngành du lịch của Lâm Đồng không ngừng được tăng lên. Theo báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thì số lao động do Sở trực tiếp quản lý năm 2000 là 2.500 lao động, đến 2008 tăng lên 7.000 lao động. Tỷ lệ lao động bình quân trên một phòng khách sạn ở Lâm Đồng năm 2000 là 0,56; năm 2008 là 0,64 (mức trung bình của cả nước là 1,4) cho thấy các dịch vụ bổ sung đi kèm còn thiếu.

Bảng 10: Thực trạng nguồn nhân lực du lịch của Lâm Đồng Hạng mục Năm Tăng trưởng 2001 – 2007 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Sở quản lý(1) 2.500 2.800 3.000 3.400 4.500 5.000 5.800 6.000 7.000 13,32% DNDL khác(2) 7.500 8.944 6.814 7.119 8.222 9.843 10.318 14.638 17.030 10,02% Tổng số 10.000 11.744 9.814 10.519 12.722 14.843 16.118 20.638 24.030 10,91%

Ghi chú: 1: Lao động do Sở du lịch quản lý

2: Lao động làm việc trong các doanh nghiệp dịch vụ lữ hành-khách sạn-nhà hàng khác Nguồn: (1)

Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Lâm Đồng

(2)

Niên giám thống kê Lâm Đồng 2008.

Từ năm 2002 trở lại đây có sự tăng trưởng đột biến về lực lượng lao động trong ngành du lịch Lâm Đồng. Nguyên nhân chủ yếu là nhờ chính sách mở cửa, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch. Theo đó thành phần lao động du lịch cũ ng có thay đổi. Nếu như trong những năm trước đây, lao động trong ngành du lịch chủ yếu thuộc các doanh nghiệp Nhà nước thì đến nay đã có thêm lao động trong các liên doanh và lao động du lịch của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

Nhận xét

Mặc dù có sự tăng trưởng nhanh về số lượng lao động ngành du lịch Lâm Đồng trong những năm qua, nhưng trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động du lịch còn yếu, tỷ lệ lao động được đào tạo còn quá thấp so với yêu cầu phát triển ngành.

So sánh thực tế phát triển với dự báo của quy hoạch có thể thấy không có sự chênh lệch đáng kể. Năm 2000 dự báo cần 6.700 lao động, thực tế đạt cao hơn

(khoảng 10.000 lao động); năm 2005 dự báo cần 10.700 người nhưng thực tế đã đạt 14.843 người và đến năm 2010 dự báo cần 16.800 lao động thì thực tế đến cuối năm 2008 đã thu hút hơn 24.000 lao động. Nhìn chung, thực tế nguồn nhân lực du lịch đã cao hơn so với dự báo. Nguyên nhân có thể nhận thấy, tuy số phòng khách sạn ít hơn nhưng tỷ lệ lao động/phòng khách sạn không đạt chuẩn như mức tính toán, thường số lao động/phòng KS cao hơn mức yêu cầu chung. Điều chứng tỏ cần nâng cao chất lượng lao động ngành hơn nữa.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)