Thực trạng phát triển kinh tế cửa khẩu khu vực biên giới Việt Trung

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế cửa khẩu lạng sơn trong xu thế hội nhập (Trang 27 - 40)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế cửa khẩu khu vực biên giới Việt Trung

1.2.2.1. Khái quát về khu vực biên giới Đông Bắc

Biên giới phía Bắc Việt Nam liền kề với Trung Quốc có 1.449 km chiều dài đường biên giới, qua 7 tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên với hệ thống các cửa khẩu đường bộ, đường sắt và đường biển. Đây là vị trí hết sức quan trọng của khu vực Trung du - miền núi phía Bắc về các mặt kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và văn hoá, xã hội, đặc biệt là về kinh tế; là cửa ngõ giao lưu giữa các tỉnh phía bắc và xa hơn là các tỉnh trong cả nước với Trung Quốc. Với diện tích 54.160 km2, dân số gần 4,5 triệu người, tương ứng 6,4% diện tích và 5,2% dân số cả nước (năm 2009).

Nhằm thúc đẩy phát triển khu vực biên giới đến năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt thành lập 8 khu KTCK ở khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc; đó là các Khu KTCK: Đồng Đăng - Lạng Sơn; Lào Cai; Móng Cái, Bắc Phong Sình và Hoành Mô - Đồng Văn ở Quảng Ninh; Cao Bằng; Thanh Thuỷ ở Hà Giang; Ma Lù Thàng ở Lai Châu. Với tổng diện tích là 1.342 km2, dân số khoảng 143,4 nghìn người, chiếm 3% diện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tích và 3,7% dân số các tỉnh biên giới Việt - Trung. Việc phát triển và phân bố các khu KTCK ở khu vực này tương đối hợp lý và có một số khu KTCK phát huy có hiệu quả như khu KTCK Móng Cái, Lào Cai, Lạng Sơn. Các khu KTCK ở khu vực này là đầu mối giao lưu quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó khu KTCK Lào Cai, Lạng Sơn, Móng Cái là điểm quan trọng nhất trong toàn tuyến biên giới Việt - Trung.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển nhanh ở tuyến biên giới Việt - Trung, lượng khách xuất, nhập cảnh qua khu KTCK chiếm 90% so với toàn tuyến. Các khu KTCK này phát triển theo hướng phát huy ưu thế của thương mại và du lịch, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh có khu KTCK cũng như của các tỉnh bên trong nội địa. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu qua 8 khu KTCK biên giới Việt - Trung năm 2006 đạt khoảng 2,1 tỷ USD (khoảng 59,8% kim ngạch xuất, nhập khẩu qua các khu KTCK của cả nước). Các khu KTCK ở khu vực này chiếm tới 85,4% (khoảng 4.648 tỷ đồng) tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2006 của các khu KTCK cả nước. Trong đó thu thuế xuất, nhập khẩu đạt trên 1.200 tỷ đồng (chiếm 80% tổng thu ngân sách qua các khu KTCK của cả nước) gồm cả thuế và phí xuất, nhập khẩu hàng hoá. Các khu KTCK ở khu vực này thu hút tới 4.928,5 tỷ đồng từ nhiều nguồn vốn khác nhau (chiếm khoảng 86,8% tổng vốn đầu tư vào các khu KTCK cả nước).

Với lợi thế về phát triển sớm và sự hình thành các khu KTCK ở đây đều có mạng giao thông kết nối với hậu phương qua các trục quốc lộ liên vùng như Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn được nối với Hà Nội và các nơi khác qua quốc lộ 1A, 1B. Khu KTCK Móng Cái với các nơi khác qua quốc lộ 18, khu KTCK Lào Cai qua quốc lộ 70. Các khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn, Lào Cai, Móng Cái trở thành cửa ngõ thông thương giữa các tỉnh trong cả nước với Trung Quốc; đây cũng là cầu nối quan trọng của hai hành lang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kinh tế: Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng / Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Tại các khu KTCK có cửa khẩu quốc tế: Lào Cai, Móng Cái và Lạng Sơn việc đầu tư kết cấu hạ tầng bên trong khu KTCK theo quy hoạch đã được quan tâm, đã và đang hình thành rõ các phân khu chức năng. Nhiều công trình thiết yếu được đầu tư như Khu kiểm hoá cửa khẩu, các trạm kiểm dịch, bãi đỗ xe, Khu thương mại, các công trình hạ tầng công nghệ thông tin, mạng Internet dùng chung, sàn giao dịch thương mại điện tử, cổng giao tiếp điện tử được hình thành và phục vụ trực tiếp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác của các cấp, các ngành, cải thiện đời sống nhân dân, làm thay đổi hẳn bộ mặt khu KTCK, có tác dụng lan toả thúc đẩy sự phát triển các vùng lân cận.

1.2.2.2. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá

• Các hình thức kinh doanh ở khu vực biên giới Việt - Trung

Từ sau mở cửa biên giới Việt - Trung các hoạt động buôn bán diễn ra rất sôi động với 3 hình thức: chính ngạch, tiểu ngạch và buôn bán dân gian.

Theo Thông tư số 05/TMDL - QLTT ngày 7/5/1992 của Bộ Thương mại đã quy định thì Đối tượng làm xuất nhập khẩu tiểu ngạch là người buôn bán có hộ khẩu thường trú tại các xã giáp biên giới ” và trị giá hàng hoá mỗi lần xuất hoặc nhập không vượt quá 500.000 VNĐ, tương đương trị giá của 200 kg gạo tẻ theo thời giá ”. Còn hình thức buôn bán chính ngạch phải tuân thủ Hiệp định thương mại được kí kết giữa Chính phủ hai nước ngày 7/11/1991, theo đó buôn bán biên giới theo hình thức này được thực hiện thông qua các hợp đồng kí kết giữa các công ty ngoại thương và các thực thể kinh tế khác có quyền kinh doanh ngoại thương của Việt Nam và Trung Quốc theo quy định của Hiệp định thương mại, theo luật pháp của mỗi nước và theo tập quán thương mại quốc tế ”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Việt Nam quy định đối tượng tham gia buôn bán chính ngạch là các công ty và thực thể kinh tế được Bộ thương mại cấp giấy phép kinh doanh XNK”; về phía Trung Quốc là các công ty và thực thể kinh tế được Bộ Kinh tế và Mậu dịch Trung Quốc cấp giấy phép xuất nhập khẩu. Tất cả hình thức và nội dung hợp đồng, phương thức giao nhận và vận chuyển, phương thức và đồng tiền thanh toán đều phải theo thông lệ và tập quán quốc tế và chỉ có hiệu lực khi được Bộ thương mại phê chuẩn và cấp giấy phép XNK.

Hình thức buôn bán dân gian là việc trao đổi của cư dân biên giới do nhân dân vùng biên của hai nước thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ. Hàng hoá đem ra trao đổi thường do họ tự sản xuất ra, không có tính chất mua đi bán lại. Do địa hình kém thuận lợi việc vận chuyển hàng từ miền xuôi lên gặp nhiều khó khăn và giá thành cao trong khi trao đổi hàng hoá từ biên giới nước bạn dễ dàng với giá rẻ hơn. Do đó bên cạnh buôn bán tiểu ngạch và chính ngạch hình thức buôn bán dân gian vẫn đang phát triển ở khu vực biên giới Lạng Sơn.

Các hình thức buôn bán này kéo dài suốt từ khi mới mở cửa cho đến khi Bộ Thương mại có thông tư số 14/2001/TT - BTM thay thế cho thông tư 05/ TMDL - QLTT ngày 7/5/1992. Thông tư số 14 của Bộ Thương mại là cơ sở pháp lí cải tiến thông thoáng hơn quan hệ buôn bán qua biên giới Việt - Trung. Hàng hoá buôn bán qua biên giới không khống chế về khối lượng và chủng loại, chỉ cần phù hợp với nội dung nghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, trừ những mặt hàng cấm xuất, nhập khẩu. Về đối tượng cũng mở rộng ra là tất cả thương nhân Việt Nam và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật, kể cả hộ kinh doanh cá thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

• Về phƣơng thức mậu dịch biên giới

Ngay từ những năm đầu mở cửa khẩu chủ yếu là hình thức trao đổi hàng - hàng. Từ những năm 1992 hai nước kí kết các Hiệp định hợp tác và một loạt các văn bản nên phương thức mậu dịch cũng phát triển, các hình thức thanh toán ngày càng đa dạng như: thanh toán qua ngân hàng, thanh toán bằng tiền mặt ngoại tệ theo giấy phép do ngân hàng Nhà nước cấp, thanh toán trực tiếp cho nhau bằng tiền mặt USD, NDT hoặc VNĐ, thanh toán qua tư nhân, chuyển khoản, tạm nhập tái khẩu, gia công ... trao đổi tại khu vực biên giới chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch XNK hàng hoá.

• Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều

Ngay từ khi mở cửa quan hệ buôn bán, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đó có bước phát triển đáng kể. Khối lượng hàng hoá trao đổi tăng cả về số lượng, chủng loại và chất lượng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng qua các năm. Năm 2008 mặc dù cả hai nước đều chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nhưng thương mại song phương vẫn phát triển mạnh mẽ, kim ngạch buôn bán hai chiều và đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tăng đều. Cho đến nay Trung Quốc vẫn giữ vị trí là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, đứng đầu trong số các nước xuất khẩu hàng hoá sang Việt Nam và đứng thứ ba trong số các nước nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Tuy nhiên cán cân thương mại luôn bất lợi cho Việt Nam, tỷ lệ nhập khẩu của Việt Nam ngày càng lớn.

• Loại hàng hoá trao đổi

- Hàng xuất khẩu: hàng hoá xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc là các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, khoáng sản, dầu thô, cao su. Trong khi đó các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng chiếm tỷ lệ thấp. Tuy nhiên, mức tăng trưởng của các mặt hàng Việt Nam sang Trung Quốc không đều do thị trường đầu ra không ổn định. Phía Trung Quốc có những chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sách quy định về số lượng và chủng loại hàng nhập qua từng cửa khẩu, thỉnh thoảng lại ngừng nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam gây mất ổn định về thị trường đầu ra cho các sản phẩm hàng hoá của Việt Nam.

2956 144 329 1534 1423 3228 5899 3357 12502 4536 15652 0 5000 10000 15000 20000 25000 Triệu USD 1994 1995 2000 2005 2007 2008 Năm

KN XK (triÖu USD) KNNK (triÖu USD)

Nguån: Tæng hîp tõ Niªn gi¸m thèng kª c¸c tØnh biªn giíi phÝa B¾c, 2009

Hình 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 1994 - 2008

Nhìn chung xuất khẩu của Việt Nam kém hiệu quả hơn so với hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc vì Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô, là những nguồn tài nguyên sẵn có của địa phương và các vùng trong của cả nước. Trung Quốc nhập khẩu nguyên liệu thô để chế biến rồi lại xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng công nghiệp có giá trị cao như: máy móc, ôtô, linh kiện, thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng khác.

Trong số hơn 100 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc phổ biến 4 nhóm hàng sau:

- Nhóm 1: Nguyên nhiên liệu bao gồm than đá, dầu thô, quặng sắt, cromit, dược liệu, các loại tinh dầu, cao su tự nhiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nhóm 2: Lương thực, nông sản (bao gồm: gạo, muối, sắn lát, hoa quả nhiệt đới, dứa quả, xoài).

- Nhóm 3: Thuỷ hải sản bao gồm thuỷ hải sản tươi sống và đông lạnh, động vật nuôi (rắn, ba ba, rùa…).

- Nhóm 4: Hàng tiêu dùng, đồ gỗ gia dụng, giầy dép, xà phòng…

Trong số này có 14 mặt hàng có tỷ trọng xuất khẩu từ 2% trở lên, còn lại chiếm tỷ trọng thấp. Mức xuất khẩu lớn nhất và tương đối ổn định thuộc về cao su thiên nhiên [15]. Hiện nay một số sản phẩm nông sản (rau xanh, hoa quả), lâm sản (gỗ), khoáng sản (dầu thô, cao su, quặng sắt ), vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó một số sản phẩm như hải sản, hàng dệt may, giày dép, điện tử đã thâm nhập được vào thị trường Trung Quốc.

Hàng nhập khẩu: có 5 nhóm hàng chủ yếu:

- Nhóm 1: Máy móc, thiết bị toàn bộ, dây chuyền sản xuất đường, xi măng lò đứng.

- Nhóm 2: Máy móc cơ khí, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị y tế, máy móc dụng cụ chính xác, máy móc thiết bị ngành dệt, máy nông nghiệp.

- Nhóm 3: Nguyên nhiên liệu bao gồm xi măng, sắt thép, kính xây dựng các loại, vật liệu xây dựng, hoá chất, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, phân bón.

- Nhóm 4: Lương thực, thực phẩm, hoa quả, giống cây trồng.

- Nhóm 5: Hàng tiêu dùng, may mặc, đồ chơi, dược liệu, đồ điện tử. Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là hàng chế biến với trình độ công nghệ và chất lượng trung bình hoặc thấp, thậm chí có nhiều mặt hàng là sản phẩm do công nghiệp địa phương của Trung Quốc sản xuất. Với ưu thế là giá rẻ nhiều mặt hàng từ các tỉnh phía nam Trung Quốc dễ dàng thâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam. Từ những năm 1990 - 1995 nhiều mặt hàng Trung Quốc đã chiếm khoảng 15 - 20% thị phần ở Việt Nam. Nhất là từ năm 2000

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đến nay hàng hoá Trung Quốc đã ồ ạt thâm nhập vào Việt Nam, trong đó một số mặt hàng đã làm chủ thị trường như: hoá chất, đĩa CD, đồng hồ, dụng cụ cơ khí, bình cứu hoả, linh kiện xe máy.

Một vấn đề cần lưu ý là hàng hoá qua đường tiểu ngạch chủ yếu là hàng công nghiệp tiêu dùng như xe đạp và phụ tùng, đồ điện, điện tử, quần áo may sẵn, vải, đồ chơi, văn phòng phẩm, thực phẩm, hoa quả... với giá thành thấp lại được hưởng các chính sách ưu đãi xuất khẩu của phía Trung Quốc nên các mặt hàng này có sức cạnh tranh rất mạnh trên thị trường Việt Nam, gây tác động xấu đến sản xuất trong nước. Hàng hoá tiểu ngạch chủ yếu nhập lậu và trốn thuế với khối lượng phân tán, phương thức đa dạng, khó quản lý. Trong những năm qua, dưới hình thức tiểu ngạch và chính ngạch, Trung Quốc xuất 200 nhóm mặt hàng, đa số là chất lượng thấp, giá rẻ, sang Việt Nam; con số này gấp đôi mặt hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc.

1.2.2.3. Du lịch

Đối với các tỉnh biên giới Việt - Trung sự phát triển của du lịch là cơ hội để đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác, khơi dậy những tiềm năng vốn có, thúc đẩy phát triển KT - XH. Đây cũng là cơ hội để thu hút đầu tư, giảm bớt sự chênh lệch vùng.

Các tỉnh biên giới Việt - Trung có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với hệ thống cảnh quan đẹp, nhiều nơi đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), cao nguyên đá Đồng Văn - Mèo Vạc (Hà Giang), Sa Pa, Bắc Hà, Phanxipăng (Lào Cai), thác Bản Dốc và khu du lịch Pác Bó ( Cao Bằng), cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Các tỉnh này còn có các khu bảo tồn thiên nhiên, các hang động hấp dẫn như: hang động Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long , động Nhất - Nhị - Tam Thanh (Lạng Sơn), động Ngườm Ngao (Cao Bằng), Tiên Sơn (Lai Châu). Tài nguyên du lịch nhân văn cũng rất đa dạng bởi đây là địa bàn cư trú của nhiều đồng bào dân tộc với nhiều bản sắc văn hoá độc đáo...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những yếu tố thuận lợi trên cho phép vùng biên giới Đông Bắc phát triển đa dạng các loại hình du lịch: sinh thái, nhân văn, leo núi, tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch mua sắm. Tuy nhiên, đến nay sự phát triển của ngành này còn khiêm tốn, sức hút của khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài còn

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế cửa khẩu lạng sơn trong xu thế hội nhập (Trang 27 - 40)