Khái quát về khu vực biên giới Việt Trung thuộc địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế cửa khẩu lạng sơn trong xu thế hội nhập (Trang 60 - 64)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.1.Khái quát về khu vực biên giới Việt Trung thuộc địa bàn tỉnh

thụ trước hết là tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. Thông qua thị trường Trung Quốc Lạng Sơn còn mở rộng thị trường sang các nước Đài Loan, Hồng Kông...

Về thị trường tiêu thụ nội địa, có hệ thống 61 chợ trong đó có 2 chợ đầu mối là Đông Kinh và Kỳ Lừa với gần 2.000 hộ kinh doanh thường xuyên tổ chức bán lẻ, bán buôn toả đi các tỉnh. Các chợ đường biên giới khác cũng được mở nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân. Khu vực nông thôn đã hình thành các vùng sản xuất hàng hoá có sản lượng lớn như các vùng cây ăn quả, các vùng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, hình thành các trang trại... đảm bảo cung cấp nhiều sản phẩm phục vụ cho chế biến và xuất khẩu.

2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC CỬA KHẨU KHU VỰC BIÊN GIỚI LẠNG SƠN - TRUNG QUỐC GIỚI LẠNG SƠN - TRUNG QUỐC

2.3.1. Khái quát về khu vực biên giới Việt - Trung thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn Lạng Sơn

2.3.1.1. Trước giai đoạn mở cửa

Với vị trí địa lí thuận lợi có chung đường biên giới với Trung Quốc, từ xa xưa, các triều đại phong kiến đã mở nhiều điểm để nhân dân địa phương hai nước biên giới qua lại buôn bán và có những chính sách hàng hoá, thuế khoá cụ thể. Năm 1950, hai nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và CHND Trung Hoa chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Những năm sau đó hai nước kí các Nghị định thư về buôn bán tiểu ngạch qua biên giới. Từ đó buôn bán qua biên giới được thực hiện chủ yếu thông qua các Nghị định thư được kí kết hàng năm giữa hai Chính phủ. Năm 1979 khi chiến tranh biên giới Việt - Trung xảy ra mọi quan hệ kinh tế thương mại vùng biên giới hoàn toàn bị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngưng đọng. Suốt thời kì 1979 - 1986 biên giới bị đóng cửa hai bên hầu như không có bất cứ quan hệ kinh tế nào. Đến năm 1991 hai nước chính thức hoá bình thường quan hệ. Từ đó các cửa khẩu khu vực biên giới Việt - Trung có điều kiện để phát triển.

Thời kỳ hậu chiến tranh biên giới kéo dài từ năm 1979 đến 1991. Các khu vực cửa khẩu của sa sút, hoang tàn, vắng vẻ, dân cư thưa thớt, diện tích vật cản còn nhiều, cơ sở hạ tầng thấp kém. Hầu hết các tuyến đường ra cửa khẩu, biên giới, hệ thống thuỷ lợi đều xuống cấp, hư hỏng nặng, nhiều nơi chưa có điện lưới quốc gia, điện thoại, nước sinh hoạt; cơ sở vật chất cho giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT - XH và an ninh quốc phòng. Kinh tế chậm phát triển, sản xuất nông lâm nghiệp mang tính tự cung, tự cấp và là nguồn thu nhập chính của nhân dân, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hầu như không phát triển. Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc về phạm vi, qui mô còn nhỏ. Một số vấn đề xã hội còn bức xúc như: trình độ dân trí thấp, vấn đề giải quyết việc làm còn hạn chế, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp, đời sống của nhân dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo cao; tình hình an ninh khu vực biên giới còn nhiều bất ổn.

2.3.1.2. Sau mở cửa

Hình thành và hoạt động sôi động của hệ thống các cửa khẩu, khu KTCK, chợ biên giới. (Hình 2.3)

Hệ thống cửa khẩu: Lạng Sơn có một hệ thống các cửa khẩu lớn nhỏ giao lưu với Trung Quốc, có 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị và đường sắt Đồng Đăng), 2 cửa khẩu quốc gia (Chi Ma - huyện Lộc Bình, Bình Nghi - huyện Tràng Định) và 7 cặp chợ biên giới: Tân Thanh, Cốc Nam, Nà Hình (huyện Văn Lãng), Bảo Lâm, Ba Sơn (huyện Cao Lộc), Nà Nưa (huyện Tràng Định), Bản Chắt (huyện Đình Lập). Ngoài ra còn có các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đường buôn bán tiểu ngạch khác. Một số cửa khẩu được trang bị tốt về cơ sở hạ tầng như cửa khẩu Hữu Nghị, Đồng Đăng đã mở rộng đường, xây thêm tuyến đường mới, nâng cấp nhà ga, kho bãi và cải cách các thủ tục xuất nhập cảnh; Tân Thanh tuy chỉ là chợ biên giới nhưng cơ sở hạ tầng được xây dựng khá tốt với hệ thống chợ, các cửa hàng miễn thuế và nhiều ưu đãi trong xuất nhập khẩu.

Các khu KTCK: Lạng Sơn có Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 748/QĐ - TTg ngày 11/9/1997 và Quyết định số 55/2008/QĐ - TTg ngày 28/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ. [15]. Theo quyết định này, phạm vi Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn được xác lập tại phía Bắc tỉnh Lạng Sơn với diện tích 394 km2, bao gồm: thành phố Lạng Sơn mở rộng; thị trấn Đồng Đăng, thị trấn Cao Lộc và các xã Thụy Hùng, Phú Xá, Hồng Phong, Tân Liên, Song Giáp, một phần xã Bình Trung - huyện Cao Lộc; các xã Tân Thanh, Tân Mỹ - huyện Văn Lãng; một phần xã Vân An - huyện Chi Lăng và xã Đồng Giáp - huyện Văn Quan.

Việc hình thành khu KTCK ở Lạng Sơn có ý nghĩa rất quan trọng: khu KTCK phân thành các khu chức năng rõ ràng, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, với nhiều ưu đãi dành cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh tại đây; năng lực trung chuyển và tiếp nhận hàng hoá ngày càng được nâng lên. Điều này đã thu hút mạnh các hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu qua địa bàn; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Lạng Sơn; góp phần cải thiện đời sống nhân dân đặc biệt là người dân các xã vùng biên. Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn giữ vai trò trọng yếu là đầu mối giao lưu quan trọng của tuyến hành lang kinh tế và vành đai kinh tế ven vịnh Bắc Bộ; trở thành trục tứ giác kinh tế trọng điểm Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.3: BẢN ĐỒ KINH TẾ CHUNG TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hệ thống chợ: Lạng sơn có một số chợ lớn như: Đông Kinh, Kỳ Lừa được coi là các chợ đầu mối của tỉnh. Hàng hoá nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn với số lượng lớn được đưa về các chợ đầu mối này, sau đó mới vận chuyển đi tiêu thụ ở các tỉnh khác, một số được bán lẻ ngay tại chợ cho người dân trong tỉnh, thương nhân và khách du lịch từ các nơi khác đổ về.

Ngoài ra có nhiều chợ trung tâm cụm xã, các chợ đường biên giới được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp nhằm đáp được nhu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân, trong đó có chợ Tân Thanh trở thành chợ biên giới sầm uất, hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, mua sắm hàng hoá đủ loại thời trang, đôi khi giá rẻ bất ngờ.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế cửa khẩu lạng sơn trong xu thế hội nhập (Trang 60 - 64)