Nguồn lực tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế cửa khẩu lạng sơn trong xu thế hội nhập (Trang 51)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Nguồn lực tự nhiên

2.2.2.1. Địa hình, địa mạo

Là tỉnh miền núi nhưng địa thế của Lạng Sơn tương đối thấp, dạng địa hình phổ biến là đồi và núi thấp chiếm 80% diện tích tự nhiên, với độ cao trung bình là 252 m so với mực nước biển. Hệ thống sông, suối nhỏ khá dày đặc làm cho địa hình bị chia cắt, ở các xã vùng sâu đi lại tương đối khó khăn nhất là mùa mưa. Điều này gây khó khăn cho việc cư trú tập trung của dân cư, hoạt động sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng và việc quản lí hoạt động xuất nhập khẩu theo đường mòn.

Tình trạng lợi dụng đường mòn lối tắt ở những nơi địa hình hiểm trở để vận chuyển hàng lậu vẫn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên so với các tỉnh biên giới khác như Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai thì địa hình tỉnh Lạng Sơn vẫn thuận lợi hơn trong việc trao đổi hàng hoá giữa hai nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.2.2. Tài nguyên khí hậu, đất và nước

Lạng Sơn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa song do yếu tố vị trí địa lí và địa hình Lạng Sơn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu Lạng Sơn mang tính chất á nhiệt đới. Nhiệt độ không khí trung bình tháng 1 từ 12 - 150C, riêng khu vực Mẫu Sơn chỉ 50C có lúc xuống 00C, có tuyết rơi; tháng 7 khoảng 270C. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9. Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1200 - 1600 mm/năm; độ ẩm không khí trung bình 80 - 85%.

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Lạng Sơn là 832.378 ha, gồm 3 nhóm chính: đất feralit của các miền đồi và núi thấp; đất feralit mùn trên núi cao và đất phù sa do các con sông bồi đắp.

Lạng Sơn có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với mật độ 0,6 - 1,2 km/km2. Nguồn nước mặt chủ yếu là hệ thống sông, suối, hồ. Ngoài dòng chảy nội địa, Lạng Sơn còn có các dòng chảy từ ngoài vào và một phần nhỏ từ Trung Quốc. Nhìn chung, chất lượng nước sông tự nhiên ở Lạng Sơn tương đối sạch, đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt và sản xuất.

2.2.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn tỉnh đã xác định được 86 điểm mỏ quặng, khoáng sản thuộc 19 loại khoáng sản khác nhau. Nhóm khoáng sản kim loại bao gồm: sắt, mangan, nhôm, chì, kẽm và vàng; kim loại hiếm có thiếc, môlipđen và thuỷ ngân. Khoáng sản phi kim loại có than nâu ở mỏ Na Dương với diện tích 150 km2, trữ lượng khoảng 96,6 triệu tấn; than bùn ở Nà Nò huyện Lộc Bình. Trong đó mỏ than nâu Na Dương phục vụ cho nhà máy nhiệt điện Na Dương. Các loại khoáng sản phục vụ cho xây dựng rất phong phú, bao gồm: các loại đá cacbonat, đá sét, cát cuội, sỏi, cát kết dạng quaczit, sét vôi, đá maific.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.3. Nguồn lực dân cƣ, lao động

2.2.3.1. Dân số

Theo số liệu của Tổng cục thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 2009 Lạng Sơn có 733.131 người, trong đó nam chiếm 49,87%, nữ chiếm 50,13%. Mật độ dân số trung bình năm là 88,08 người/ km2. Phần lớn dân cư sống ở nông thôn (chiếm 79,87%), dân thành thị chiếm tỷ lệ thấp (19,33%). Dân cư thưa thớt lại phân bố không đều; giao thông các xã vùng sâu biên giới không thuận lợi, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.

2.2.3.2. Trình độ của lực lượng lao động

Lạng Sơn có kết cấu dân số trẻ, nguồn lao động khá dồi dào, số người trong độ tuổi lao động chiếm 56,4% tổng dân số. Theo kết quả điều tra thực trạng lao động và việc làm của Sở lao động thương binh và xã hội về trình độ chuyên môn của người lao động như sau: năm 2000, lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp: 13,54%, đến năm 2005 tỷ lệ này tăng lên 22,32% bao gồm cả đào tạo sơ cấp, tỷ lệ lao động có bằng chuyên nghiệp chỉ chiếm 16,37%.

Bảng 2.1 : Cơ cấu lao động chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật

Đơn vị: %

Trình độ chuyên môn kĩ thuật 2000 2005

Toàn tỉnh 100 100

- Chưa qua đào tạo 86,46 77,68

- Đã qua đào tạo

Trong đó: 13,54 22,32

+ Đào tạo nghề (chứng chỉ) 1,35 5,74

+ Công nhân kĩ thuật có bằng

THCN, CĐ, ĐH, trên ĐH 12,19 16,37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn chung Lạng Sơn có nguồn lao động trẻ, dồi dào, có truyền thống cách mạng, đây là nguồn nhân lực lớn cho tỉnh trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng.

2.2.3.3. Vấn đề dân tộc

Lạng Sơn là địa bàn cư trú của 7 dân tộc chính đó là: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, Mông; trong đó người Nùng chiếm tỷ lệ cao nhất: 43%; người Tày chiếm 35,9%; người Kinh chiếm 16,5%; còn lại là các dân tộc ít người khác. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá và kinh nghiệm riêng trong sản xuất, trong chinh phục tự nhiên. Các dân tộc Nùng, Tày chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nghề thủ công. Dân tộc Dao chủ yếu là phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại với quy mô nhỏ. Phần lớn người Hoa hoạt động kinh doanh buôn bán nhỏ, một bộ phận nhỏ sống bằng nghề làm vườn, chế biến bánh kẹo. Người Kinh sống hoà đồng với các dân tộc khác và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và văn hoá của địa phương.

2.2.4. Nguồn lực kinh tế

Nhờ phát huy hiệu quả các tiềm năng sẵn có, tốc độ tăng trưởng GDP liên tục tăng, giai đoạn 1996 - 2000 đạt 9,36%. Xuất phát điểm từ một nền kinh tế chậm phát triển, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, nhưng Lạng Sơn đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh và cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế Lạng Sơn giai đoạn 2000 - 2010

Chỉ tiêu 2000 - 2005 2006 - 2010 Tỉnh Lạng Sơn

- Nông, lâm, thuỷ sản - Công nghiệp - xây dựng - Dịch vụ 10,04 4,46 19,17 13,21 10,45 4,56 16,08 12,68 Cả nước 7,51 6,91 Nguồn: [31]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng trưởng nhanh nhất. KTCK ngày càng phát triển và khai thác được thế mạnh của tỉnh, tạo ra nguồn thu lớn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy phát triển các ngành khác. 0% 25% 50% 75% 100% 1995 2000 2005 2008 2010 N¨m DÞch vô C«ng nghiÖp- X©y dùng N«ng- l©m- ng-nghiÖp

Nguồn: Xử lí số liệu từ niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn, 1999 - 2009

Hình 2.2: Chuyển dịch cơ cấu GDP tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1995 - 2010

2.2.5. Cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội

2.2.5.1. Giao thông

Lạng Sơn có mạng lưới giao thông phân bố tương đối rộng khắp,

không ngừng được mở rộng và nâng cấp, bao gồm hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường xã.

Về đường quốc lộ, có 6 tuyến QL chạy qua địa phận tỉnh Lạng Sơn bao gồm: QL 1A nối Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh - Hà Nội - Các tỉnh phía Nam dọc theo chiều dài đất nước. Trong quy hoạch phát triển kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã xác định xây dựng tuyến đường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cao tốc Hà Nội - Hữu Nghị với quy mô 6 làn xe. QL 1B nối Lạng Sơn - Thái Nguyên đi qua các huyện, thị Đồng Đăng - Văn Quan - Bình Gia và Bắc Sơn của Lạng Sơn. QL 4A nối Đồng Đăng - Thất Khê đi Cao Bằng 148 km. QL 4B nối Lạng Sơn - Lộc Bình - Đình Lập đi Quảng Ninh 114 km. QL 31 Đình Lập - Bắc Giang. QL 279 từ Chi Lăng - Bắc Giang đi Quảng Ninh. Về đường sắt có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Lạng Sơn - Đồng Đăng đang vận hành và khai thác có hiệu quả. Lạng Sơn cũng có mạng lưới giao thông trong thành phố, thị trấn tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ; đảm bảo đến năm 2009 100 % xã, phường, thị trấn có đường ôtô đi đến trung tâm xã.

Mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt có vai trò đặc biệt quan trọng, nối liền Lạng Sơn với các tỉnh vùng Đông Bắc, Tây Bắc, các tỉnh Đồng Bằng phụ cận Hà Nội và xa hơn là các tỉnh phía Nam. Đây là điều kiện rất thuận lợi để Lạng Sơn đẩy mạnh phát triển kinh tế, giao lưu hàng hoá với các vùng trong cả nước, đảm bảo vận chuyển nhanh, có hiệu quả hàng hoá xuất nhập khẩu của cả nước với Trung Quốc qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

2.2.5.2. Hệ thống cung cấp điện, nước

Lạng Sơn đã có hệ thống lưới điện phân bố rộng khắp và tương đối

đồng bộ từ 110 KV, 35 KV và 10 KV. Lưới điện đã kéo dài tới tất cả các thị trấn, huyện thành phố, các cửa khẩu và chợ biên giới. Năm 2009 có 100% số xã có điện lưới quốc gia. Tại các thị trấn, khu KTCK, khu công nghiệp và khu dân cư hầu hết đã đầu tư cải tạo và xây dựng mới hệ thống cung cấp nước sinh hoạt và đáp ứng được một phần nhu cầu nước cho sản xuất. Đến nay tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch ở nông thôn là 50 %, thành thị là 90 %. Hệ thống cung cấp nước sạch của TP Lạng Sơn với công suất 10.000 m3/ngày/đêm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt.

2.2.5.3. Thông tin liên lạc

Mạng lưới thông tin liên lạc của Lạng Sơn phát triển khá nhanh chóng, được đầu tư đồng bộ, hiện đại về trang thiết bị, công nghệ, đội ngũ tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

điều hành,... đáp ứng kịp thời được nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế - xã hội. Mạng lưới viễn thông kĩ thuật số hiện đại được kết nối bằng cáp quang, truyền viba tới tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh, cho phép liên lạc trực tiếp với tất cả các tỉnh thành trong nước và quốc tế. Đến năm 2009 toàn tỉnh có 100% số xã có điện thoại cố định, bình quân 15,31 máy/ 100 dân; có 148/226 xã có điểm bưu điện văn hoá; 100% xã có báo đọc hàng ngày.

2.2.5.4. Cơ sở giáo dục - y tế

Trên toàn tỉnh có 667 trường, cơ sở đào tạo trong đó có 119 trường, cơ sở mần non; 237 trường tiểu học; 197 trường trung học cơ sở; 29 trường phổ thông cơ sở; 23 trường trung học phổ thông; 12 trung tâm giáo dục thường xuyên; 2 trường cao đẳng; 4 trường trung cấp. Cơ sở vật chất trường học ngày càng được đầu tư. Đội ngũ giáo viên được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Sự phát triển của giáo dục Lạng Sơn đặc biệt là giáo dục chuyên nghiệp sẽ góp phần đào tạo bổ sung một nguồn nhân lực có chất lượng, có chuyên môn phục vụ trong các ngành và các lĩnh vực.

Mạng lưới cơ sở y tế ngày càng phát tiển từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã. Toàn tỉnh có 4 bệnh viện tuyến tỉnh, 11 bệnh viện tuyến huyện và 4 phòng khám đa khoa khu vực. 100% số xã có nhà, trạm y tế. Cơ sở vật chất y tế được đầu tư bổ xung, hoàn thiện bình quân đạt 28,98 giường/1 vạn dân; đội ngũ cán bộ được tăng cường về số lượng và chất lượng, trung bình 5,55 bác sĩ/1 vạn dân; góp phần giảm tỷ lệ sinh và bệnh tật, tăng cường sức khoẻ cho nhân và do đó nâng cao tuổi thọ cho người dân.

2.2.5.5. Nguồn vốn đầu tư

Hệ thống hạ tầng đồng bộ cùng với những cơ chế thông thoáng và nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư đã tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn khác nhau vào tỉnh Lạng Sơn.

Về nguồn vốn đầu tư trong nước, trong giai đoạn 2001 - 2005, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đạt 9.521 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách chiếm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trên 40 %; giai đoạn 2006 - 2008 tổng số vốn huy động đạt 8.819 tỷ đồng. Vốn đầu tư vào khu KTCK tăng lên khá nhanh đặc biệt là sau Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn tháng 5/ 2009. Giai đoạn 2005 - 2010 riêng vốn đầu tư vào Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn đạt 7.291,5 tỷ đồng trong đó 81% là vốn đầu tư Nhà nước, 19% là nguồn vốn tư nhân.

Bảng 2.3 : Thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Lạng Sơn giai đoạn 2001 - 2010

Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 2010 Trung bình 2001- 2010 Dự án ODA - Số dự án - Vốn thực hiện DA 1000 USD 09 42.725,1 09 55.000 16 123.862 12 % Dự án FDI - Số dự án - Vốn thực hiện DA 1000 USD 15 12.000 18 185.000 33 280.000 37 % Dự án NGO - Số dự án - Vốn thực hiện DA 1000 USD 10 3.750 17 8.250 40 38.000 26 % Nguồn: [31]

Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục có xu hướng tăng vào địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Các nguồn vốn ODA, NGO chú trọng xây dựng hạ tầng khu vực các cửa khẩu, xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn. Thu hút FDI tuy còn ở mức thấp so với cả nước song có xu hướng tăng trong những năm gần đây, nhiều dự án có quy mô lớn dần đi vào hoạt động ổn định. [Bảng 2.3]

Các nguồn vốn đầu tư là cơ sở để Lạng Sơn xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các trung tâm thương mại, các khu công nghiệp; hình thành các khu vực dân cư đông đúc với các hoạt động thương mại, dịch vụ sầm uất như khu vực cửa khẩu Tân Thanh và khu vực thị trấn Đồng Đăng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.5.6. Thị trường

Thông qua hai cửa khẩu quốc tế, hai cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ đường biên giới, hàng hoá qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn có thị trường tiêu thụ trước hết là tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. Thông qua thị trường Trung Quốc Lạng Sơn còn mở rộng thị trường sang các nước Đài Loan, Hồng Kông...

Về thị trường tiêu thụ nội địa, có hệ thống 61 chợ trong đó có 2 chợ đầu mối là Đông Kinh và Kỳ Lừa với gần 2.000 hộ kinh doanh thường xuyên tổ chức bán lẻ, bán buôn toả đi các tỉnh. Các chợ đường biên giới khác cũng được mở nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân. Khu vực nông thôn đã hình thành các vùng sản xuất hàng hoá có sản lượng lớn như các vùng cây ăn quả, các vùng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, hình thành các trang trại... đảm bảo cung cấp nhiều sản phẩm phục vụ cho chế biến và xuất khẩu.

2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC CỬA KHẨU KHU VỰC BIÊN GIỚI LẠNG SƠN - TRUNG QUỐC GIỚI LẠNG SƠN - TRUNG QUỐC

2.3.1. Khái quát về khu vực biên giới Việt - Trung thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế cửa khẩu lạng sơn trong xu thế hội nhập (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)