Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế cửa khẩu lạng sơn trong xu thế hội nhập (Trang 44)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.Bối cảnh quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan và là sự lựa chọn của nhiều quốc gia. Đây là yếu tố thuận lợi cho Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng trong quá trình mở cửa hội nhập và phát triển; đồng thời cũng chứa đựng nhiều khó khăn thách thức bởi hội nhập làm cho tính gắn kết, phụ thuộc giữa nền kinh tế của các quốc gia ngày càng chặt chẽ.

Bối cảnh quốc tế hiện nay cùng với việc mở cửa hội nhập đã tạo điều kiện cho thị trường hàng hoá và dịch vụ của Lạng Sơn được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động KTCK; thị trường mở cửa kéo theo đó là các phương thức kinh doanh mới, phong cách mới đòi hỏi phải có một tư duy mới về phát triển trên phạm vi cả nước và mỗi địa phương như Lạng Sơn.

2.1.3. Ảnh hƣởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với quan hệ kinh tế hai nƣớc Việt - Trung

2.1.3.1. Mở rộng thị trường xuất - nhập khẩu

Gia nhập WTO thị trường tiêu thụ của Trung Quốc được mở rộng, vốn nước ngoài đầu tư vào càng nhiều, có thể du nhập chuyển giao kỹ thuật và thiết bị máy móc tương đối tốt do đó thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước và dành được nhiều mặt hàng xuất khẩu chất lượng tốt, giá rẻ. Dẫn đến nhu cầu nguyên liệu đầu vào sẽ tăng để phục vụ cho các ngành sản xuất và nhu cầu mở rộng thị trường cũng sẽ tăng vọt, nhu cầu về khoáng sản, gạo và dầu thô từ Việt Nam sẽ tăng nhanh.

Trung Quốc có chiến lược mở rộng quan hệ kinh tế với các nước, quan tâm tới thị trường các nước ASEAN bằng việc thành lập Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN. Đây là cơ hội để phát triển kinh tế, mở rộng thị trường cho các nước ASEAN trong đó có Việt Nam.

2.1.3.2. Cơ hội cho người tiêu dùng Việt Nam

Gia nhập WTO, để tăng tính cạnh tranh cho hàng hoá của mình đối với thị trường các nước thành viên Trung Quốc không ngừng điều chỉnh giá cả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

theo hướng đồng nhất. Là thành viên của WTO người Việt Nam có nhiều cơ hội lựa chọn nhiều loại hàng hoá giá rẻ, chất lượng đảm bảo.

2.1.3.3. Học hỏi kinh nghiệm trong khuôn khổ WTO

Việc Trung Quốc trở thành viên chính thức của WTO (ngày 11/12/2001) đem lại cho một số kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam trong việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong nước; sửa đổi bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với các tiêu chuẩn của WTO; cải cách chính sách kinh tế vĩ mô gắn liền với cải cách thể chế; kí kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương.

2.1.4. Chính sách kinh tế biên mậu của Trung Quốc và đối sách của Việt Nam Việt Nam

2.1.4.1. Phía Trung Quốc

Trung Quốc coi hoạt động biên mậu (mậu dịch biên giới) là bước đi đầu tiên mang tính chất mở đường cho chiến lược mở cửa ven biên giới đất liền của Trung Quốc bằng hàng loạt các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế vùng biên giới như: “Duyên biên khai phóng”, "Hỗ thị dân biên”, “Thắp sáng đường biên”.

Quảng Tây và Vân Nam nằm trong vành đai kinh tế “Đại Tây Nam” của Trung Quốc (gồm các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu, Tây Tạng và Quảng Tây). Trung Quốc không chỉ coi Việt Nam là thị trường mà còn là cửa ngõ phía Nam cho hàng hoá của Trung Quốc có thể vươn xa tới các nước Đông Dương, ASEAN với ý đồ biến biên giới cứng thành biên giới mềm ”. Tháng 3/1994 Quốc vụ viện Trung Quốc ban hành qui chế mở cửa 5 thành phố, thị trấn biên giới, gồm Nam Ninh, Côn Minh, Bằng Tường, hai huyện Huỷ Lệ, Hà Khẩu. Khu hợp tác kinh tế biên giới ở thành phố Bằng Tường và Đông Hưng được Trung Quốc xây dựng làm cửa ngõ để giao thương với Đông Nam Á. Ngoài ra còn có hơn 100 cửa khẩu và chợ biên giới hoạt động theo qui chế mở cửa nhằm mục đích liên kết chặt chẽ khu vực biên giới với các nước láng giềng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bên cạnh chiến lược riêng trong phát triển KTCK, hai nước Việt Nam, Trung Quốc còn có những chương trình hợp tác chung trong đó có hai hành lang một vành đai kinh tế” ra đời là kết quả của chương trình hợp tác giữa hai nước Việt - Trung (bản ghi nhớ triển khai hợp tác giữa 02 Chính Phủ Việt Nam và Trung Quốc ký ngày 16/11/2006) [1]. Hai hành lang kinh tế bao gồm: Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng / Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và một vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ. Phạm vi hợp tác “ hai hành lang, một vành đai kinh tế ” bao gồm bốn tỉnh của Trung Quốc là Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam và 5 tỉnh, thành phố của Việt Nam đó là Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội và Hải Phòng với tổng diện tích là 869 nghìn km2, dân số 184,45 triệu người.

Nằm ở nơi kết nối của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn đứng trước triển vọng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Trước hết Lạng Sơn sẽ được đầu tư phát triển mạng lưới giao thông và các cơ sở hạ tầng khác để kết nối các tỉnh nằm trên tuyến hành lang; thứ hai, Lạng Sơn trở thành cửa ngõ để thông thương hàng hoá giữa hai nước. Hàng hoá của Trung Quốc có thể vận chuyển qua hành lang này, sau đó vận chuyển bằng đường biển để thâm nhập vào thị trường thứ ba; còn hàng hoá của Việt Nam có thể vận chuyển qua tuyến hành lang để vào Nam Ninh rồi tiếp tục tiêu thụ ở sâu trong nội địa của Trung Quốc; Thứ ba, hành lang kinh tế này đi dọc quốc lộ 1A, đi qua địa bàn nhiều huyện của Lạng Sơn, do đó các địa bàn dọc tuyến hành lang này sẽ có cơ hội để phát triển các lĩnh vực dịch vụ, thương mại và nhiều hoạt động KTXH khác.

2.1.4.2. Phía Việt Nam

Mậu dịch biên giới Việt - Trung có những đặc điểm riêng, do đó chính sách của Nhà nước áp dụng cho khu vực biên giới Việt - Trung rất linh hoạt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để có sự thống nhất giữa hai nước, Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã kí kết một số hiệp định nền tảng pháp lí, thúc đẩy quan hệ buôn bán biên giới ngày càng phát triển trong đó có Hiệp định thương mại ngày 07/11/1991; Theo Hiệp định này hai nước có một số thoả thuận về thương mại vùng biên như sau: i.) Hai Bên đồng ý có cơ quan mậu dịch có quyền kinh doanh mậu dịch biên giới và mậu dịch địa phương tại vùng biên giới. Biện pháp thực hiện cụ thể về mậu dịch biên giới và mậu dịch địa phương do chính quyền địa phương cấp tỉnh vùng biên giới xác định theo luật pháp hiện hành và quy định có liên quan của Chính phủ hai nước. ii.) Hai bên đồng ý mở các điểm chợ qua lại biên giới và chợ biên giới tại các xã thị trấn dọc biên giới Việt Nam và trung Quốc.

Ngoài ra hai nước còn kí kết nhiều văn bản như: Chỉ thị số 98/CP ngày 27/03/1992 về mở cửa tuyến biên giới Việt - Trung; Chỉ thị số 94/CT ngày 25/3/1992 về tổ chức và quản lí thị trường biên giới Việt - Trung; Hiệp định về thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung Quốc ngày 26/5/1993; Từ năm 1994 trở đi, Chính phủ hai nước đã kí kết các Hiệp định quá cảnh hàng hoá, Hiệp định vận tải đường bộ, Hiệp định về đảm bảo chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu; Hiệp định về mua bán hàng hoá ở biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa kí kết ngày 7/11/1998; Hiệp định về biên giới đường bộ kí kết ngày 23/1/1999; hai bên thống nhất mở lại hai tuyến đường sắt liên vận Nam Ninh - Hà Nội và Côn Minh - Hà Nội.

Nhìn chung, những văn bản pháp lý đã được kí kết giữa Chính phủ hai nước là cơ sở để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Để phát huy hơn nữa vai trò của kinh tế cửa khẩu, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng thí điểm loại hình khu KTCK ở Móng Cái, sau đó áp dụng cho nhiều địa phương biên giới trong cả nước. Đến năm 2008

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

riêng khu vực biên giới Việt - Trung nước ta đã xây dựng 8 khu KTCK. Mục tiêu của các khu KTCK là:

- Thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa bàn có cửa khẩu trên cơ sở khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trên địa bàn khu KTCK; qua đó tạo điều kiện thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đia phương theo hướng phát triển thương mại, dịch vụ, công nghiệp.

- Nâng cao mức sống, trình độ dân trí cho người dân tại khu KTCK, đồng bào các xã biên giới; Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế trong khu KTCK.

- Kết hợp phát triển kinh tế, nâng cao mức sống dân cư với việc giữ gìn an ninh chính trị, an ninh quốc phòng, tạo nên thế vững mạnh về quốc phòng trên toàn tuyến biên giới và khu KTCK.

- Thực hiện tốt việc điều hoà, phối hợp về quản lý Nhà nước đối với khu KTCK, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.5. Chính sách mở cửa của Lạng Sơn trong hoạt động kinh tế cửa khẩu

Trong khuôn khổ chính sách của Chính phủ TW ban hành, chính quyền tỉnh Lạng Sơn đã có những chính sách khá linh hoạt nhằm khai thác và phát huy những tiềm năng lợi thế về KTCK. Chính vì vậy, ngay từ năm 2007, tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo, lập đề án xây dựng Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn và được Chính phủ phê duyệt.

Về chính sách thu hút đầu tư, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước khi tham gia đầu tư và hoạt động kinh doanh tại Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn được hưởng những ưu đãi đặc thù khác theo Quyết định 138/2008/QĐ - TTg và Quyết định số 06/2009/QĐ - UBND ngày 11/ 5/2009 của UBND tỉnh Lạng Sơn. Theo đó, tất cả các dự án đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các cửa khẩu, các khu KTCK được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 10% trong 15 năm: được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; hàng hoá, dịch vụ sản xuất tiêu thụ trong khu phi thuế quan hay từ nước ngoài đưa vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng; miễn tiền thuê đất 15 năm kể từ ngày xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng đối với các dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư; miễn thuế 11 năm kể từ ngày xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng đối với các dự án không thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư.

Công dân Trung Quốc tại các huyện thị có chung đường biên giới với tỉnh Lạng Sơn được qua lại bằng chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cấp và được phép tạm trú tại khu KTCK không quá 15 ngày.

Trong khuôn khổ hợp tác với Quảng Tây, tỉnh Lạng Sơn đã mở rộng mối quan hệ kinh tế với nhiều địa phương khác của trung Quốc như Quảng Đông, Hà Nam, Bắc Kinh, Hắc Long Giang, Tứ Long Xuyên, Vân Nam. Nhiều doanh nghiệp của tỉnh đã được cử đi khảo sát, đàm phán để mở rộng thị trường xuất khẩu và tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư.

2.2. CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU LẠNG SƠN 2.2.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ 2.2.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ

Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội là nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn, trong đó vị trí địa lí được coi là nguồn tài nguyên quốc gia. Do đó cần phải nắm rõ các đặc điểm này để khai thác chúng một cách có hiệu quả nhằm tạo động lực phát triển kinh tế cửa khẩu nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn nói chung. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở vùng Đông Bắc của tổ quốc, có toạ độ 21010’ - 220 27’vĩ độ Bắc, 106 006’ - 1070

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phía Bắc tiếp giáp Cao Bằng; phía Đông bắc tiếp giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc); phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang; phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn.

Lạng Sơn có đường biên giới với Trung Quốc dài 253 km với nhiều cửa khẩu quan trọng. So với các cặp cửa khẩu phát triển nhất khu vực biên giới Việt - Trung như Móng Cái - Đông Hưng, Đồng Đăng - Bằng Tường, Lào Cai - Hà Khẩu thì các cặp cửa khẩu của Lạng Sơn với Trung Quốc có nhiều lợi thế hơn để phát triển do nhiều yếu tố trong đó vị trí địa lí và giao thông là một trong những yếu tố quan trọng. Lạng Sơn có vị trí địa lí thuận lợi do tiếp giáp với 3 huyện của tỉnh Quảng Tây là: Long Châu, Bằng Tường và Ninh Minh. Đối diện cửa khẩu Đồng Đăng là Bằng Tường - một thị trấn cửa khẩu có vị trí và địa hình thuận lợi, có vùng thị trường tiêu thụ rộng lớn, mô hình tổ chức và quản lí tốt nhất trong khu vực các cửa khẩu biên giới Việt - Trung. Bằng Tường có cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị Quan và ga đường sắt quốc tế Bằng Tường. Đối diện với Tân Thanh là Pò Chài; đối diện với Lũng Vài là Cổng Trắng thuộc khu vực biên giới Lạng Sơn. Cửa khẩu Bằng Tường có nhiều chính sách thông quan ưu đãi cho người và hàng hoá; do đó thu hút lượng hàng hoá lớn xuất nhập khẩu qua đây.

Sự phát triển của giao thông là một ưu thế lớn của Lạng Sơn trong phát triển kinh tế cửa khẩu: Lạng Sơn nằm trên đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng như QL 1A Hà Nội - Lạng Sơn xuyên Việt, là nơi bắt nguồn của QL 4B ra Trà Cổ, Vịnh Hạ Long; đường 4B lên Cao Bằng; đường 1B sang Thái Nguyên; đường 3B sang Na Rì (Bắc Kạn); đồng thời Lạng Sơn còn có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Đồng Đăng - Bằng Tường - Bắc Kinh, sau đó nối với vùng Trung Á và châu Âu. Hiện nay Trung Quốc đang vận chuyển hàng hoá qua vùng Đông Bắc để ra biển Đông, tới thị trường thứ ba, hai nước đã kí kết hình thành hành lang một vành đai kinh tế để đáp ứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhu cầu đó và Lạng Sơn là một điểm trung chuyển trong tuyến hành lang kinh

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế cửa khẩu lạng sơn trong xu thế hội nhập (Trang 44)