Những khó khăn, thách thức của KTCK tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế cửa khẩu lạng sơn trong xu thế hội nhập (Trang 91 - 94)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Những khó khăn, thách thức của KTCK tỉnh Lạng Sơn

Về cơ chế, chính sách: Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trong Khu KTCK chưa ổn định, phụ thuộc nhiều vào diễn biến của thị trường trong nước và thị trường Trung Quốc. Hàng xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, sức cạnh tranh kém, giá trị sản phẩm thấp. Cơ chế, chính sách quản lí chưa được điều chỉnh kịp thời, linh hoạt phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn. Chính sách xuất nhập khẩu mậu dịch biên giới và phân cấp thẩm quyền điều hành cho địa phương của Việt Nam và Trung Quốc thiếu sự tương đồng.

Chính quyền Quảng Tây được Chính phủ Trung Quốc phân cấp thẩm quyền mạnh hơn, tạo được chủ động trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến buôn bán, trao đổi mậu dịch biên giới, áp dụng nhiều chính sách ưu đãi cụ thể, thông thoáng trong hoạt động biên mậu (giảm 50% thuế xuất nhập khẩu mậu dịch biên giới, định mức miễn thuế hàng hoá trao đổi qua biên giới trị giá 3.000 nhân dân tệ…). Thêm nữa Trung Quốc có bộ phận chuyên nghiên cứu về kinh tế cửa khẩu do đó họ có những chính sách điều chỉnh xuất nhập khẩu hàng hoá rất linh hoạt, khôn ngoan. Do vậy họ luôn chủ động trong việc xuất nhập khẩu, thâu tóm thị trường ngoại thương của phía đối phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về cơ sở hạ tầng: Tuy đã được phê duyệt xây dựng song tiến độ triển khai đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở các khu KTCK còn chậm. Trong khi đó, phía Trung Quốc đã quy hoạch và tổ chức các điểm dân cư sát biên, đầu tư cơ sở hạ tầng khá đồng bộ tại các khu vực cửa khẩu như xây dựng Trung tâm thương mại ASEAN tại thị Bằng Tường, Trung tâm thương mại 11 tầng tại Pò Chài và hàng loạt các hạng mục hạ tầng khác; khánh thành tuyến đường cao tốc Nam Ninh - Hữu Nghị Quan từ tháng 10 năm 2005, xây dựng trạm kiểm soát tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan với quy mô phòng chờ lớn.

Đối diện với cửa khẩu Chi Ma thuộc huyện Lộc Bình là cửa khẩu Ái Điểm, thuộc thị trấn Ái Điểm, huyện Ninh Minh (Trung Quốc), đã được đầu tư trở thành một trong những thị trấn hiện đại, quy hoạch xây dựng thành một khu dân cư đông đúc, đường sá trong khu vực được mở mang rộng rãi, kéo ra sát biên giới, cho phép xe có trọng tải lớn ra vào cửa khẩu. Từ sự chênh lệch về quy mô và mức đầu tư của Trung Quốc và Việt Nam trong thời gian qua đã tạo ra sự không cân xứng dọc theo toàn tuyến biên giới nói chung và khu vực cửa khẩu nói riêng.

Về an ninh, trật tự xã hội: Việc tranh chấp biên giới ở một số điểm nhạy cảm đã kiểm soát được sau khi phân định cắm mốc biên giới được hoàn thành song tội phạm hình sự, tội phạm ma tuý, buôn bán tiền giả vẫn còn bức xúc, đòi hỏi phải có nhiều biện pháp quyết liệt để ngăn chặn. Trình độ tổ chức và năng lực quản lý của một số ngành chức năng còn hạn chế, một bộ phận cán bộ còn yếu về trình độ chuyên môn, trách nhiệm thực thi công vụ còn thấp, thiếu linh hoạt.

Nhìn chung, tại các xã biên giới trình độ dân trí của người dân còn thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thêm vào đó có bộ phận lớn dân nhập cư là người lao động từ các tỉnh khác lên làm ăn sinh sống tại các xã cửa khẩu có trình độ dân trí thấp đã được các chủ hàng thuê khuân vác hàng lậu vượt biên giới làm cho an ninh khu vực các xã vùng biên mất ổn định. Hàng nhập lậu vào Việt Nam thường là các loại hàng có thuế suất cao, loại hàng dán tem; trong khi đó hàng xuất khẩu của ta giá trị thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tình trạng buôn lậu trên tại tuyến biên giới của Lạng Sơn vẫn diễn biến phức tạp do việc xử lí vi phạm chưa kiên quyết, chưa đảm bảo công bằng, công tác tuyên truyền giáo dục chưa có chiều sâu.

Tiểu kết chƣơng 2

Phát triển KTCK Lạng Sơn là hiện tượng khách quan giữa các nước có chung đường biên giới, nó tồn tại và phát triển gắn với mối quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao của các nước láng giềng và phù hợp với xu thế hội nhập của nước ta với nền kinh tế khu vực và thế giới. Bối cảnh trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến phát triển KTCK Lạng Sơn; trong đó các chiến lược và chính sách ngoại thương của Trung Quốc trong quan hệ với các nước láng giềng có tác động đến kim ngạch buôn bán qua các cửa khẩu của Lạng Sơn như: chương trình hợp tác “ hai hành lang một vành đai kinh tế”, chương trình hợp tác “ ASEAN - Trung Quốc”, “ hiệp định rau quả Trung - Thái”…; những chính sách và chương trình phát triển KTCK của hai nước Việt Nam, Trung Quốc có ảnh hưởng đến phát triển KTCK tỉnh Lạng sơn; đánh giá triển vọng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước để dự báo khả năng phát triển KTCK Lạng Sơn trong tương lai. Các nhân tố như vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng, đánh giá năng lực cạnh tranh có ảnh hưởng đến sự phát triển KTCK Lạng Sơn.

Trong chương 2, tác giả đã phân tích, đánh giá sự chuyển biến của hoạt động KTCK tại các cửa khẩu và Khu KTCK tỉnh Lạng Sơn, những thành tựu đã đạt được, những yếu kém tồn tại trong hoạt động xuất nhập khẩu, trong công tác quản lý của nhà nước. Điều này thể hiện rõ nét trong tương tác của KTCK Lạng Sơn trên các phương diện hai mặt tích cực cũng như khó khăn, hạn chế đối với địa bàn tỉnh, với dải biên giới phía Bắc; trong hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - Trung Quốc để thấy được triển vọng phát triển của KTCK Lạng Sơn ./.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế cửa khẩu lạng sơn trong xu thế hội nhập (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)