I. Hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa
b) Những điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa từ các nước tư bản chủ nghĩa trung bình và các nước
sản chủ nghĩa từ các nước tư bản chủ nghĩa trung bình và các nước chưa qua chủ nghĩa tư bản
Lịch sử nhân loại chứng minh rằng, đã có một số nước "bỏ qua" một vài hình thái kinh tế - xã hội tiến lên hình thái kinh tế - xã hội cao hơn. Chủ
nghĩa Mác-Lênin cho rằng, sự thật đó cũng nằm trong quy luật chung của lịch sử và trong thời đại hiện nay nó đang tiếp tục diễn ra. Sẽ có những nước tư bản chủ nghĩa ở trình độ phát triển trung bình và những nước chưa qua chủ nghĩa tư bản cũng có thể nổ ra cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công và bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Theo V.I.Lênin, đó là loại "đặc biệt" và loại "đặc biệt của đặc biệt".
Hình thức "đặc biệt" đã được thực tiễn lịch sử chứng minh ở Nga và tất cả các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Hình thức "đặc biệt của đặc biệt" cũng đã được chứng minh ở Việt Nam (từ 1945 đến nay), Trung Quốc (từ 1949 đến nay), Cuba (từ 1959 đến nay), Triều Tiên, Lào, v.v.. Vì thế Đảng ta và Hồ Chí Minh đã đặc biệt coi trọng nghiên cứu về những điều kiện cơ bản để ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa theo hình thức "đặc biệt của đặc biệt" - tức là từ những nước vốn là nông nghiệp lạc hậu dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản đi lên chủ nghĩa xã hội. Tất nhiên phải có những điều kiện cơ bản sau đây:
Một là, nhân loại đã chuyển sang "giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa tư bản" - tức chủ nghĩa đế quốc đi xâm lược, đô hộ, áp bức bóc lột và khai thác thuộc địa; chiến tranh đế quốc chia lại thị trường thế giới... gây rất nhiều tai họa cho hàng trăm quốc gia dân tộc bị áp bức - hầu hết là các nước nông nghiệp lạc hậu. Do đó xuất hiện những mâu thuẫn cơ bản và gay gắt của thời đại mới: 1/ Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân; 2/ Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc xâm lược với các quốc gia dân tộc bị xâm lược và đô hộ; 3/ Mâu thuẫn giữa các nước tư bản - đế
quốc với nhau; 4/ ở hàng trăm nước nông nghiệp vẫn còn mâu thuẫn giữa
địa chủ và nông dân; tư sản và nông dân. Chính ở những nước nông nghiệp này (khi công nghiệp chưa phát triển, đội ngũ giai cấp công nhân và tư sản chưa hình thành đáng kể) lại nổi lên mâu thuẫn chủ yếu là: giữa
một bên là tư bản - đế quốc xâm lược gắn với bè lũ tay sai phong kiến, tư
sản phản động với một bên là cả dân tộc gồm nông dân, công nhân (nếu có), trí thức, tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo, phú nông, địa chủ yêu nước, tư sản dân tộc... bị áp bức, bị nô lệ, mất độc lập tự do.
Hai là, có tác động toàn cầu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của hệ tư tưởng giai cấp công nhân (chủ nghĩa Mác-Lênin), đặc biệt là những luận điểm về chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc bị áp bức... làm thức tỉnh nhiều dân tộc, dấy lên phong trào yêu nước, giành độc lập dân tộc. Từ đó tất yếu hình thành các đảng chính trị lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm hệ tư tưởng để lãnh đạo các dân tộc giành lại quyền độc lập, tự
do và đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh, với tư cách ủy viên quốc tế cộng sản, lãnh tụ của dân tộc Việt Nam đã có rất nhiều cống hiến về lý luận và thực tiễn trong vấn đề này, chẳng những có ý nghĩa đối với Việt Nam, mà còn đối với hàng trăm nước bị nô lệ, phụ thuộc chủ
nghĩa đế quốc. Trong những cống hiến đó, có vấn đề khái quát về các nhân tố hình thành đảng Mác-Lênin ở các nước nông nghiệp, thuộc địa của chủ
nghĩa đế quốc. Theo Người, Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Đó là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo những luận điểm rất cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh các dân tộc thuộc địa ở nhiều nước nông nghiệp. Từ đó Hồ Chí Minh hình thành tư tưởng nổi tiếng thế
giới, mang tính quy luật là: "muốn giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản"; "Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội"; "Không có gì quí hơn độc lập, tự do", v.v..
Tính quy luật đặc thù về "bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đểđi lên chủ
nghĩa xã hội" (ở những nước nông nghiệp, chưa qua chủ nghĩa tư bản) cũng
hội trên phạm vi toàn thế giới", bắt đầu bằng Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) - tức là trong thời đại ngày nay, thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Qua nghiên cứu khoa học và kiểm nghiệm thực tiễn, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin cũng phê phán hai xu hướng: một là, cứ để cho các nước trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển đầy đủ rồi "tự nó" sẽ chuyển hoá thành chủ nghĩa cộng sản, không cần đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội (đó là tư tưởng cơ hội, hữu khuynh); hai là, bằng ý muốn chủ quan, giản
đơn, duy ý chí, muốn có ngay cách mạng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, bất chấp những quy luật và điều kiện khách quan, chủ quan... (đó là biểu hiện "tả" khuynh, nhưng thực chất lại kéo lùi lịch sử
lại vì làm tổn hại cho sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, làm xuất hiện thêm khó khăn, thậm chí thất bại đau đớn, dù là tạm thời).