Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực văn hoá

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 166 - 167)

I. Nguồn lực con người và vai trò của nó trong sự

c) Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực văn hoá

Dưới chủ nghĩa xã hội nhân dân lao động đã trở thành người làm chủ

trong đời sống văn hóa xã hội. Hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình do nhà nước quản lý nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, góp phần nâng cao mức hưởng thụ

văn hoá cho quần chúng nhân dân lao động.

Mặt khác, quần chúng nhân dân lao động cũng là những người góp phần xây dựng nên những công trình văn hoá, những người sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật.

Một khi, con người có tri thức, có hiểu biết về các hình thức nghệ

2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.7, tr. 323. 1. Sđd, t.12, tr. 223. 1. Sđd, t.12, tr. 223.

thuật, sẽ tham gia sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao như: những bộ phim hay, những điệu múa đẹp, những tác phẩm văn học có nội dung phong phú, v.v.. Những công trình văn hóa, nghệ thuật như vậy dễ đi vào lòng người, có tác dụng giáo dục đạo đức, góp phần hình thành nhân cách cho mỗi con người trong xã hội.

Con người có văn hoá cũng là những người có nghĩa vụ bảo tồn những di sản văn hoá tinh thần của đất nước, của nhân loại. Do vậy, nếu mỗi con người có ý thức, năng lực thực hiện tốt công việc này, thì những giá trị văn hoá tinh thần, giá trị văn hoá vật chất của xã hội được bảo tồn, lưu giữ,

được nâng cao.

Trong điều kiện giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, mỗi con người chúng ta có điều kiện tiếp cận với nền văn hoá nhiều nước trên thế giới. Trình độ tri thức của mỗi người về văn hoá sẽ là tiền đề cho họ tiếp nhận những giá trị tốt đẹp của dân tộc khác, loại bỏ những yếu tố không phù hợp để làm giàu cho nền văn hoá dân tộc mình, làm phong phú đời sống tinh thần cá nhân.

Con người có tri thức khoa học, có năng lực nghiên cứu tạo ra những khả năng cho họ có những đóng góp xứng đáng trong sự phát triển khoa học của đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức, tạo điều kiện cho họ cống hiến hết khả năng trí tuệ

cho đất nước, cho sự phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 166 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)