Trên thế giới cĩ rất nhiều nghiên cứu về các chủng vi khuẩn cĩ khả năng sinh IAA, từ vi khuẩn sống cộng sinh ở nốt sần của rễ cây đến vi khuẩn sống tự do trong đất như: Rhizobium, Azotobacter, Azospirrillum, Bradyrhizobium,… [41], [42], [46], [48], [49], [52], [55], [57], [62].
Năm 1986, Paola Barbieri và Tiziano Zanelli (Ytalia), nghiên cứu ảnh hưởng của vi khuẩn Azospirillum brasilense Sp6 lên lúa mì. Khi lúa mì được nhiễm chủng vi khuẩn Azospirillum brasilense Sp6, số lượng và chiều dài rễ bên tăng lên đáng kể: 15,67 rễ bên và 18,80 cm so với đối chứng khơng nhiễm vi khuẩn: 8,25 rễ bên và 5,78 cm [56].
Năm 1996, Elazar Fallik’ và Yaacove Okon (Iran), nghiên cứu ảnh hưởng của vi khuẩn sinh IAA Azospirillum brasilense lên sự tăng trưởng của ngơ. Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhà kính, ngơ được xử lý với vi khuẩn
Azospirillum brusilense cho kết quả tăng chiều cao thân, trọng lượng khơ cây và tăng trọng lượng hạt [38].
Năm 2000, Maria Guineth Torres - Rubio (Colombia) cùng cộng sự đã phân lập được một số chủng Azotobacter và Pseudomonas cĩ khả năng sinh IAA từ vùng rễ cây lúạ Lượng IAA do vi khuẩn Azotobacter và Pseudomonas sinh ra biến động: 3,5 - 32,2 mg/l sau 3 ngày nuơi cấy [54].
Năm 2001, Vivek Kumar và cộng sự (Ấn Độ), nghiên cứu ảnh hưởng của vi khuẩn sinh IAA Azotobacter chroococcumlên sinh trưởng và phát triển cây lúa mì. Kết quả nghiên cứu cho thấy những nghiệm thức được xử lý với vi khuẩn sinh IAA Azotobacter chroococcumcĩ trọng lượng hạt (1000 hạt) tăng 11,4%; trọng lượng rơm tăng 11,3% so với đối chứng khơng dùng vi khuẩn [63].
Năm 2007, Gh. Abbas Akbari và cộng sự (Iran) đã phân lập và tuyển chọn được một số chủng Azosopirrillum sp. cĩ khả năng sinh tổng hợp IAA kích thích sinh trưởng cây lúa mì. IAA được sinh ra bởi một số chủng vi khuẩn
Azosopirrillum sp. là động lực giúp cây sinh trưởng, hình thành rễ tốt [27].
Năm 2009, Fabricio Cassan và cộng sự (Argentina), nghiên cứu ảnh hưởng của 2 chủng vi khuẩn Azospirillum brasilense Az39 và Bradyrhizobium japonicum E109 đến sự nảy mầm, sinh trưởng thân mầm của đậu tương và bắp. Các nghiệm thức được xử lý độc lập hay kết hợp 2 chủng vi khuẩn trên đều cho chiều dài rễ và trọng lượng khơ thân cao hơn so với đối chứng khơng sử dụng vi khuẩn [40].
Năm 2009, Mandira Malhotra và Sheela Srivastava (Ấn Độ), nghiên cứu ảnh hưởng của vi khuẩn sinh IAA Azospirillum brasilense SM lên sự sinh trưởng, phát triển của lúa miến. Khi lúa miến được nhiễm vi khuẩn Azospirillum brasilense SM sau 2 tuần gieo trồng cho chiều dài rễ mầm: 7,8 cm, thân mầm: 19,2 cm, số lượng rễ con: 24,5 rễ con so với đối chứng khơng sử dụng vi khuẩn cĩ chiều dài rễ mầm: 6,12 cm, chiều dài thân mầm 19,0 cm, và 17 rễ con [53].
Năm 2011, B.S. Saharan và V. Nehra (Ấn Độ), nghiên cứu ảnh hưởng của các vi khuẩn vùng rễ đến sự sinh trưởng, phát triển của câỵ Kết quả nghiên cứu
cho thấy vi khuẩn Azospirillum cĩ khả năng cố định đạm, thúc đẩy cây sinh trưởng, tăng năng suất thu hoạch [59].