Hàm lượng kẽm trong đất trồng cà phê

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón kẽm (zn) cho cây cà phê vối trong thời kỳ kinh doanh tại thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 26 - 28)

Theo Nguyễn Xuân Trường [24], nếu trong đất cĩ hàm lượng Zn < 20ppm cĩ thể hạn chế năng suất cây trồng, ngược lại 100ppm thường được xem là dư thừa cịn 400ppm thì cĩ thể ngộ độc đối với hầu hết các loại cây.

Trong đất kẽm tồn tại ở dạng ion Zn2+ trong dung dịch đất, Zn2+ hấp thu trên bề mặt keo đất, trong các chất hữu cơ, carbonate, oxit...

Trong đất kẽm tồn tại ở các dạng:

- Trong cấu trúc của các khống chất, đặc biệt trong khống sét như augite, hornblene và biotite.

- Trong các hợp chất muối: Sphalarite (ZnFe)S; Kẽm sunfit (ZnS); Smithsonite (ZnCO3)...

- Hấp thu trên bề mặt keo đất.

- Trong các phức: Zn- hữu cơ tan và khơng tan. - Trong dung dịch: Ion Zn2+.

Một lượng lớn kẽm nằm trong cấu trúc chất nguyên sinh. Kẽm tan trong nước, hữu hiệu với cây trồng cĩ nồng độ rất thấp (0,02-0,2ppm). Tuy nhiên hàm lượng kẽm hữu hiệu trong đất cịn phụ thuộc vào pH đất (ở đất chua hàm lượng kẽm hữu hiệu thường cao), lực hút tĩnh điện trên bề mặt keo sét, chất hữu cơ, carbonate, các oxit khống, sự tạo phức với chât hữu cơ, tương tác với các chất dinh dưỡng khác và điều kiện khí hậu.

Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Quang Hà (Nguyễn Xuân Trường trích dẫn) [24], phần lớn đất ở Cao Nguyên là đất đỏ bazan, là loại đất thịt nhẹ, dễ bị rửa trơi xĩi mịn mạnh nên đều thiếu kẽm hữu hiệu, đồng thời hàng năm cây trồng cũng đã lấy đi của đất một lượng kẽm nhất định. Vì vậy hiện tượng thiếu kẽm ở đa số cây trồng là khơng thể tránh khỏi, đặc biệt là cà phê.

Theo kết quả nghiên cứu của Tơn Nữ Tuấn Nam và ctv [12] cho rằng: trên các vườn cà phê vối trồng trên đất đỏ bazan ở Đăk Lăk trong những năm qua cho thấy ,do áp dụng các biện pháp thâm canh cao về tưới nước, bĩn phân, tạo hình, v.v. nên năng suất cà phê cĩ sự gia tăng đáng kể. Tuy nhiên việc bĩn phân cho cà phê mới chỉ chú trọng tăng phân NPK chứ chưa chú ý lắm đến các yếu tố vi lượng khác, vì vậy hiện tượng thiếu các nguyên tố vi lượng trong đĩ cĩ kẽm là khá phổ biến. Khi nghiên cứu hiện tượng thiếu kẽm trên cây cà phê,

nhiều tác giả cho rằng sự tích lũy nhiều lân trong đất cĩ thể đưa đến sự thiếu kẽm.

Như vậy từ những dẫn liệu trên cho thấy hiện tượng thiếu kẽm trong đất trồng cà phê là khá phổ biến, đặc biệt trên đất đỏ bazan ở vùng Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón kẽm (zn) cho cây cà phê vối trong thời kỳ kinh doanh tại thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 26 - 28)