CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1KẾT LUẬN:

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã thủ dầu một tỉnh bình dương (Trang 59 - 62)

b. Cơ cấu nhân sự: Cần đào tạo, nâng cao về chuyên môn và kinh nghiệm cho

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1KẾT LUẬN:

Với sự phát triển của tx.Thủ Dầu Một như hiện nay và sẽ phát triển nữa trong tương lai thì vấn đề môi trường cần có sự quan tâm đúng với tầm quan trọng của môi trường, trong đó vấn đề về quản lý CTRSH là một phần quan trọng trong các vấn đề của môi trường tại Thị xã, nhưng thực tế hiện nay mà ta có thể thấy trong hệ thống quản lý CTRSH còn những bất cập là:

-Hệ thống quản lý CTRSH của Thị xã chưa triệt để, còn nhiều thiếu xót - Hệ thống kỹ thuật về quản lý CTRSH hoạt động chưa hoàn chỉnh

- CTRSH phát sinh từ nguồn chưa được phân loại đúng theo quy định của Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2005

- Ở công đoạn thu gom CTRSH có nhiều điểm chưa đồng bộ, mạng lưới thu gom chưa bao phủ rộng khắp, hiệu quả thu gom còn chưa cao và thời gian thu gom một số địa điểm chưa ổn định

- Phương tiện thu gom vẫm có một phần không đảm bảo chất lượng, các điểm tập kết CTRSH (điểm hẹn, trạm trung chuyển) chưa được đầu tư đúng mức nên vấn đề vệ sinh môi trường chưa được đảm bảo.

- Hệ thống vận chuyển chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển CTRSH hằng ngày gây nên tình trạng CTRSH tồn đọng trong khu dân cư hoặc đổ ra khu đất lộ thiên, rất mất vệ sinh.

- Đặc biệt, CTRSH chưa được phân loại để thu hồi các thành phần có khả năng tái chế, tái sử dụng.

- Các phương tiện, dụng cụ để thực hiện cho công tác vệ sinh còn chưa được làm vệ sinh thường xuyên, gây phản cảm và mất mỹ quan.

- Khu xử lý CTRSH của T.x Thủ Dầu Một chưa đảm bảo vệ sinh môi trường và còn nhiều vấn đề bất cập cần quan tâm giải quyết trong công đoạn xử lý.

6.2 KIẾN NGHỊ

Vấn đề môi trường hiện nay là mối quan tâm của mỗi người mỗi quốc gia.Thế nên, Tx. Thủ Dầu Một nói riêng và các huyện, các tỉnh trên đất nước ta nói chung để bảo vệ môi trường và gần nhất đối với cuộc sống của mỗi con người là nguồn CTRSH được thải ra hàng ngày cần có sự đóng góp của từng người, từng gia đình, từng địa phương,… Vì vậy, mỗi công dân đều có quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường sống của mình và những người xung quanh kèm theo là các hoạt động của các cấp chính quyền, các tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường. Để bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của chính mình, đối với hệ thống quản lý CTRSH chúng ta cần quan tâm đến:

-Trách nhiệm của chính quyền, toàn thể cộng đồng dân cư trong việc thu gom, vận chuyển CTRSH

-UBND Thị xã có trách nhiệm tổ chức hoạt động quản lý CTRSH trên địa bàn Thị xã; công bố, công khai quy hoạch quản lý CTRSH; tổ chức thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thu gom vận chuyển CTRSH.

-UBND Thị xã, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư có trách nhiệm giám sát quá trình thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Thị xã. Nếu khi phát hiện vi phạm pháp luật về quản lý CTRSH, cần thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Thị xã để xử lý theo quy định của pháp luật.

- Tăng cường nguồn nhân lực cho UBND phường xã để tổ chức quản lý vệ sinh môi trường trên địa bàn

- Ban hành những văn bản pháp luật xử phạt các cá nhân quy phạm luật Bảo Vệ Môi Trường.

- Việc tổ chức lại hoạt động thu gom rác sinh hoạt phải đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động. Các tổ chức có thẩm quyền cần quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất của người công nhân vệ sinh môi trường. Có các chế độ ưu đãi đối với những công nhân thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại của rác thải. - Ủy ban nhân dân Thị xã giao trách nhiệm cho các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh, truyền hình tỉnh và UBND các phường – xã có kế hoạch tuyên tuyền vận động người dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị, tuyên truyền các hình thức xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường

-Xây dựng các bãi trung chuyển rác hợp vệ sinh, hổ trợ các đội, tổ thu gom rác dân lập hoạt động có hiệu quả.

- Cần có lộ trình trong việc chuyển đổi phương tiện thu gom rác. Ủy ban nhân dân Thị xã có thể giao cho Qũy giải quyết việc làm Thị xã hay Qũy xóa đói giảm nghèo huyện - phường lập đề án hỗ trợ vốn cho các tổ chức và người lao động thu gom rác chuyển đổi phương tiện hoạt động.

- Tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo, tọa đàm nhằm phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường, phản ánh kịp thời các phản hồi của cộng đồng.

- Tổ chức các phong trào làm sạch đường phố, các chiến dịch môi trường xanh, sạch. Khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân tham gia, có thể là vào một ngày chủ nhật bất kỳ, các tổ dân phố, phường, xã tổ chức và yêu cầu các hộ gia đình trong địa bàn cùng tham gia để nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường, để người dân hiểu hơn về môi trường.

- Áp dụng hình thức giáo dục về công tác bảo vệ môi trường trong trường học từ cấp thấp nhất

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã thủ dầu một tỉnh bình dương (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w