Tác hại của CTRSH đến môi trường

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã thủ dầu một tỉnh bình dương (Trang 36 - 39)

rác phế liệu Xe chở rác

3.5.1Tác hại của CTRSH đến môi trường

Nếu công tác quản lý CTRSH và thực hiện không tốt công tác bảo vệ môi trường thì sẽ dẫn đến các hậu quả sau :

Ô nhiễm môi trường đất :

CTRSH cũng như các loại chất thải khác nếu không được quản lý và xử lý hợp lý sẽ gây tác động lớn đến môi trường đất.Sẽ là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển một cách nhanh chóng. Các vi sinh vật này sẽ lưu trú trong môi trường đất là các mầm bệnh tiềm ẩn có khả năng gây hại cho các loại cây trồng. Mặt khác trong CTRSH còn có chứa một lượng nhỏ chất thải nguy hại như các loại chai, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, pin, bình ác quy, bóng đèn huỳnh quang, … có thể gây độc cho môi trường đất (đất trở nên trơ cứng ).

Đất có khả năng tự là sạch giảm thiểu được sự ô nhiễm với một lượng rác thải vừa phải, nhưng với lượng rác quá lớn thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và gây ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường không khí

Trong thực tế thì có một số thành phần trong CTRSH có khả năng bay hơi và có khi là mang theo cả mùi ( các loại rau, quả hư, đồ ăn thừa đã hỏng và lên men…) làm ô

nhiễm không khí. Bên cạnh đó cũng có những thành phần khi mà ở trong điều kiện độ ẩm, nhiệt độ thích hợp, với sự có mặt của các VSV sẽ bị biến đổi, chuyển hóa tạo thành các chất gây mùi hôi, thối. Hơn nữa, cũng có một số thành phần do có độ ẩm quá thấp, duới ảnh hưởng của nắng gió sẽ sinh ra bụi ( giấy, xà bần,..) Thế nên chúng làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm

Ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm

Hiện nay, ta vẫn thường thấy một số nơi CTRSH được ném bừa bãi trên các dòng kênh, con sông do ý thức về bảo vệ môi trường của một số người dân còn kém. Thế nên, không những làm mất đi nét đẹp của dòng kênh, con sông đó, mà còn gây ô nhiễm cho dòng kênh và khu vực gần đó.Một phần thành phần chất hóa học trong rác thải khi có trong môi trường nước sẽ bị phân hủy nhanh chóng.Phần nổi lên trên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa chất hóa học để tạo ra các sản phẫm trung gian, sau đó là những sản phẫm cuối cùng là khoáng và nước.Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp chất trung gian sau đó là các sản phẫm cuối cùng là CH4, H2S, CO2, H2O. Tất cả các chất trung gian đều gây ra mùi hôi thối, bên cạnh đó còn có vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước và có thể gây bệnh cho các sinh vật sống trong môi trường nước.

Còn ở những bãi rác lớn lộ thiên khi có mưa xuống thì nước mưa sẽ ngấm vào trong rác tạo ra nước rò rỉ từ bãi rác.Nước rò rỉ chứa một lượng chất hòa tan, chất rằn lơ lửng, chất hữu cơ và cả mầm bệnh.Nước này nếu không có hệ thống thu gom và xử lý thì sẽ đi sâu vào trogn đất tìm tới các mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Nước ngẩm khi bị ô nhiễm thì rất khó để xử lý và chi phí xử lý rất tốn kém

3.5.2Tác hại của CTRSH đến sức khỏe và đời sống của người dân

- Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúng lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn.

-Các bãi chôn lấp rác là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm: tả, lỵ, thương hàn… Các loại côn trùng trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, gián) và các loại gặm nhấm cũng ưa sống những khu vực có chứa rác thải.

-Các bãi chôn lấp rác cũng mang nhiều mối nguy cơ cao đối với cộng đồng dân cư làm nghề bới rác. Các vật sắc nhọn, thủy tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ v.v. có thể là mối đe dọa nguy hiểm với sức khỏe con người khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân.Các loại hóa chất độc hại, và nhiều chất thải nguy hại khác cũng là mối đe dọa đối với những người làm nghề này. Các động vật sống ở các bãi rác cũng có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của những người tham gia bới rác

-Các bãi rác cũng làm thay đổi thẫm mỹ theo hướng tiêu cực, làm ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực quanh bãi rác, tạo ra những mùi khó chịu cho khu vực xung quanh.

- Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25 % dân số. Ngoài ra,tỷ lệ

mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25 %.

Hình 3.13.Ăn uống và sinh hoạt ngay trong bãi rác

Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị

- Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên, người dân đổ rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh… đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh mi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đường phố, thôn xóm.

Hình 3.14.Tập kết nhiều thùng rác trên vỉa hè tại đường Lê Hồng Phong, thuộc địa bàn khu 3, phường Phú Thọ, TX.Thủ Dầu Một làm mất mỹ quan đô thị

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã thủ dầu một tỉnh bình dương (Trang 36 - 39)