b. Cơ cấu nhân sự: Cần đào tạo, nâng cao về chuyên môn và kinh nghiệm cho
5.3.1.4 Phân loại, tái sử dụng và tái chế
-Hiện nay, công tác phân loại các CTRSH có thể tái chế và tái sử dụng tại Thị xã vẫn chưa tốt. Vì vậy, trong công tác quản lý CTRSH chúng ta cần đầu tư thêm vào hệ thống phân loại CTRSH có thể tái chế tái sử dụng.
- Thực tế hiện nay, trình độ ý thức của người dân ta chưa đủ để đưa ra các phương án như phân loại rác tại nguồn với các thùng rác có màu khác nhau và mỗi màu sẽ tượng trưng cho các loại chất thải có tính chất khác nhau (hữu cơ, vô cơ,…). Do đó, hiện tại chúng ta chỉ có thể phân loại rác tại các trạm trung chuyển và khu xử lý, vậy nên ở mỗi trạm trung chuyển (ngoài trạm trung chuyển chất tại trực tiếp) và khu xử lý nên có thêm khu vực để phân loại CTRSH.
- Tại địa bàn Thị xã nói riêng và nước Việt Nam nói chung, cần có hướng thay đổi vể việc sử dụng bao nylon quá nhiều như hiện nay và thay váo đó là các bao giấy, hay quay về sử dụng giỏ sách nhựa để đi chợ giống như cách đây khoảng 10 năm để giảm thiểu đến mức đối đa việc sử dụng bao nylon. Vì bao nylon được làm từ chất liệu rất khó phân hủy (khoảng 500 năm nylon mới phân hủy) mà hiện nay chúng ta sử dụng và thải ra môi trường quá nhiều đã – đang và sẽ gây ra các tác động không tốt cho môi trường. Và chúng ta có thể sử dụng nhiều lần đối với một cái bao nylon để giảm đi lượng bao nylon đang hằng ngày thải ra môi trường.
- Việc tạo phân compost từ CTRSH cũng là một phần quan trọng trong việc tái chế lại CTRSH. Đó không những giảm thiểu lượng CTRSH của Thị xã của Tỉnh mà nó còn tạo ra một sản phẩm tốt, an toàn với nguyên liệu rẻ và sẵn có để cung cấp cho nông dân sản xuất nông nghiệp; tạo công việc cho người dân và tận dụng được lượng rác thải của Thị xã.
- Thực hiện tốt công tác tái chế tái sử dụng CTR là đã góp phần nhỏ vào sự phát triển bền vững của Thị xã và của Tỉnh.
5.3.1.5Xử lý và chôn lấp hợp vệ sinh
-Từ thực tế của tình hình xử lý CTRSH của Thị xã tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương, ta có thể rút ra:
- Tại trạm rửa xe của khu xử lý các công nhân cần chùi rửa xe vận chuyển rác sạch sẽ cả ở trong lẫn ở ngoài để khi xe rác đi ra khỏi khu xử lý sẽ là một chiếc xe không gây mùi, không gây phản cảm đối với mọi người và không làm mất mỹ quan của Thị xã.
- Hiện tại công tác phân loại CTRSH của khu xử lý chưa được quan tâm đúng mức. Vì phương pháp phân loại rác tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương là tập trung và chỉ phân loại một phần nhỏ CTRSH có thể tái chế tái sử dụng và công nhân thực hiện phân loại rác ngay tại BCL. Để tránh sự lãng phí về nguồn nguyên liệu có thể sử dụng lại từ rác và giảm một phần CTRSH phải chôn lấp mà lại tăng thêm thu nhập cho khu xử lý thì các khu xử lý cần xây dựng khu phân loại CTRSH. Và việc phân loại cần được thực hiện cho từng xe vận chuyển chứ không phải phân loại tập trung tại BCL như hiện nay.
- Khi xây dựng BCL cần phải có phương án xây dựng đúng kỹ thuật theo yêu cầu bảo vệ môi trường. Và khi tiến hành xây dựng cũng cần phải thực hiện đúng theo kỹ thuật đã đưa ra để tránh gây ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước tại BCL. - Khi đưa BCL vào hoạt động cần phải thực hiện đúng theo những quy trình kỹ thuật của từng giai đoạn (giữa các lớp rác phải có các lớp cách với độ dày và độ nén đúng kỹ thuật) của BCL.
- Các mương thu gom nước rỉ rác cần phải thường xuyên nạo vét để tránh tình trạng các mương bị nông, tắc nghẹn do rác và đất cát bồi lên. Nhằm tạo thuận lợi cho việc thu gom nước rỉ rác để xử lý.
- Hệ thống xử lý khí thải từ BCL cũng là một vấn đề cần được chú trọng quan tâm. Và lượng khí thu được từ BCL cũng là một nguồn nhiên liệu để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân. Đó cũng lại là một nguồn thu cho khu xử lý và quản lý tốt lượng khí sinh ra từ BCL sẽ giúp bảo vệ môi trường không khí của chúng ta. - Hàng tháng, hàng quý phải có cuộc kiểm tra phân tích mẫu nước mặt, nước ngầm, mẫu không khí tại khu xử lý và khu vực xung quanh khu xử lý.
- Khu xử lý CTRSH phải có bản cam kết giám sát và bảo vệ môi trường với Thị xã, với Tỉnh của các đơn vị thu gom rác tại các trạm trung chuyển, các điểm hẹn.
- Thực ra, như những gì ta thấy trong thực tế, CTRSH có thể tái chế, tái sử dụng được đều đã được thu gom hết và nếu còn thì chỉ còn lại những mảnh nhỏ quá không cần thiết. Và theo những gì em quan sát được trong quá trình đi thực tế tại trạm trung chuyển của phường Hiệp Thành thì sau khi rác được các tổ dân lập thu gom đưa về và phân loại thì lượng rác còn lại là khá nhỏ so với lượng rác thu gom được tại nguồn (còn lại khoảng 1/3 so với lượng rác ban đầu) và thành phần hầu như là rác hữu cơ (rác thực phẩm, rau, quả,… ), rất ít vải vụn. Vậy nên lượng CTRSH còn lại và chuyển đến Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương
có thể đốt lượng CTRSH của Thị xã thay vì chôn lấp như hiện nay để bảo vệ môi trường tốt hơn.