Đối với hệ thống thu gom:

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã thủ dầu một tỉnh bình dương (Trang 51 - 55)

b. Cơ cấu nhân sự: Cần đào tạo, nâng cao về chuyên môn và kinh nghiệm cho

5.3.1.2Đối với hệ thống thu gom:

Vì tại tx.Thủ Dầu Một có nhiều khu vực khác nhau cần phải thu gom rác mỗi ngày và mỗi khu vực cần có cự ly thu gom CTRSH khác nhau cho phù hợp. Nên trong công tác thu gom CTRSH tại nguồn ( khu dân cư, hộ gia đình, nhà hàng, khách

sạn, . . .) cần có sự lựa chọn phương tiện thu gom vận chuyển CTRSH. Với vấn đề này ta chia làm hai trường hợp:

-Đối với việc thu gom rác hộ dân cư ở cự ly ngắn hơn 1,5 km

Theo đánh giá các phương tiện đang sử dụng hiện nay thì thùng rác 660L ( bánh lớn và bánh nhỏ) có hiệu quả cao trong công tác thu gom CTRSH từ các hộ dân. Khả năng thu gom rác khoảng 150 – 200 hộ dân cư, cự ly thu gom nhỏ 1,5 – 2km ( cự ly gần với trạm trung chuyển). Xe có hai loại bánh lớn và bánh nhỏ nên phù hợp với mọi địa hình

-Đối với việc thu gom rác hộ dân cư ở cự ly lớn hơn 1,5 km

Trên địa bàn Thị xã, có hai loại phương tiện sử dụng hiệu quả nhất hiện nay đó là: xe tải0,55 – 01 tấn và xe ép rác.

- Với xe tải 0,55 – 01 tấn: Cần có cải tiến hệ thống thủy lực nâng hạ thùng xe. Thùng xe kín ( hay hở mui) có khả năng lưu trữ nước rỉ rác, khi xe đầy rác công nhân chỉ việc phủ bạt nhựa để hạn chế mùi hôi phát tán. Khả năng cơ động cao và phù hợp mọi địa hình.Tuy nhiên, hệ số nén rác thấp, khoảng 1,5:1. Lợi thế của xe tải nhỏ khoảng 550 kg là có thể đi vào những hẻm nhỏ có bề ngang từ 2,5- 3m . Điều này phù hợp cho công tác thu gom tại các hộ gia đình trong hẻm.

- Xe ép rác: Là phương tiện chuyên dung trong thu gom vận chuyển rác, tải trọng từ 1,8 tấn - 15 tấn, để phù hợp với việc thu gom thì chỉ cần sử dụng xe rác từ 2 - 2,5 tấn.

- Hàng ngày các xe rác vẫn đi thu gom rác trong các khu vực của Thị xã, từ các hẻm nhỏ cho đến các khu chung cư, các chợ, các trục đường chính trong trung tâm của Thị xã, nhưng dù các xe rác có đi vào những giờ có ít người hay vào những giờ tối muộn ( khoảng 21 – 22 h) thì cũng cần được làm vệ sinh sạch sẽ cả phía ngoài của xe rác. Vì hiện nay ta không khó bắt gặp những xe thu gom rác dính đầy bụi bẩn. Điều này làm cho người đi đường khó chịu vì mùi của xe đã đành mà còn ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị.

- Hiện nay, tại địa bàn của Thị xã các Công ty công cộng, Hợp tác xã thu gom rác thu lệ phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác của các hộ gia đình. Nhưng không phải hộ nào cũng có ý thức trách nhiệm đóng khoảng phí này (không phải những hộ khó khăn mà có cả những hộ khá giả) và thường né tránh không đóng, họ đưa ra những lý do của mình hay né tránh để không đóng, mặc dù theo một số người cho biết là mức phí này không cao (10.000 đ/tháng/hộ gia đình, 20.000 đ/tháng/hộ kinh doanh nhỏ lẻ,… ). Vì vậy nên, giữa các tổ chức thu gom CTRSH với từng hộ gia đình cần có một hợp đồng rõ ràng về vấn đề người sử dụng dịch vụ (thu gom CTRSH) và người đưa ra dịch vụ.Trong đó cần nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên đối với nhau; nêu rõ các chế tài xử phạt đối với mỗi bên khi không thực hiện đúng với bản hợp đồng; bắt buộc tất cả các gi đình đều phải có hợp đồng và phải nộp phí đầy

đủ. Vì, dù với bất cứ lý do nào thì mỗi người trong chúng ta đều thải ra một lượng rác bất kỳ, và chúng ta sẽ phải tìm cách để xử lý số rác thải đó sao cho nơi ở của mình được sạch sẽ - trong lành. Vậy nếu ta không bỏ rác thải cho các tổ chức thu gom thì chúng ta sẽ phải làm gì với chỗ rác thải đó? Đốt? Mang ném ở một nơi công cộng hay thùng rác công cộng? Hay là mang để “ké” vào sọt rác của nhà hang xóm? ... Đốt thì thật tốn công và ô nhiễm môi trường; mang ném ở một nơi công cộng như bãi đất trống thì thật là mất vệ sinh và thể hiện mình là một người với ý thức kém, còn ném vào thùng rác công cộng thì cũng là các tổ chức thu gom CTRSH đi thu gom rồi vận chuyển đi xử lý; còn mang bỏ ké vào sọt rác nhà hàng xóm thì thật xấu hổ, rồi cũng là do các tổ chức thu gom CTRSH đến thu gom rồi vận chuyển đi xử lý. Do đó, việc đóng phí thu gom CTRSH là điều phải bắt buộc và cũng cần dựa trên văn bản pháp luật rõ ràng.

- Trên các con đường của Thị xã, ta thường bắt gặp những thùng rác, những rác bám đầy bụi bẩn – cáu ghét trong thật mất mỹ quan và gây phản cảm. Tất nhiên sẽ có ý kiến là “ thùng rác để bỏ rác thì phải bẩn chứ!”, điều đó đúng, nhưng với tình trạng thùng rác bẩn quá như hiện nay thì không được không tốt lắm cho bộ mặt của Thị xã, làm mất mỹ quan. Vậy nên, các tổ chức quản lý CTRSH cần quan tâm hơn về việc thường xuyên xúc rửa, làm vệ sinh sạch sẽ cho các thùng rác nơi công cộng, và thay ngay những thùng rác đã bị hư.

- Trong quá trình thu gom rác tại Thị xã của các tổ, đội thu gom dân lập, vì phương tiện thô sơ, không có xe ép rác nên thường xảy ra tình trạng nước rỉ rác từ trên xe chảy xuống đường gây mùi và để lại trên đường những vệt đen bẩn. Do đó, các phương tiện thu gom CTRSH của các tổ, đội thu gom dân lập cần có các phương án để ngăn nước rỉ rác chảy xuống đường. Có thể là ở mỗi xe đi thu gom rác nên có một máng thu nước rỉ rác (có thể là tự chế) được đặt dưới gầm xe để thu gom nước rỉ rác tránh tình trạng nước rỉ rác chảy xuống đường.

- Trên các con đường, vào khoảng thời gian xe rác đi thu gom rác ở các hộ. Ta sẽ thấy trước mỗi căn hộ là một túi nylon rác. Vì vậy, các tổ chức cơ quan chức năng có thể yêu cầu sẽ có một thùng rác cho 5 – 10 hộ gia đình để bỏ rác vào. Điều này sẽ làm giảm công sức mà các công nhân đi thu gom rác phải bỏ ra, rác sẽ được dọn sạch hơn, nhanh hơn và mỹ quan của Thị xã sẽ tốt hơn.

- Những điểm hẹn nào thường có lượng rác nhiều nhưng thùng rác được đặt tại đó nhỏ hay ít thì cần thay thế bằng thùng rác loại lớn hay đặt thêm thùng rác vào đó để tránh tình trạng rác bị bỏ xung quanh thùng rác quá nhiều nên người công nhân thu gom không kịp và không hết.

- Các thùng rác công cộng là nơi để cho những người đi đường bỏ rác, rác đó không phải là lượng rác sinh hoạt tại nhà của chúng ta mà là những loại như vỏ kẹo, khăn

dân mang rác sinh hoạt của gia đình mang ra đó để đổ. Nhưng thực tế thì ta bắt gặp không ít những người dân mang rác sinh hoạt của gia đình ra điểm đó để bỏ rác. Thế nên, các phường, xã nên có các quy định xử phạt đối với những người này để các thùng rác công cộng không còn tình trạng quá tải như hiện nay.

- Tại những khu đất trống, khu đất chưa được xây dựng chúng ta cũng sẽ gặp hình ảnh các bọc rác bị nén rải rác trên các khu đất này. Vậy nên, để tránh tiếp tay cho những người thiếu ý thức về môi trường, cần có các quy định về việc xây hàng rào bao quanh đối với các khu đất chưa xây dựng các công trình.

- Đối với những người công nhân thực hiện công việc thu gom rác cũng cần được các ban lãnh đạo của tổ chức tham gia thu gom quan tâm hơn. Họ cần được cấp phát đồng phục để bảo hộ cho mình trong việc thu gom như: găng tay cao su, ủng cao su, áo phản quang, khẩu trang đủ tiêu chuẩn để bảo vệ công nhân khỏi mùi hôi của rác và các vi khuẩn có thể có trong rác thải, nón bảo hộ,… và thực tế hiện nay mà tất cả chúng ta thấy là đồng phục của một số công nhân của các tổ, đội thu gom dân lập chưa thực hiện được những yêu cầu trên để bảo vệ sức khỏe cho công nhân. Tình trạng đồng phục của công nhân thu gom rác tại Thị xã cũng là một phần mỹ quan của Thị xã nên những bộ đồng phục của công nhân cần được giặt sạch sẽ thường xuyên và cấp mới, cũng là để bảo vệ sức khỏe của chính những người công nhân, và làm dẹp mỹ quan đô thị.

5.3.1.3Đối với hệ thống trung chuyển và vận chuyển

- Hiện nay, trạm trung chuyển của Thị xã chưa đảm bảo vệ sinh và đúng yêu cầu kỹ thuật. Trạm trung chuyển cần phải được xây dựng đúng với các yêu cầu về kỹ thuật và môi trường để tránh gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân sống xung quanh trạm trung chuyển.

- Tại các trạm trung chuyển nên xây dựng thêm khu vực để phân loại CTRSH để thu gom lại lượng CTRSH có thể tái chế và tái sử dụng được nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, tạo thêm nguồn thu cho trạm trung chuyển và giảm được một phần khối lượng CTRSH phải vận chuyển đến khu xử lý. Nếu làm như vậy thì trạm trung chuyển cần có diện tích đủ lớn để xe thu gom thải bỏ chất thải. - Tại trạm trung chuyển cần lắp đặt hệ thống xử lý khí thải.

- Nếu xây dựng trạm trung chuyển lớn thì nên có thêm hệ thống xử lý nước rỉ rác sơ bộ trước khi xả hệ thống thoát nước của khu vực.

- Trạm trung chuyển cần được tính toán sao cho có khoảng cách phù hợp với vị trí thu gom, nơi xử lý và cách xa khu dân cư.

- Hàng tháng, hàng quý phải có cuộc kiểm tra phân tích mẫu nước, mẫu nước ngầm, mẫu không khí tại trạm trung chuyển và khu vực xung quanh trạm trung chuyển Rác hữu cơ thùng 660l xe ép 07 tấn làm phân compost

Nguồn phát Bãi chôn lấp sinh

rác vô cơ bằng các trạm phân loại phương tiện khác tập trung

cơ sở tái chế

Hình: 5.3 Phương án thu gom và vận chuyển

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã thủ dầu một tỉnh bình dương (Trang 51 - 55)