0
Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁNH KẸO TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚ

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH MARKETING VỀ BAO GÓI, DỊCH VỤ KH CỦA SP BAO CAO SU DUREX THUỘC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG RECKITT BENCKISER (Trang 82 -84 )

- Giá cả của mặt hàng bánh kẹo: Đa phần các sản phẩm trong nước đều có giá thấp hơn các sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu (chính ngạch) từ 10% 20% 17

PHẦM KINH ĐÔ MIỀN BẮC TRONG GIAI ĐOẠN 2012

3.1. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁNH KẸO TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚ

TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI

3.1.1. Cơ hội

• Sự kỳ vọng về những thay đổi tích cực trong chính sách vĩ mô sau đại hội XI của ĐCSVN sẽ tác động tích cực tới nền kinh tế.

Bộ phận phân tích thông tin kinh tế (EIU) của Tạp chí Economist trong dự đoán tương lai đã đánh giá, năm 2011 và xa hơn nữa, viễn cảnh chính trị của Việt Nam vẫn ổn định và viễn cảnh kinh tế là bền vững.

Giữa sự suy thoái kinh tế thế giới, Việt Nam dường như vẫn tiếp tục là một điểm sáng trong tăng trưởng GDP so với các nền kinh tế khác trên toàn cầu. Về chính trị mặc dù Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 11 vào tháng 1/2011 và một số thay đổi lớn dự kiến diễn ra, thì viễn cảnh chính trị của Việt Nam được cho là vẫn ổn định bền vững. Trong phương diện phát triển kinh tế, viễn cảnh kinh tế Việt Nam là lạc quan so với các khu vực khác trên thế giới, với dự đoán của giới phân tích là tăng trưởng GDP thực tế hàng năm trung bình ở mức 6,7% giai đoạn 2010-2011 và sẽ tăng thêm đạt mức trung bình 7,2% giai đoạn 2012-2014.

Dự báo viễn cảnh kinh tế Việt Nam cho 2011 tới suốt 2014 là một điểm sáng trên nền kinh tế thế giới. Theo dữ liệu của (EIU), đây là nền kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng mạnh đạt mức trung bình hàng năm 6,7% (GDP thực tế) và 7,2% từ 2012 – 2014.

Mặc dù dự báo tương lai cho viễn cảnh kinh tế Việt khá lạc quan, nhưng EIU thông báo rằng, chính phủ đã đưa ra những tín hiệu khác nhau trong chỉ dẫn về chính sách tài chính và tiền tệ. Vấn đề chính mà chính sách kinh tế Việt Nam phải đối mặt

là làm thế nào để kiềm chế áp lực lạm phát trong khi cùng một lúc phải cố gắng hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, EIU dự báo rằng, châu Á sẽ là khu vực mạnh nhất trong lĩnh vực tăng trưởng kinh tế 2010-2011 và nhà đầu tư nước ngoài vẫn giữ quan điểm lạc quan về viễn cảnh dài hạn của Việt Nam. Nó sẽ khiến tăng trưởng trong đầu tư sản xuất nở rộ trong hai năm tiếp theo.

• Chương trình người Việt dùng hàng Việt sẽ tiếp tục phát huy tác dụng.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, người tiêu dùng trong nước đã dần nhận thức đúng đắn về khả năng sản xuất, kinh doanh của Công ty Việt Nam. Tâm lý sính ngoại của một bộ phận người tiêu dùng đã có sự thay đổi, phong cách tiêu dùng mới từng bước được hình thành. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm Thực phẩm, bánh kẹo của các công ty trong nước. Theo kết quả điều tra gần đây của Công ty TV Plus, sau 1 năm phát động chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đã có trên 58% người tiêu dùng quan tâm đến hàng Việt, trong khi trước đây theo thống kê của Tập đoàn Grey - Mỹ, con số này chỉ dừng ở mức khoảng trên 23%.

Sự chuyển biến trong ý thức và xu hướng tiêu dùng, ủng hộ hàng trong nước cùng với các kênh phân phối ngày càng thuận tiện, sản phẩm bánh kẹo nội vì thế cũng sẽ được tiêu thụ nhiều hơn bởi chính khách hàng Việt.

Ngoài ra, hàng loạt những vụ lùm xùm xung quanh việc bánh kẹo ngoại "dởm", bánh kẹo mác ngoại chất lượng khó kiểm chứng, không đảm bảo chất lượng tràn lan, khiến người tiêu dùng quay lưng với những sản phẩm “bắt mắt nhưng khó kiểm chứng”.

• Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm, bánh kẹo ngày càng tăng.

Với mức tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định, mức tăng lương đều đặn và lạm phát tạm thời đã được kiềm chế thì nhu cầu về thực phẩm nói chung và bánh kẹo nói riêng trong vài ba năm tới sẽ có xu hướng tăng thêm. Thêm vào đó, chỉ số niềm tin tăng dần cũng là một yếu tố cho thấy người tiêu dùng sẽ mạnh tay chi tiêu hơn.

Việt Nam trong những năm tới sẽ là một thị trường tiềm năng về tiêu thụ hàng lương thực thực phẩm trong đó có bánh kẹo. Theo báo cáo của ACNielsel tháng 8/2010, 56% dân số Việt Nam ở độ tuổi dưới 30 có xu hướng sử dụng nhiều bánh kẹo hơn ông cha họ trước kia. Ngoài ra, thói quen tiêu dùng nhiều bánh kẹo tại thành thị trong khi tỷ lệ dân cư khu vực này đang dẫn tăng lên (từ 20% lên 29,6% dân số) có thể khiến cho doanh số thị trường bánh kẹo tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

• Xu hướng cạnh tranh về giá sẽ chuyển dịch sang cạnh tranh bằng chất lượng & thương hiệu.

Mức thu nhập tăng cao khiến cho đời sống người dân ngày càng khấm khá hơn. Yếu tố cạnh tranh trong ngành thực phẩm đang có sự thay đổi: người tiêu dùng không coi giá cả là yếu tố hàng đầu trong lựa chọn mua sắm hàng hóa. Họ quan tâm nhiều đến yếu tố chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, hình thức mẫu mã và đặc biệt là thương hiệu sản phẩm. Theo khảo sát của webiste Vietnambranding, 25% khách hàng nói giá không là vấn đề đối với họ một khi họ đã tín nhiệm và trung thành với một thương hiệu; 70% khách hàng nói thương hiệu là một trong những yếu tố mà họ cân nhắc khi chọn mua một sản phẩm, dịch vụ và hơn 50% thương vụ thực sự là do sự lựa chọn thương hiệu; 50% người tiêu dùng tin rằng sự thành công của một thương hiệu mạnh là lợi thế đối với việc đưa ra thị trường thêm sản phẩm mới và họ sẵn sàng dùng thử sản phẩm mới của một thương hiệu mà họ đã tín nhiệm.40

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH MARKETING VỀ BAO GÓI, DỊCH VỤ KH CỦA SP BAO CAO SU DUREX THUỘC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG RECKITT BENCKISER (Trang 82 -84 )

×