- Tổ chức cho dùng thử sản phẩm (Samling): Hoạt động này rất cần thiết cho các sản phẩm bánh kẹo mới tung ra lần đầu hoặc cải tiến chất lượng, công thức…
3.4.3. Đối với công ty
- Xây dựng quan điểm kinh doanh định hướng thị trường: Trước khi triển khai chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu, lãnh đạo công ty cần phải quán triệt quan điểm kinh doanh định hướng thị trường theo các nội dung như: Người mua hàng chỉ mua cái mà họ cần chứ chưa chắc đã phải là cá mà công ty có. Vì vậy, tất cả quá trình sản xuất, kinh doanh phải xuất phát từ người mua hàng.
- Phải coi đầu tư vào thị trường là bắt buộc và cần thiết. Các khoản đầu tư này không đem lại lợi nhuận ngay mà phải mất một vài năm sau mới thu nhận lại được.
- Tự khẳng định thương hiệu trong nội bộ công ty: Xây dựng chiến lược phát triển trên cơ sở thị trường và nguồn lực của doanh nghiệp, điều này sẽ giúp cho công ty có định hướng phát triển rõ ràng, giúp cho lãnh đạo công ty có những quyết định mang tính khả thi cao.
- Để duy trì và nâng cao chất lượng công việc của nhân viên Phòng Marketing, công ty nên thường xuyên tổ chức đào tạo tại chổ hoặc cử đi tham gia các khóa đào tạo – huấn luyện bên ngoài để tạo điều kiện cho họ có cơ hội trao dồi và học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng mới trong triển khai các hoạt động marketing bởi lẽ công việc marketing luôn gắn liền với thị trường mà thị
trường thì luôn thay đổi cho nên những kiến thức và kỹ năng mà họ có được trước đó có thể không còn phù hợp nữa.
- Tái cấu trúc lại bộ máy nhân sự: cơ cấu tổ chức phải hợp lý, gọn nhẹ nhưng thực hiện đầy đủ các chức năng, linh hoạt. C ần xây dựng chính sách phân phối thu nhập, phúc lợi, chế độ khen thưởng – động viên, kỷ luật…phù hợp và rõ ràng có đối chiếu với mặt bằng chung của thị trường, tạo môi trường làm việc năng động, hài hòa và bình đẳng, tránh yếu tố gia đình trong quản lý và điều hành.
KẾT LUẬN
Trong khuôn khổ đề tài “ Đẩy mạnh hoạt động marketing mix tại Công ty CP Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc”, thông qua phân tích thực trạng hoạt động marketing mix tại một Công ty trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh Bánh kẹo lớn như NKD, người viết đã vận dụng cơ sở lý thuyết và đã cố gắng làm rõ những điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, đã hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết về marketing mix nói chung và marketing mix trong các doanh nghiệp bánh kẹo tại Việt Nam nói riêng.
Thứ hai, khẳng định vai trò và tầm quan trọng của hoạt động marketing mix đối với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời chỉ ra những điểm còn hạn chế trong công tác này tại NKD.
Thứ ba, sau khi đánh giá những kết quả và tồn tại trong hoạt động marketing mix tại NKD, người viết đã đề xuất một hệ thống giải pháp và kiến nghị đối với Công ty, các nhà hoạch định chính sách của Nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động marketing mix tại NKD trong thời gian tới.
Qua luận văn, có thể rút ra kết luận: Để thực hiện tốt hoạt động marketing mix tại NKD, đòi hỏi sự nỗ lực, tâm huyết của toàn bộ ban lãnh đạo và nhân viên Công ty. Cùng với việc định hướng chiến lược đúng đắn và vận dụng sáng tạo, Công ty còn phải bám sát thực tế tình hình kinh doanh của mình, đầu tư đồng bộ và toàn diện hơn vào vốn, công nghệ, nhân lực và quản lý để 4 yếu tố cơ bản là sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến trong marketing mix có thể phối hợp với nhau tạo nên hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty NKD cũng cần được sự hỗ trợ về mặt chính sách vĩ mô từ Nhà nước, hiệp hội, ban ngành liên quan.
Với một hệ thống các nhóm giải pháp và các kiến nghị ở chương 3, người viết hy vọng trong thời gian tới, hoạt động marketing mix sẽ có bước đột phá mới, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất và kinh doanh bánh kẹo tại Công ty. Mong rằng, trong tương lai gần nhất, hoạt động này thành công sẽ đưa mô hình marketing mix tại NKD trở thành một thực tế điển hình cho các công ty sản xuất kinh doanh ngành tiêu dùng nhanh nói chung cũng như các công ty chế biến thực phẩm nói riêng có thể tham khảo thêm kinh nghiệm một cách cởi mở và thực sự cầu thị.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ... 1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ... 1