Đánh giá sơ lược về tiềm năng phát triển thị trường vận tải hàng hoá và hành khách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phối thức tiếp thị và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa kinh doanh tại xí nghiệp ô tô SASCO (Trang 34 - 36)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.1 Đánh giá sơ lược về tiềm năng phát triển thị trường vận tải hàng hoá và hành khách

và hành khách

Chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam ngày càng tăng. Cùng với xu thế chung của cả nước, Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã có những phát triển đáng khích lệ về mọi mặt . Tăng trưởng GDP luôn ở mức khá đã mang lại cho người dân những cải thiện đáng kể trong cuộc sống. Thu nhập tăng khiến cho nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống tăng lên tương ứng.

Việt Nam với dân số hơn 80 triệu người là một thị trương tiềm năng đầy hứa hẹn. Hệ thống đường giao thông đang được xây dựng và nâng cấp. Đường giao thông tại các Tỉnh miền Tây Nam bộ hiện đã được xây dựng khá tốt Con đường quốc lộ 1A nối liền Bắc Nam đang được nâng cấp sắp hoàn thành. Đường Trường Sơn Công Nghiệp (trước đây là đường mòn Hồ Chí Minh) chạy song song với quốc lộ 1A, giáp biên giới Lào và Campuchia. Việc xây dựng đường giao thông sẽ khiến việc đi chuyển bằng đường bộ thuận lợi hơn rất nhiều cũng như giảm thời gian đi lại xuống đáng kể.

Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông lớn nhất cả nước, nơi giao lưu hàng hoá, hành khách từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam tập trung đủ loại hình vận chuyển: đường bộ, đường sông, đường sắt, đường biển, đường hàng không.

Chỉ trong một thời gian ngắn mở cửa, Thành phố Hồ Chí Minh đã nhanh chóng phát triển về mọi mặt, từ 12 quận nội thành đã mở rộng và tăng lên thành 17 quận, 5 huyện . Tốc độ tăng dân số bình quân 2,21% / năm trong giai đoạn 2001 – 2005 với dân số năm 2005 là 6, 042 triệu người và dự báo tốc độ tăng dân số giai đoạn 2006 – 2010 với dân số năm 2010 là 7, 105 triệu người.

Tốc độ tăng trưởng GDP Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 – 2005 là 11%/năm và giai đoạn 2006 – 2010 là 13%/năm . GDP bình quân đầu người tăng từ 1.350 USD năm 2000 lên 1.980 USD năm 2005 và 3.100 USD năm 2010.

Do đó , để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh thì nhu cầu giao thông là rất lớn, trong đó có giao thông đường bộ.

Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2056,5km2 , là đầu mối giao thông lớn của Nam bộ và Nam trung bộ . Từ đây , mạng lưới giao thông đường bộ toả đi khắp nơi, theo quốc lộ 22 đến Tây ninh, theo quốc lộ 51 đến Vũng tàu, theo quốc lộ 20 đi Đà lạt, theo quốc lộ 1A đến miền Tây và miền Trung nước ta. Với tiến trình đô thị hóa nhanh và dân số lớn, Tp. Hồ Chí Minh sẽ sớm trở thành siêu đô thị theo như quy hoạch tổng mặt bằng Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt số 123/1998/QĐ-TTG ngày 10/7/998. Khi đó dân cư thành phố sẽ lên tới 10 triệu người. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước, là trung tâm khoa học kỹ thuật, trung tâm giao dịch thương mại, tài chính và dịch vụ, là đầu mối giao thông thuận lợi để giao lưu ở khu vực phía Nam, trong nước và quốc tế. Đây cũng được coi là thị trường lớn và sôi động nhất với chỉ số tiêu dùng cao nhất so với các Tỉnh Thành trong cả nước.

Theo Quyết định số 162/2002/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 – thì giai đoạn từ nay đến năm 2010 Vận tải đường bộ phải đáp ứng nhu cầu của Xã hội về vận tải hàng hoá và hành khách với chất lượng cao, giá cả hợp lý, đảm bảo an toàn, tiện lợi. Chính vì vậy, thị trường vận tải là một thị trường khá tiềm năng để các doanh nghiệp khai thác, đầu tư phục vụ khách hàng thu lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phối thức tiếp thị và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa kinh doanh tại xí nghiệp ô tô SASCO (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w