ĐẾN NĂM 2020
V.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP THÁP
V.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP THÁP trường vào quy hoạch phát triển, góp phần điều chỉnh, giảm nhẹ xung đột giữa môi trường và phát triển. Quy hoạch môi trường phải đảm bảo đáp ứng các mục tiêu phát triển, không mâu thuẫn với các quy hoạch phát triển kinh tế vĩ mô và tiềm lực quản lý, bảo vệ môi trường hiện có, đồng thời đảm bảo các hoạt động phát triển không cản trở lẫn nhau, các tác động tới các hệ sinh thái, môi trường và con người là chấp nhận được.
- Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp nhằm hướng tới một sự liên kết nội vùng giữa các tỉnh, các địa phương trong vùng và giữa các ngành kinh tế. Khâu có tính đột phá trong quy hoạch là tìm kiếm một cơ chế quản lý mới có hiệu quả để điều phối sự phát triển lãnh thổ tỉnh Đồng Tháp, giải quyết những vấn đề mang tính liên tỉnh mà không bị ràng buộc và chia cắt bởi ranh giới hành chính. Cơ chế điều phối đó cho phép phát triển theo quy hoạch giữa các địa phương trong tỉnh, khai thác thế mạnh, nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí nguồn lực. Các dự án đầu tư liên quan đến sự phát triển chung của cả tỉnh như giao thông, cảng, khu đô thị mới, khu xử lý chất thải rắn tập trung, chia sẻ nguồn nước sông… cần có sự phối hợp giữa chính quyền địa phương để xây dựng và xét duyệt dự án.
- Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp nhằm làm cơ sở thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển tài nguyên. Bảo vệ môi trường không có nghĩa là giữ nguyên hiện trạng của chúng, mà ngược lại chủ động tìm cách cải thiện môi trường, không ngừng phát triển các dạng tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên tái tạo được, không được sử dụng quá khả năng tái tạo của chúng để đảm bảo sử dụng lâu dài. Đối với tài nguyên không tái tạo nên giảm sử dụng tới mức tiết kiệm hoặc thay thế bằng nguồn tài nguyên tái tạo, đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm giảm tới mức tối thiểu các chất phế thải có hại đưa vào môi trường. Kiểm soát mức độ khai thác sử dụng tài