Chương trình bảo vệ môi trường công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 125 - 127)

V.3.3.1. Mục tiêu

- Phấn đấu đến năm 2015, 100% lượng rác thải công nghiệp đều được thu gom và xử lý, đặc biệt là chất thải nguy hại.

- Mục tiêu đến năm 2020, các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đều thay đổi công nghệ, áp dụng phương thức sản xuất sạch hơn nhằm hạn chế tối thiểu lượng chất thải phát sinh.

- Ngăn ngừa ô nhiễm và cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường tại các khu vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

V.3.3.2. Nội dung thực hiện

- Thu gom và xử lý nước thải:

+ Đối với cơ sở sản xuất nằm ngoài khu, cụm công nghiệp có phát sinh nước thải sản xuất: cần phải có hệ thống thu gom nước thải riêng và phải xử lý đạt tiêu chuẩn loại A trước khi thải ra môi trường.

+ Đối với cơ sở sản xuất nằm trong khu, cụm công nghiệp: các cơ sở sản xuất cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại B hoặc C trước khi vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu. Ban quản lý khu, cụm công nghiệp cần phải tiến hành xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung, nước thải cần phải đạt tiêu chuẩn loại A trước khi thải ra môi trường. Trong giai đoạn đến năm 2010, các khu công nghiệp cần phải xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom và xử lý nước thải tại từng khu.

- Quản lý khí phát thải:

+ Các lò gạch nên thay đổi công nghệ đốt nhằm giảm thiểu lượng khí thải phát sinh, đồng thời phải lắp đặt thiết bị thu khí và xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường.

+ Cần phải di dời các cơ sở sản xuất ra khu vực thưa dân cư hoặc tập trung vào các làng nghề, khu công nghiệp.

- Chất thải rắn: Đơn vị chức năng của tỉnh cần phải có kế hoạch thu gom chất thải tại các cơ sở sản xuất, nhất là phải có thiết bị và hệ thống thu gom chất thải nguy hại riêng biệt. Đối với các khu công nghiệp (Sa Đéc, Trần Quốc Toản, sông Hậu...), lượng chất thải rắn cần phải được thu gom triệt để, cơ quan chức năng tại tỉnh sẽ chịu trách nhiệm này. Chất thải công nghiệp không nguy hại sẽ được tiến hành chôn lấp cùng với rác thải sinh hoạt, riêng rác thải công nghiệp nguy hại sẽ được tiến hành thu gom và xử lý chung với rác thải nguy hại khác.

Tại các khu vực (thị xã Sa Đéc, thành phố Cao Lãnh, huyện Hồng Ngự) sẽ đầu tư 3 lò đốt rác thải công nghiệp và y tế. Lò đốt rác này có khả năng đốt được rác thải công nghiệp và y tế cho các khu vực lân cận. Lò đốt rác cho thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc sẽ được bố trí tại bãi rác huyện Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc có tác dụng xử lý rác thải nguy hại tại các huyện lân cận, còn lại 1 lò đốt rác sẽ được bố trí tại huyện Tam Nông, có tác dụng xử lý chất thải nguy hại tại các huyện như Hồng Ngự, Tân Hồng, Thanh Bình và Tam Nông.

- Quy hoạch các làng nghề thủ công trên địa bàn tỉnh.

- Trong hiện tại và trong tương lai các cơ sở sản xuất cần tiến hành thay đổi công nghệ, áp dụng hình thức sản xuất sạch hơn nhằm hạn chế tối thiểu lượng chất thải phát sinh.

- Tỉnh cần có kế hoạch di dời và tập trung các cơ sở sản xuất có quy mô lớn thành các khu, làng nghề nhằm hạn chế những tác hại do chất thải ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh nên kết hợp với các ngành, các cấp của địa phương định kỳ tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra sự tuân thủ về an toàn và vệ sinh môi trường đối với các cơ sở sản xuất. Tiến hành xử lý nghiêm các cơ sở cố ý làm trái pháp luật.

V.3.3.3. Các dự án ưu tiên

Bảng V.6: Các dự án ưu tiên thuộc chương trình 3

STT Dự án Kinh phí thực hiện (tỷ đồng)

1 Xây dựng khu xử lý chất thải công nghiệp nguy hại 4.500 2 Kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm tại các KCN 2.000

3 Quy hoạch các làng nghề sản xuất bột và chăn nuôi heo 150 triệu/làng nghề 4 Giải quyết triệt để các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng 300 5

Thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm và sản xuất sạch hơn một số ngành công nghiệp điển hình như

chế biến nông sản 15.000

6 Nghiên cứu, tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp tại các ngành nghề điển hình của tỉnh. 200 7 Hoàn thiện mạng lưới quan trắc 200 triệu/năm

Một phần của tài liệu Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 125 - 127)