Lập ma trận để xác định các dự án ưu tiên

Một phần của tài liệu Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 133 - 175)

Bảng ma trận là sự đối chiếu từng dự án (hàng ngang) với các tiêu chí nhằm đánh giá mức độ phù hợp với các tiêu chỉ của mỗi dự án

Bảng V.15: Ma trận xác định các dự án ưu tiên bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Tháp Các dự án Các tiêu chí TC - 1 TC - 2 TC - 3 TC - 4 TC - 5 Tổng điểm Nhóm ưu tiên Chương trình: Tăng cường năng lực quản lý đội ngũ cán bộ và nâng cao

nhận thức của cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường

Dự án 1 3 3 2 1 1 10 4

Dự án 2 3 3 2 3 1 12 2

Dự án 3 3 3 2 3 1 12 2

Chương trình bảo vệ môi trường đô thị

Dự án 1 3 3 2 2 2 12 2 Dự án 2 3 3 2 2 2 12 2 Dự án 3 3 3 2 2 1 11 3 Dự án 4 1 2 1 2 1 7 7 Dự án 5 3 2 1 2 2 10 4 Dự án 6 3 3 3 2 2 13 1 Dự án 7 3 3 1 1 1 9 5 Dự án 8 3 3 2 1 2 11 3 Dự án 9 2 3 1 1 1 8 6

Chương trình bảo vệ môi trường công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Dự án 1 3 3 2 1 2 11 3 Dự án 2 3 3 3 2 1 12 2 Dự án 3 3 3 1 2 1 10 4 Dự án 4 2 3 2 2 1 10 4 Dự án 5 3 3 3 2 2 13 1 Dự án 6 3 2 2 2 2 11 3

Dự án 7 3 3 1 1 1 9 5

Chương trình bảo vệ môi trường nông nghiệp và nông thôn

Dự án 1 3 3 3 1 1 11 3 Dự án 2 3 2 1 1 1 8 6 Dự án 3 3 2 1 2 1 9 5 Dự án 4 3 3 1 1 1 9 5 Dự án 5 1 1 1 3 1 7 7 Dự án 6 1 1 1 2 1 6 8

Chương trình phòng chống thiên tai

Dự án 1 3 1 2 2 2 10 4

Dự án 2 3 1 2 3 1 10 4

Dự án 3 3 1 1 2 1 8 6

Dự án 4 3 1 3 3 2 12 2

Dự án 5 1 1 1 2 1 6 8

Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ rừng tỉnh Đồng Tháp

Dự án 1 1 2 1 2 3 9 5

Dự án 2 3 2 3 3 2 13 1

Dự án 3 1 2 1 2 2 8 6

Dự án 4 3 2 1 3 2 11 3

Dự án 5 1 2 3 2 1 9 5

Tổng hợp các ma trận bảng trên có thể xác định được thứ tự ưu tiên các dự án, vùng ưu tiên và thời gian thực hiện. Kết quả được trình bày ở bảng sau:

Bảng V.16: Thứ tự thực hiện các dự án

STT Các dự án Tổng điểm Nhóm ưu tiên

Giai đoạn 2008 - 2015

1 Tăng cường năng lực và phương tiện thu gom rác thải. 13 1 2

Thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm và sản xuất sạch hơn một số ngành công nghiệp điển hình như chế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Khôi phục các hệ sinh thái đã bị tàn phá và bảo tồn tính đa dạng sinh học. 13 1 4 Mô hình thí điểm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường. 12 2 5 Nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường. 12 2 6 Dự án thoát nước và xử lý nước thải tại TP. Cao

Lãnh, thị xã Sa Đéc. 12 2

7 Dự án thoát nước tại trung tâm các huyện. 12 2 8 Kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm tại các KCN. 12 2 9 Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống đê, kè chống sạt lở tại những khu vực trọng yếu. 12 2 10 Xây dựng bãi chôn lấp rác và nhà máy xử lý rác thải huyện Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc. 11 3

11 Đầu tư các lò đốt rác tại mỗi huyện. 11 3

12 Xây dựng khu xử lý chất thải công nghiệp nguy hại. 11 3 13 Nghiên cứu, tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp tại các ngành nghề điển hình của tỉnh. 11 3 14 Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. 11 3 15

Nghiên cứu các giải pháp kinh tế nhằm giải quyết vấn đề việc làm và cuộc sống của người

dân sống ven khu vực VQG. 11 3

16 Bổ sung, tăng cường năng lực quản lý cán bộ quản lý môi trường cấp tỉnh, cấp địa phương. 10 4 17 Quy hoạch nghĩa địa và các khu vực hỏa táng. 10 4 18 Quy hoạch các làng nghề sản xuất bột và chăn nuôi heo. 10 4 19 Giải quyết triệt để các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng. 10 4 20 Xây dựng, đầu tư các trang thiết bị phục vụ công

tác PCGNTT. 10 4

21 Quy hoạch, đầu tư xây dựng khu vực di dân và tái định cư. 10 4

Giai đoạn 2016-2020

23 Hoàn thiện mạng lưới quan trắc môi trường không khí. 9 5 24 Kiểm soát tình hình sử dụng hóa chất thuốc BVTV và lưu hành trên thị trường. 9 5 25 Quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản công nghiệp. 9 5 26

Quy hoạch các khu du lịch, khu dã ngoại và vùng đệm vườn Quốc gia Tràm Chim, qua đó khoanh

vùng theo hình thức bảo vệ và khai thác. 9 5 27 Đầu tư trang thiết bị, tăng cường nhân lực kiểm

tra quản lý, bảo vệ rừng. 9 5

28 Điều tra, khảo sát lập kế hoạch di dời các cơ sở gây ô nhiễm vào các KCN tập trung. 8 6

29 Quy hoạch sử dụng đất. 8 6

30 Kiểm soát và quản lý chặt chẽ tình hình khai thác cát và khoáng sản trên địa bàn tỉnh. 8 6 31

Quy hoạch và sắp xếp các hộ dân cư đang sinh sống trong phạm vi an toàn của Vườn Quốc Gia

Tràm Chim. 8 6

32 Phát triển cây xanh đô thị. 7 7

33 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thoát nước tại các khu trung tâm xã và các khu dân cư tập trung.

7 7

34 Quản lý, kiểm soát chặt chẽ tình hình khai thác nước ngầm. 6 8 35 Tăng cường đội ngũ, nâng cao năng lực quản lý nhằm ứng phó kịp thời khi sự cố xảy ra. 6 8

Bảng ma trận trên là cơ sở để từ đó có thể xác định được các dự án ưu tiên, vùng ưu tiên cho từng giai đoạn trong quá trình thực hiện QHMT tại tỉnh. Tính ưu tiên ở đây được xem xét dựa trên mức độ quan trọng và tính khoa học, đồng thời có lưu ý đến tính khả thi và thời sự trong việc thực hiện chúng. Thực chất các dự án trên đều có mối quan hệ mật thiết với nhau và phản ánh được những vấn đề cấp bách tại từng địa phương. Thực hiện được dự án này có thể tăng điều kiện và cơ hội thành công cho dự án khác.

CHƯƠNG VI

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG CÁC VÙNG TRỌNG ĐIỂM

KINH TẾ TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020

VI.1. ĐỀ XUẤT CÁC GIÁI PHẢP NHẰM THỰC HIỆN QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP

Thực tế phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua đã chỉ rõ rằng nhiều vấn đề nan giải về ô nhiễm môi trường hiện nay, xuất phát từ việc phát triển kinh tế nhưng thiếu quy hoạch môi trường trong các quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp và phát triển ngư nông lâm nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đã đến lúc không thể chỉ xem xét đơn thuần các yếu tố kinh tế kỹ thuật và xã hội khi xây dựng và quy hoạch mà phải đặt ra ngay vấn đề bảo vệ môi trường để xem xét và bổ sung cho nhau khi tiến hành các quy hoạch.

Một số giải pháp định hướng trong quy hoạch môi trường đối với phát triển các vùng trọng điểm kinh tế Đồng Tháp như sau:

VI.1.1. Giải pháp kinh tế

VI.1.1.1. Các nguồn vốn đầu tư

Các nguồn vốn có thể huy động nhằm tăng cường và đa dạng hóa đầu tư bảo vệ môi trường tại tỉnh Đồng Tháp bao gồm:

- Ngân sách Trung ương - Ngân sách địa phương - Đóng góp của doanh nghiệp - Đóng góp của cộng đồng - Đóng góp của các hộ gia đình

- Các nguồn tài trợ, vốn ODA (Official Development Assistance)

Nguồn vốn này sẽ được phân kỳ theo 3 giai đoạn, giai đoạn 1 (từ năm 2008 đến hết năm 2010), giai đoạn 2 (từ năm 2011 đến hết năm 2015), giai đoạn 3 (từ năm 2016 đến hết năm 2020). Các dự án ưu tiên thực hiện bắt buộc phải thực hiện trong giai đoạn đã được sắp xếp như trên. Tuy nhiên, mức độ thực hiện và thời gian hoàn thành có thể tùy thuộc vào nguồn vốn tỉnh có được.

Tóm lại, nguồn vốn được đầu tư cho sự nghiệp môi trường của tỉnh sẽ được phân kỳ như sau:

Giai đoạn thực hiện

Nguồn ngân sách

(triệu đồng ) Nguồn huy động

Tỷlệ huy động (%)

1 3.500.000

- Trung ương 15

- Ngân sách của tỉnh 40

- Huy động vốn từ doanh nghiệp 10

- ODA 20

2 8.401.283

- Trung ương 10

- Ngân sách của tỉnh 50

- Huy động vốn từ doanh nghiệp 10

- ODA 20

- Huy động từ các nguồn khác 10

3 11.487.683

- Trung ương 10

- Ngân sách của tỉnh 60

- Huy động vốn từ doanh nghiệp 10

- ODA 15

- Huy động từ các nguồn khác 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó, nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực môi trường của tỉnh chiếm 1 - 1,5% GDP của tỉnh.

VI.1.1.2. Xã hội hóa đầu tư công tác BVMT

Do công tác bảo vệ môi trường mang tính xã hội hoá sâu sắc nên tỉnh cần có cơ chế, chính sách lôi cuốn đông đảo các lực lượng tham gia. Các nội dung cơ bản nhằm nâng cao tính xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường là:

- Nghiên cứu ban hành các chính sách và cơ chế huy động thích hợp mọi nguồn lực trong cộng đồng để bảo vệ môi trường.

- Lập kế hoạch hàng năm của địa phương có khoản mục kế hoạch về bảo vệ môi trường và mức kinh phí thực hiện tương ứng.

- Gắn liền công tác bảo vệ môi trường trong các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch tổng thể và chi tiết về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và toàn vùng.

- Phát động các phong trào quần chúng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường. - Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường.

- Từng bước thành lập quỹ môi trường thông qua đóng góp của nhân dân, của các doanh nghiệp, của các nhà tài trợ trong và ngoài nước.

VI.1.2. Giải pháp về tổ chức và tăng cường năng lực

Hiện nay, cơ quan quản lý môi trường các cấp đang trong tình trạng không đáp ứng yêu cầu khối lượng và nhiệm vụ của công tác BVMT. Tăng cường năng lực quản lý là tất yếu khách quan nhằm tổ chức thực hiện tốt hơn Luật Bảo vệ môi trường. Các nội dung chính của giải pháp này được trình bày dưới đây:

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp luật về môi trường nhằm nâng cao tính hợp pháp, và tính khả thi của các quy phạm pháp luật về môi trường.

- Xây dựng các chính sách gắn kết trách nhiệm bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội, cân bằng và tạo động lực thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển.

VI.1.3. Giải pháp khoa học công nghệ

Hoạt động bảo vệ môi trường sẽ không có hiệu quả nếu không theo kịp tốc độ phát triển kinh tế – xã hội. Tăng cường nghiên cứu khoa học và công nghệ môi trường, đào tạo cán bộ, chuyên gia môi trường là giải pháp hỗ trợ để công tác bảo vệ môi trường đạt được kết quả ngày càng cao hơn.

Các nội dung cơ bản của giải pháp này là:

- Triển khai nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các thành tựu về khoa học môi trường, đặc biệt là công nghệ xử lý chất thải, phòng chống khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường phù hợp với điều kiện địa phương.

- Phối hợp thường xuyên với Bộ Tài nguyên và môi Trường, các Viện, trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu trong việc nghiên cứu và ứng dụng vào địa phương các thành tựu về khoa học quản lý và công nghệ môi trường.

- Tham gia phối hợp giải quyết từng vấn đề môi trường chung có liên quan với các địa phương trong vùng.

- Xây dựng các đề án, dự án bảo vệ môi trường.

- Hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng tại tỉnh và các vùng lân cận.

VI.1.4. Giải pháp về giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức về môi trường

Mục tiêu của giải pháp này là tuyên truyền, giáo dục, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định cho việc thực hiện có hiệu quả Quy hoạch BVMT tỉnh Đồng Tháp. Các nội dung cơ bản của giải pháp này là:

- Lồng ghép chương trình giáo dục về bảo vệ môi trường vào tất cảc các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời triển khai luật BVMT, các Nghị định 80/2006/NĐ-CP… đến từng tổ chức quản lý môi trường ở các cấp huyện/thị, phường/xã, cơ sở sản xuất, tổ nhân dân tự quản, gắn việc bảo vệ môi trường vào nội dung xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư để mọi người hiểu rõ nghĩa vụ, quyền lợi, tự giác chấp hành.

- Thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về luật bảo vệ môi trường, các pháp luật có liên quan đến bảo vệ môi trường; ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường

- Phát động phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường đến từng địa phương và cơ sở. Động viên hướng dẫn nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh công cộng. Tiếp tục đẩy mạnh chương trình kế hoạch hóa gia đình và các phong trào quần chúng về bảo vệ môi trường như phong trào “Xanh - Sạch – Đẹp”; “Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường”; “Chiến dịch làm sạch thế giới”, “Gia đình văn hóa mới”…

VI.1.5. Giải pháp về hợp tác trong nước và hợp tác quốc tế

Mở rộng quan hệ quốc tế là để học hỏi, tận dụng kinh nghiệm, sự trợ giúp về mọi mặt của bạn bè quốc tế và vì nổ lực chung nhằm bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu. Do vậy, hợp tác quốc tế đóng một vai trò hết sức quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở nước ta nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng.

Nội dung cơ bản của giải pháp này là:

- Xây dựng và tham gia các chương trình hợp tác BVMT trong vùng.

- Thành lập hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường của vùng, nhằm tăng cường sự hợp tác, tham gia hoạt động của các nhà khoa học trong nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học cơ bản, phối hợp với các Viện nghiên cứu, các trường Đại học và sự hỗ trợ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Xây dựng các dự án nghiên cứu khoa học có sự đầu tư của một số Tổ chức quốc tế như UNDP, WWF, WB, WHO… Đặc biệt ưu tiên các vấn đề Bảo vệ đa dạng sinh học vùng đất ngập nước, Bảo vệ môi trường cảnh quan khu du lịch và chống xuống cấp các di tích lịch sử.

VI.2. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

Nhìn chung tình hình thực hiện các của Luật bảo vệ môi trường hiện nay chưa đồng bộ và hoàn chỉnh. Các cơ quan Nhà nước có quyền hạn trong việc quản lý môi trường chưa đủ khả năng giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách về môi trường của tỉnh. Do sự phát triển không đồng nhất giữa phát triển kinh tế - xã hội và công tác bảo vệ môi trường đã dẫn đến tình trạng lạm dụng trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên gây mất cân bằng trong tự nhiên, dẫn đến môi trường tỉnh Đồng Tháp đang lâm vào tình trạng suy thoái. Do đó đã đặt ra cho nhà hoạch định chiến lược làm sao vừa phát triển kinh tế, đồng thời vừa bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng của tất cả các cấp, ban ngành của tỉnh Đồng Tháp.

VI.2.1. Phân công nhiệm vụ của các cơ sở trong công tác bảo vệ môi trường

Việc thực hiện quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp phải được sự chỉ đạo, phối hợp thực hiện của các Sở ban ngành của tỉnh có liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ... Tất cả các ban ngành phải lồng ghép BVMT

Một phần của tài liệu Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 133 - 175)