ĐÁNH GIÁ SẮP XẾP ƯU TIÊN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 116)

V.2.1. Đánh giá các vấn đề môi trường

V.2.1.1. Yêu cầu và phương pháp thực hiện

Để đi đến việc đề xuất các vần đề môi trường ưu tiên thì việc đánh giá và sắp đặt các vấn đề môi trường là rất cần thiết. Việc đánh giá các vấn đề môi trường phải đảm bảo các mục tiêu sau:

- Cung cấp những phân tích chính xác về các vấn đề môi trường quan trọng, bức xúc nhất mà người dân địa phương đang phải đối mặt.

- Cung cấp các thông tin về những tác động môi trường do các hoạt động phát triển từng ngành, từng khu vực và những hoạt động hiện tại đang được thực hiện nhằm cải thiện môi trường.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về điều kiện môi trường để từ đó đánh giá được hiệu quả các hoạt động cải thiện môi trường.

- Tăng cường nhận thức của cộng đồng về các vấn đề môi trường nhằm thúc đẩy cộng đồng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

Phương pháp được sử dụng ở đây nhằm đánh giá tầm quan trọng của các vấn đề môi trường là phương pháp Lohani.

+ Việc đánh giá chỉ số địa lý R (Range index) đối với một vấn đề môi trường của tỉnh được tính theo 3 cấp phổ biến (1, 2 và 3) tương ứng với từng vùng không gian (huyện, vùng sinh thái và toàn tỉnh).

+ Chỉ số đối kháng P (Persistence index): được đánh giá một cách tương đối thông qua việc xem xét khả năng cải thiện vấn đề môi trường theo thời gian đồng thời có tính đến mục tiêu cải thiện môi trường theo kế hoạch. Các chỉ số tương ứng là 1 (đến năm 2010), 2 (đến năm 2015), 3 (đến năm 2020), 4 (sau năm 2020).

+ Chỉ số phức hợp C (Complexity index): được đánh giá khi xem xét khả năng ảnh hưởng từ áp lực của các vấn đề môi trường đến 9 thành phần môi trường chính thuộc 3 hợp phần là nhân văn, môi trường và tài nguyên. Chỉ số C dao động từ 1 đến 9.

+ Chỉ số U: Chỉ số này biểu thị tầm quan trọng của mỗi vấn đề môi trường (mức độ suy thoái, mức độ tiêu cực hay áp lực môi trường) thường xuyên thay đổi theo thời gian và không gian. Chỉ số này được tính theo công thức sau:

Ui = PiRiCi

Những chỉ số được đánh giá theo kinh nghiệm của chuyên gia và phụ thuộc nhiều vào mức độ đầy đủ hay thiếu thông tin dữ liệu môi trường. Các thông số này có thể thay đổi theo thời gian.

V.2.1.2. Tổng hợp các vấn đề môi trường chính

Các vấn đề môi trường hiện nay và dự báo sẽ xảy ra trong tương lai trên địa bàn huyện được trình bày cụ thể trong chương III và chương IV. Xem xét và tổng hợp các vấn đề, kết quả các vấn đề môi trường chính được tổng hợp:

1. Ô nhiễm không khí do ảnh hưởng của các hoạt động giao thông và phát triển kinh tế tại các đô thị, các cơ sở TTCN và làng nghề truyền thống.

2. Ô nhiễm môi trường nước do ảnh hưởng của các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người tại các khu vực nông thôn, khu đô thị, khu/cụm công nghiệp, làng nghề và các khu vực nuôi trồng thủy sản.

3. Ô nhiễm do chất thải rắn tại các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, bệnh viện và khu vực dân cư nông thôn.

4. Thoái hóa đất do quá trình thâm canh, độc canh, lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp.

5. Nguy cơ bị thu hẹp diện tích rừng, biến đổi hoặc mất các vùng đất ngập nước có hệ sinh thái đặc thù có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế.

6. Tình hình sạt lở.

7. Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn.

V.2.1.3. Xếp hạng các vấn đề môi trường

Bảng V.1: Chỉ số C của các vấn đề môi trường

Các vấn đề môi trường chính

Nhân văn Môi trường Tài nguyên

Sức khỏe cộng đồng KTX H Ổn định chín h trị Môi trườn g đất Môi trườn g nước Môi trườn g không khí Đa dạn g sinh học Tài nguyê n nước Khoáng sản Chỉ số C

1. Ô nhiễm không khí do ảnh hưởng của các hoạt động giao thông và phát triển kinh tế tại các đô thị, các cơ sở TTCN và làng nghề truyền thống.

x x x 3

2. Ô nhiễm môi trường nước do ảnh hưởng của các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người tại các khu vực nông thôn, khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, làng nghề và các khu vực nuôi trồng thủy sản.

x x x x x x x 7

3. Ô nhiễm do chất thải rắn tại các khu đô thị, khu, cụm

công nghiệp, bệnh viện và khu vực dân cư nông thôn. x x x x x x 6

4. Thoái hóa đất do quá trình thâm canh, độc canh và

lạm dụng thuốc BVTV và phân bón hóa học. x x x x x 5

5. Nguy cơ bị thu hẹp diện tích rừng, biến đổi hoặc mất các vùng đất ngập nước có hệ sinh thái đặc thù có tầm

quan trọng quốc gia, quốc tế. x 1

6. Tình hình sạt lở. x x x 3

Bảng V.2: Xếp hạng các vấn đề môi trường

Các vấn đề môi trường chính Các chỉ số áp lực Chỉ số xếp hạng

R P C U

1. Ô nhiễm không khí do ảnh hưởng của các hoạt động giao thông và phát triển kinh tế tại các đô

thị, các cơ sở TTCN và làng nghề truyền thống. 1 2 3 6

2. Ô nhiễm môi trường nước do ảnh hưởng của các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người tại các khu vực nông thôn, khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, làng nghề và các khu vực nuôi trồng thủy sản.

3 4 7 84

3. Ô nhiễm do chất thải rắn tại các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, bệnh viện và khu vực dân

cư nông thôn. 3 3 6 54

4. Thoái hóa đất do quá trình thâm canh, độc canh và lạm dụng thuốc BVTV và phân hóa học. 2 2 5 20

5. Nguy cơ bị biến đổi hoặc mất các vùng đất ngập nước có hệ sinh thái đặc thù có tầm quan

trọng quốc gia, quốc tế. 2 4 1 8

6. Tình hình sạt lở. 1 2 3 6

V.2.2. Sắp đặt ưu tiên các vấn đề môi trường

Dựa vào từng vấn đề môi trường được xếp hạng trong bảng VI.2 tính mức độ ưu tiên của 9 vấn đề được đánh giá theo 2 tiêu chí: Kết quả xếp hạng từ 1 - 9 theo chỉ số U và dựa vào yêu cầu bảo vệ môi trường có lồng ghép với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Các tiêu chí này được đánh giá theo 3 mức độ: ưu tiên thấp, ưu tiên vừa, ưu tiên cao. Tỷ số cuối cùng (tổng hợp các chỉ số và tiêu chí đánh giá) thể hiện tính ưu tiên (tỷ số càng thấp càng thể hiện mức độ ưu tiên). Kết quả được thể hiện trong bảng:

Bảng V.3: Chỉ số ưu tiên của các vấn đề môi trường

Các vấn đề môi trường chính Tiêu chí đánh giá Kết quả xếp hạng (chỉ số U) Yêu cầu của địa phương Chỉ số ưu tiên giải quyết

1. Ô nhiễm không khí do ảnh hưởng của các hoạt động giao thông và phát triển kinh tế tại các đô thị, các cơ sở TTCN và làng nghề truyền thống.

6 (6) 1 7

2. Ô nhiễm môi trường nước do ảnh hưởng của các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người tại các khu vực nông thôn, khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, làng nghề và các khu vực nuôi trồng thủy sản.

1 (84) 1 2

3. Ô nhiễm do chất thải rắn tại các khu đô thị, khu, cụm

công nghiệp, bệnh viện và khu vực dân cư nông thôn. 2 (54) 1 3 4. Thoái hóa đất do quá trình thâm canh, độc canh và sử

dụng quá nhiều lượng phân bón trong nông nghiệp 4 (20) 3 7 5. Nguy cơ bị thu hẹp diện tích rừng, biến đổi hoặc mất

các vùng đất ngập nước có hệ sinh thái đặc thù có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế.

5 (8) 2 7

6. Tình hình sạt lở. 6 (6) 2 8

7. Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn. 3 (42) 1 4

Dựa vào chỉ số thứ tự ưu tiên giải quyết, có thể sắp đặt các vấn đề môi trường Mức độ ưu tiên như sau:

1. Những vấn đề ưu tiên cao:

- Ô nhiễm môi trường nước do ảnh hưởng của các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người tại các khu vực nông thôn, khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, làng nghề và các khu vực nuôi trồng thủy sản.

- Ô nhiễm do chất thải rắn tại các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, bệnh viện và khu vực dân cư nông thôn.

- Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn.

2. Những vấn đề ưu tiên vừa:

- Thoái hóa đất do quá trình thâm canh, độc canh và lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học.

- Nguy cơ bị thu hẹp diện tích rừng, biến đổi hoặc mất các vùng đất ngập nước có hệ sinh thái đặc thù có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế.

- Ô nhiễm không khí do ảnh hưởng của các hoạt động giao thông và phát triển kinh tế tại các đô thị, các cơ sở TTCN và làng nghề truyền thống.

3. Những vấn đề ưu tiên thấp:

- Tình hình sạt lở.

V.3. XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

V.3.1. Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường

V.3.1.1. Mục tiêu

Mục tiêu chính của chương trình là nâng cao kiến thức và nhận thức của người dân về vấn đề môi trường của tỉnh, từ đó biến nhận thức thành hành vi và thói quen bảo vệ môi trường. Nâng cao nhận thức và sự quan tâm của công chúng về các vấn đề môi trường cấp bách của tỉnh.

Đảm bảo các nguồn lực về thể chế, kiến thức và tài chính cho các chương trình bảo vệ môi trường của tỉnh.

V.3.1.2. Nội dung thực hiện

- Thực hiện thí điểm giáo dục về công tác môi trường trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh:

+ Chọn 2 khu vực (ấp, khu phố) đại diện cho 2 vùng nông thôn và đô thị của tỉnh. + Triển khai công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức BVMT: chuẩn bị nội dung công tác tuyên truyền, tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến, tổ chức các cuộc tiếp xúc với cộng đồng, in ấn và bố trí các áp phích cổ động, tổ chức các buổi thuyết trình.

+ Thực hiện hành động phát động tuần lễ xanh sạch.

+ Triển khai thí điểm công tác quản lý VSMT tại khu vực dự án - Triển khai các hoạt động về thông tin môi trường:

+ Phổ biến rộng rãi cho nhân dân, cán bộ, các cơ quan ban ngành của tỉnh những vấn đề môi trường quan trọng của tỉnh, các mục tiêu cơ bản, các nội dung hoạt động cần thiết bảo vệ môi trường, các chương trình trọng điểm bảo vệ môi trường cần và đang tiến hành.

+ Tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo trao đổi kiến thức cho cộng đồng nhằm cung cấp thông tin và giải đáp các vấn đề môi trường, phản ánh kịp thời các phản hồi từ cộng đồng.

+ Công khai các cá nhân, tổ chức, các trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường hoặc có những hành vi xâm hại đến tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường.

+ Thiết lập các cơ sở dữ liệu như: tiêu chuẩn môi trường, công nghệ môi trường, các văn bản chính sách về BVMT... theo từng ngành nghề, từng lĩnh vực hoạt động của tỉnh.

+ Tổ chức các cuộc thi sáng kiến bảo vệ môi trường trong các bộ phận khác nhau của cộng đồng nhân dân.

+ Tổ chức các ngày “chủ nhật xanh”, “thứ bảy tình nguyện”, khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân trong địa bàn tỉnh tham gia, hưởng ứng.

- Xây dựng thể chế, tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý môi trường của tỉnh.

- Đầu tư các chương trình, dự án nghiên cứu những vần đề môi trường cụ thể hiện nay của tỉnh.

V.3.1.3. Danh sách các dự án ưu tiên

Bảng V.4: Các dự án ưu tiên thuộc chương trình 1

STT Dự án hiện Kinh phí thực (triệu đồng)

1 Bổ sung, tăng cường năng lực quản lý cán bộ quản lý môi trường cấp tỉnh, cấp địa phương. 3.000 2 Mô hình thí điểm nâng cao nhận thức của cộng

đồng về bảo vệ môi trường. 800

3 Nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường. 150 triệu /năm

V.3.2. Chương trình bảo vệ môi trường đô thị

V.3.2.1. Mục tiêu

Ngăn ngừa và cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường tại các khu vực đô thị hiện hữu cũng như các khu đô thị sẽ hình thành trong tương lai.

Giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách tại địa phương nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực đô thị.

V.3.2.2. Nội dung

- Về thoát nước thải:

+ Trước mắt cần tiến hành nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nước thải tại TP. Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc và các thị trấn thuộc các huyện. Duy tu, sửa chữa các tuyến cống hư hỏng, xuống cấp. Thay mương thoát nước bằng hệ thống cống hình tròn theo đúng quy cách kỹ thuật.

+ Lâu dài cần xây dựng hệ thống thoát nước mưa tách riêng khỏi hệ thống thoát nước chung của khu đô thị và hệ thống thoát nước thải công nghiệp.

+ Đối với những khu vực đô thị hiện hữu đã có hệ thống thoát nước khá kiên cố nên tiến hành xây dựng các giếng tràn để tách dòng nước mưa vừa tận dụng lại hệ thống thoát nước cũ.

+ Đối với các khu đô thị dự kiến mở rộng: Tiến hành xây dựng hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải riêng biệt dọc theo các trục giao thông. Trong trường hợp không đủ kinh phí để thực hiện có thể xây dựng hình thức thoát nước nửa chung nửa riêng bằng cách xây dựng các giếng tràn.

Các quá trình đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước cần phải được tiến hành dứt điểm để tránh tình trạng dở dang, mất vẻ thẩm mỹ và không mang lại hiệu quả cao.

- Về xử lý nước thải: Trong quy hoạch sử dụng đất cần phải dành một quỹ đất để xây dựng các trạm xử lý nước thải và trạm bơm nước thải. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 cần tiến hành xây dựng 2 trạm xử lý nước thải tại thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc. Trong giai đoạn sau tiếp tục thực hiện tại các khu dân cư, trung tâm các huyện.

Đối với những khu vực vùng không ngập lũ hoặc ngập lũ trên diện hẹp (như thị xã Sa Đéc, TP. Cao Lãnh) công nghệ xử lý nước thải có thể áp dụng là hình thức xử lý tự nhiên bằng các hồ nhân tạo, vừa có tác dụng làm hồ điều tiết. Đối với những vùng thường xuyên ngập lũ trên diện rộng và ngập sâu, công nghệ thích hợp để xử lý là xử lý bằng các bể chứa để tránh tình trạng lan truyền các chất ô nhiễm vào mùa lũ.

Các khu chợ, trung tâm thương mại lớn trong thành phố, thị xã cần phải có hệ thống xử lý nước thải riêng đạt tiêu chuẩn loại B trước khi đi vào hệ thống thoát nước chung của đô thị trước khi đến trạm xử lý để đạt loại A.

Đối với các cơ sở sản xuất, cơ sở y tế nằm xen lẫn trong các khu dân cư cần tiến hành xây dựng trạm xử lý nước thải trước khi vào hệ thống thoát nước chung. Đây là điều kiện bắt buộc, nếu các cơ sở không tuân thủ cần yêu cầu di dời hoặc ngưng hoạt động sản xuất.

- Về cấp nước:

+ Mở rộng công suất tại các trạm cấp nước, đồng thời đầu tư nâng cấp cũng như mở rộng mạng lưới cấp nước tại các khu vực chưa có nước sạch sử dụng.

+ Xây dựng mới hệ thống cấp nước đô thị cho các thị trấn, các khu trung tâm phường xã mới thành lập.

+ Nghiên cứu tận dụng các nguồn nước có trên địa bàn tỉnh làm nguồn nước cấp. - Quy hoạch hệ thống cây xanh trong khu vực nội thị TP. Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc

Một phần của tài liệu Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w