V.3.5.1. Mục tiêu
Mục tiêu của chương trình là có thể dự đoán trước được tình hình sạt lở từ đó giúp hạn chế những thiệt hại về người và tài sản của người dân. Đồng thời nắm rõ nguyên nhân của sự cố từ đó đề ra những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế tình hình sạt lở.
V.3.5.2. Nội dung thực hiện
- Xây dựng công trình phòng chống, ngăn chặn thiên tai:
+ Tập trung xây dựng bờ kè phòng chống sạt lở ở các địa bàn xung yếu như Kè chống sạt lở bờ sông bảo vệ thị xã Sa Đéc, thị trấn Hồng Ngự, đồng thời phải có giải pháp cảnh báo, dự báo kịp thời di dời dân cư và hạ tầng cơ sở, kinh tế ở các điểm phát sinh.
+ Ưu tiên kè chống xói lở bảo vệ thị xã Sa Đéc. Đối với khu vực sạt lở tại các xã Cù Lao Tây, huyện Thanh Bình bị sạt lở nghiêm trọng mất một đoạn đường giao thông huyết mạch liên xã và phải di dời trên các hộ dân trong vùng. Cần phải xây dựng và làm đê bao kết hợp lộ giao thông để bảo vệ trên 45.000 dân khu vực Cù Lao. Sau đó đến công trình kè phòng chống xói lở bảo vệ thị trấn Hồng Ngự.
+ Hoàn chỉnh kênh Sở Hạ - Cái Cỏ, kênh Tân Thành – Lò Gạch đang xây dựng dở dang.
+ Thi công hoàn chỉnh đê bảo vệ thành phố Cao Lãnh.
+ Đầu tư các công trình đê bao gồm: Đê bao bảo vệ thị trấn Hồng Ngự - huyện Hồng Ngự, Đê bao bảo vệ thị trấn Tràm Chim - huyện Tam Nông, Đê bảo vệ thị trấn
Mỹ An - huyện Tháp Mười, Đê bao bảo vệ thị trấn Thanh Bình - huyện Thanh Bình, Đê bao bảo vệ thị trấn Mỹ Thọ - huyện Cao Lãnh ...
- Tăng cường năng lực, hiệu quả dự phòng và ứng phó thiên tai:
+ Tập trung xây dựng nhà ở và bố trí dân cư ở vùng sâu, vùng bị sạt lở vào ở. Di dời dân, tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ trẻ em, tổ chức cứu trợ, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
+ Ngành Giao thông, Quân sự, Công an, Y tế phối hợp với các ngành, đoàn thể có liên quan và UBND các địa phương chủ động phương tiện, nhân lực hỗ trợ nhân dân ở vùng sạt lở, lũ di dời đến nơi an toàn.
+ Trang bị các phương tiện thông tin hiện đại cho Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCLB & TKCN các ngành, các cấp có thể nhận và truyền thông tin một cách nhanh nhất.
+ Tổ chức mạng lưới thông tin liên lạc ở cơ sở để thông tin nhanh tình hình KTTV và công tác đối phó với thiên tai.
+ Đảm bảo mỗi huyện có một trạm khí tương thủy văn tự động và bố trí các trạm đo thủy văn ở các vị trí khác cần thiết, nâng số trạm đo lên khoảng 30 trạm đo tự động.
+ Xây dựng thêm trạm khí tượng thị xã Sa Đéc và xem xét xây dựng thêm trạm khí tượng Tam Nông hoặc Tân Hồng. Nâng cấp thiết bị đo mưa tại trung tâm các huyện.
- Nghiên cứu các giải pháp chính sách để giảm nhẹ hậu quả và rủi ro do thiên tai gây ra.
- Quy hoạch phát triển kinh tế thích hợp, quy hoạch các khu tái định cư cho người dân.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và bắt buộc các đơn vị khai thác tuân thủ nghiêm kỹ thuật khai thác cát tại các khu vực ven sông Tiền, sông Hậu.
V.3.5.3. Các dự án ưu tiên
Bảng V.8: Các dự án ưu tiên thuộc chương trình 5
STT Dự án Kinh phí thực
hiện (triệu đồng)
1 Xây dựng, đầu tư các trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai 30.000 2 Quy hoạch, đầu tư xây dựng khu vực di dân và tái định cư 20.000 3 Kiểm soát và quản lý chặt chẽ tình hình khai thác cát và khoáng sản trên địa bàn tỉnh 50 triệu/năm 4 Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống đê, kè chống sạt lở tại những khu vực trọng yếu 5.000.000 5 Tăng cường đội ngũ, nâng cao năng lực quản