I.1. Quá trình hình thành
Giấy Bãi Bằng - công trình hợp tác hữu nghị Việt Nam - Thụy Điển đợc hình thành từ một hiệp định “Thoả thuận phát triển hợp tác về công trình nhà máy Giấy Bãi Bằng” ký kết năm 1974 tại Hà Nội. Dự án bao gồm việc xây dựng một nhà máy liên hợp sản xuất bột giấy và giấy cùng với việc đảm bảo kết cấu hạ tầng, vật chất kỹ thuật cần thiết, vùng nguyên liệu và hỗ trợ đào tạo để đảm bảo bàn giao thành công cho phía Việt Nam.
Đây là một công trình hữu nghị đợc xây dựng bằng tiền viện trợ không hoàn lại do Chính phủ và nhân dân Thụy Điển giúp đỡ, với tổng số vốn là 2.5 tỷ SEK (tơng đơng với 415 triệu USD). Nhà máy giấy Bãi Bằng đợc xây dựng với quy mô lớn và hiện đại có trụ sở tại thị trấn Phong Châu - Huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ, với công suất thiết kế là 55.000 tấn/năm.
Năm 1982 nhà máy đã đợc khánh thành và đi vào hoạt động. Đến nay, Bãi Bằng đã trở thành tổ hợp công nghiệp giấy lớn nhất Việt Nam, luôn đi đầu ngành cả về số lợng lẫn chất lợng, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển Văn hoá- Giáo dục- Kinh tế đất nớc. Sản phẩm sản xuất chủ yếu của Công ty là giấy in và giấy viết có chất lợng cao, bao gồm các loại giấy cuộn, giấy ram từ khổ Ao-
A4, giấy photocopy, giấy tập, vở học sinh, giấy in, giấy telex... độ trắng của giấy (ISO) từ 90o đến 95o ISO. Sản phẩm của Công ty đợc phân phối khắp trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố nh: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và xuất khẩu sang các nớc nh: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Mianma, Lào, Sirilanka, HồngKông...
I.2. Qúa trình phát triển của công ty Giấy Bãi Bằng
* Giai đoạn 1: từ 1982 đến 1990
Đây là giai đoạn sản xuất kinh doanh ban đầu sau khi khánh thành với đặc điểm là tiến dần đến sử dụng 100% nguyên liệu trong nớc cho sản xuất giấy, không còn sử dụng bột nhập ngoại với sự giúp đỡ của chuyên gia nớc ngoài cả về tài chính, kỹ thuật và quản lý. Tuy nhiên, bất lợi lớn nhất là trong cơ chế kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, sản xuất của nhà máy gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là do nguyên nhiên liệu và các vật t đầu vào luôn trong tình trạng thiếu thốn, không đáp ứng đợc nhu cầu sản xuất. Trong thời gian này nhịp độ sản xuất phát triển không đồng đều, sản lợng giấy hàng năm chỉ đạt mức trên dới 50% công suất thiết kế với chất lợng không cao. Lợi nhuận đạt đợc quá thấp, nên đời sống của ngời lao động cha đợc cải thiện rõ rệt.
* Giai đoạn 2 : từ năm 1990 đến nay:
Trong giai đoạn này, Thuỵ Điển chấm dứt viện trợ toàn bộ cho công trình, công ty gặp khó khăn về tài chính, kỹ thuật nhng bù lại công ty đợc vận hành trong cơ chế thị trờng đã bắt đầu phát huy tác dụng mạnh mẽ. Những năm đầu của thập niên 90 do ảnh hởng của cuộc khủng hoảng kinh tế từ cuối những năm 1980 làm cho nhu cầu về giấy giảm sút. Mặt khác, giấy ngoại do không đợc quản lý tốt đã tràn ngập thị trờng làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn. Năm 1993 chỉ sản xuất đợc 32.000 tấn giấy và không có lãi.
Những năm cuối thập niên 90, tình hình thị trờng giấy có nhiều biến động theo hớng có lợi cho sản xuất kinh doanh. Với việc Chính phủ tăng thuế nhập khẩu giấy đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 1995 sản lợng giấy đạt 50.062 tấn đạt 92,03 % công suất thiết kế. Năm 1996 trong khi các doanh nghiệp khác đều báo lỗ riêng Công ty giấy Bãi Bằng vẫn đạt mức lãi 42,8 tỷ đồng, cũng trong năm này sản lợng giấy đạt 57.027 tấn vợt công suất thiết kế (công suất thiết kế là 55.000 tấn giấy/năm). Đến năm 2001 sản lợng giấy sản xuất đạt 73.233 tấn, doanh thu 793.175 triệu đồng, lợi nhuận đạt 60.168 triệu đồng.