Vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ trong chuyển giao công nghệ:

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá thực trạng về chuyển giao công nghệ (Trang 73 - 76)

- Các công nghệ chuẩn bị đ−ợc áp dụng: Các công nghệ về chế biến dầu khí bao gồm các công nghệ về các quá trình chế biến vật lý trong lọc dầu (ch−ng

2/ Vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ trong chuyển giao công nghệ:

Có thể thấy đối với hầu hết các dự án đầu t− theo h−ớng nâng cấp, cải tiến công nghệ (và thiết bị) cũ và nhân bản các dây chuyền sản xuất, vấn đề bản quyền công nghệ th−ờng không đ−ợc đặt ra hoặc không đ−ợc thực hiện một cách bài bản, đúng luật.

Do tính pháp lý trong chuyển giao công nghệ và đăng ký bản quyền còn lỏng lẻo hoặc ch−a đ−ợc tôn trọng, nên trong thực tế đã nảy sinh một số vụ tranh chấp, khiếu nại liên quan đến bản quyền sáng chế tại một số đơn vị sản xuất hoặc giữa đơn vị sản xuất và đơn vị nghiên cứu công nghệ, giữa đơn vị và cá nhân. Vụ việc khiếu nại về bản quyền sáng chế liên quan đến việc cải tiến công nghệ và thiết bị sản xuất PLNC tại một số đơn vị sản xuất PLNC ở n−ớc ta cách đây vài năm là ví dụ cụ thể về vấn đề nàỵ

Liên quan đến tình trạng này, chuyển giao công nghệ ở n−ớc ta có một số đặc điểm sau:

- Với các công nghệ có các yếu tố n−ớc ngoài, thì vấn đề thực hiện chuyển giao công nghệ t−ơng đối đơn giản thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ đ−ợc ký kế;

+ Hoặc là vấn đề bản quyền công nghệ còn không đ−ợc tách riêng khỏi hợp đồng chung về mua bản thiết bị- công nghệ (nhất là với các dự án đầu t− quy mô nhỏ)

+ Hoặc vấn đề bản quyền công nghệ không đ−ợc tính đến với những dự án chế thử hoặc chủ đầu t− cùng tham gia phát triển công nghệ;

+ Hoặc vấn đề bản quyền công nghệ đ−ợc tính đến (với những công nghệ đã đ−ợc công nhận độc quyền)

- Trên cơ sở Luật chuyển giao công nghệ và trong quá trình hội nhập quốc tế, vấn đề chuyển giao công nghệ ở Việt Nam sẽ dần theo đúng thông lệ chung;

- Đa số các công nghệ chuyển giao chủ yếu chỉ chú trọng khía cạnh kinh tế (hiệu quả kinh tế, chất l−ợng sản phẩm...) mà ít chú trọng đến các khía cạnh xã hội và môi tr−ờng;

- Hầu hết các doanh nghiệp chủ yếu chỉ phát triển công nghệ để phục vụ mục tiêu sản xuất kinh doanh tr−ớc mắt mà thiếu chiến l−ợc phát triển công nghệ một cách dài hạn.

IIỊ4.2. Trong CNDK

1/ Các ph−ơng thức chuyển giao công nghệ:

Do CNDK n−ớc ta mới phát triển trong thời gian gần đây nên trong các cơ sở sản của CNDK th−ờng chỉ hoạt động với công nghệ và thiết bị hiện đại nên hầu hết việc chuyển giao và phát triển công nghệ sản xuất trong CNDK n−ớc ta chỉ có 1 h−ớng duy nhất là đầu t− công nghệ (và thiết bị) mới:

Đăc điểm công nghệ:

- Công nghệ hiện đại, phức tạp, quy mô lớn;

- Công nghệ th−ờng bị vấn đề bản quyền ràng buộc.

Các h−ớng đầu t−:

- Đầu t− toàn bộ dây chuyền sản xuất mới (giàn khoan thăm dò và khai thác dầu khí, các dây chuyền hóa lỏng khí, các ph−ơng tiện chuyên chở, v.v...);

- Đầu t− cả nhà máy mới;

- Đầu t− cả tổ hợp sản xuất mới;

Ph−ơng thức đầu t−:

- Chủ đầu t− th−ờng thông qua các nhà t− vấn trong và ngoài n−ớc, hoặc/và ký kết hợp đồng mua bản quyền công nghệ. Trong một số tr−ờng hợp, bản quyền

công nghệ đi kèm thiết bị. Việc mua sắm thiết bị, vật t− th−ờng đ−ợc thông qua hình thức đấu thầu theo quy định.

- Liên doanh với các nhà đầu t− n−ớc ngoài để tận dụng công nghệ, vốn, thị tr−ờng.

Hiện nay nhiều dự án trong CNDK n−ớc ta có các nhà t− vấn quản lý và đầu t− từ Hoa kỳ, Nga, châu âu, v.v... Đa số các dự án lớn trong CNDK n−ớc ta trong thời gian qua và hiện nay đều đ−ợc đầu t− theo hình thức liên doanh.

Một số dự án tiêu biểu do PetroVietnam làm chủ đầu t−:

1. Dự án Nhà máy Phân đạm Phú Mỹ (công suất 760 nghìn tấn urê/năm tại Bà Rịa – Vũng Tàu), Nhà máy Phân đạm Cà Mau thuộc Tổ hợp Khí- Điện- Đạm Cà Mau (công suất 800 nghìn tấn urê/năm tại Cà Mau) . Các dự án trên đều hoạt động theo công nghệ đ−ợc chuyển giao từ n−ớc ngoài (xem mục IIỊ3.1, IIỊ3.2.)

2. Dự án Nhà máy chế biến khí Dinh Cố (công suất 4,2 triệu m3 khí /ngày) thành khí hóa lỏng (LPG) và condensate và có khả năng nâng công suất 2 tỉ m3 khí/năm.

3. Dự án đầu t− xây dựng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (tại Quảng Ngãi) với tổng vốn đầu t− 2,5 tỷ USD.

4. Dự án Tổ hợp Lọc- Hóa dầu Nghi Sơn (tại Thanh Hóa) với tổng vốn đầu t− 6 tỷ USD

Một số dự án tiêu biểu do PetroVietnam liên doanh đầu t−:

1. Các dự án khai thác dầu khí giữa PetroVietnam và Liên bang Nga (tr−ớc đây là Liên Xô) thông qua Xí nghiệp liên doanh Vietsopetrọ

2. Các dự án khai thác dầu khí giữa PetroVietnam và các đối tác n−ớc ngoài khác.

3. Dự án Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn (tại Bà rịa – Vũng Tàu) liên doanh giữa PetroVietnam với VINACHEM và 2 đối tác Thái Lan, tổng mức đầu t− trên 3,77 tỷ USD

4. Các dự án sản xuất quy mô vừa và nhỏ nh− DOP (công suất 30 nghìn tấn/năm), PVC ( công suất 100 nghìn tấn năm), PP (công suất 150 nghìn tấn/năm), PS (công suất 60 nghìn tấn/năm), PE (công suất 350 nghìn tấn/năm) PET (công suất 130 nghìn tấn/năm), v.v... đều là các liên doanh giữ PetroVietnam, các đối tác trong n−ớc và n−ớc ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaixia, Xingapo, v.v... ).

Có thể thấy ở n−ớc ta do hầu hết các dự án đầu t− thuộc CNDK đều thuộc các dự án lớn, mới, nên vấn đề bản quyền công nghệ th−ờng đã đ−ợc đặt ra và thực hiện một cách bài bản, đúng luật với tính pháp lý cao trong chuyển giao công nghệ và đăng ký bản quyền theo thông lệ quốc tế, nên trong thực tế ít (hoặc không) nảy sinh các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến bản quyền công nghệ.

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá thực trạng về chuyển giao công nghệ (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)