Công nghệ sản xuất các sản phẩm cuối dòng hoặc sản xuất quy mô nhỏ với vốn đầu t− thấp (nh− sản xuất các chất giặt rửa, pin, ắc quy, v.v )

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá thực trạng về chuyển giao công nghệ (Trang 58 - 61)

nhỏ với vốn đầu t− thấp (nh− sản xuất các chất giặt rửa, pin, ắc quy, v.v...) th−ờng có điều kiện đổi mới nhanh hơn. Thực tế cho thấy đến nay hầu hết các dây chuyền sản xuất các sản phẩm này đều đ−ợc nâng cấp hoặc đầu t− mới cả về công nghệ và thiết bị.

D−ới đây cúng ta xem xét tình hình thực tế thay đổi công nghệ sản xuất trong một số ngành hàng thuộc CNHC.

IIỊ2.2.1. Nhóm công nghệ sản xuất phân bón

- Công nghệ sản xuất supe phốt phát đơn

Tại các cơ sở sản xuất hiện tại, công nghệ sản xuất supe phốt phát đơn vẫn là công nghệ hóa thành buồng của Liên Xô cũ (từ những năm 1960) và hầu nh− không có các cải tiến đáng kể. Nguyên liệu là quặng apatit loại I và mới đây sử dụng thêm tinh quặng apatit tuyển.

- Công nghệ sản xuất PLNC

Công nghệ sản xuất PLNC áp dụng tại các cơ sở sản xuất ở n−ớc ta hiện nay đã đ−ợc cải tiến và thay đổi rất nhiều so với những năm 60 của thế kỷ tr−ớc. Hiện tại trong sản xuất PLNC, công nghệ mới (bao gồm cả thay đổi thiết kế lò cao và thay đổi quy trình vận hành lò...) đã cho phép dùng than antraxit thay thế hoàn toàn than cốc, đạt công suất lò rất cao (đến 11-12 tấn/giờ, lớn hơn tr−ớc đây hàng chục lần), đồng thời các chỉ tiêu đầu vào sản xuất (về than, điện, v.v...) đều giảm đáng kể. Nguyên liệu cung cấp lân cho sản xuất hoàn toàn là quặng apatit loại II Lào Caị

- Công nghệ sản xuất phân đạm từ than

Về cơ bản, đến nay ở n−ớc ta công nghệ sản xuất phân đạm từ than đang đ−ợc áp dụng vẫn là công nghệ cũ (sử dụng nguyên liệu than cục trong lò khí hóa). Tại Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, tuy các thiết bị khí hóa đã đ−ợc nâng cấp

và cải tiến (từ lò ghi cố định sang ghi quay và trong quá trình nâng cấp kỹ thuật năm 2003 nhiều thiết bị đã đ−ợc nâng cấp), nh−ng nguyên lý của công nghệ không thay đổi, chi phí về than còn caọ

Trong thời gian tới, công nghệ khí hóa mới sử dụng than cám trong sản xuất phân đạm sẽ thay thế công nghệ khí hóa sử dụng than cục hiện naỵ Các công nghệ mới về rửa khí, tổng hợp amoniac và tổng hợp urê đ−ợc thay đổi bằng các công nghệ có bản quyền và sẽ đ−ợc áp dụng tại Dự án mở rộng công suất Nhà máy Phân đạm Hà Bắc lên 500 nghìn tấn urê/năm và tại Nhà máy sản xuất phân đạm Ninh Bình (do VINACHEM đầu t− mới). Khi đó công nghệ sản xuất phân đạm từ than sẽ đ−ợc cải thiện cơ bản.

- Công nghệ sản xuất phân hỗn hợp NPK

Nhìn chung, công nghệ sản xuất các loại phân hỗn hợp NPK hiện nay ở n−ớc ta đ−ợc đánh giá là đạt trình độ trung bình trong khu vực.

Hiện không còn cơ sở nào sản xuất loại phân trộn dạng bột.

Công nghệ sản xuất loại phân trộn dạng hạt (loại 3 màu) về cơ bản không thay đổi so với tr−ớc đây nh−ng sẽ dần bị loại bỏ.

Công nghệ sản xuất phân NPK dạng một hạt tuy đến nay không thay đổi về nguyên lý so với tr−ớc đây, nh−ng thiết bị sản xuất đ−ợc nâng cấp. Nhiều cơ sở sản xuất của VINACHEM hoặc liên doanh của VINACHEM đã áp dụng ph−ơng pháp tạo hạt (vê viên) bằng thùng quay và sử dụng hơi n−ớc, là ph−ơng pháp tạo hạt tiên tiến hiện naỵ

- Công nghệ sản xuất phân phức hợp

Hiện mới có công nghệ sản xuất DAP đ−ợc nhập khẩu mới, trình độ hiện đại t−ơng đ−ơng các n−ớc trong khu vực. Công nghệ này sẽ đ−ợc áp dụng lần đầu vào đầu năm 2009 khi Nhà máy DAP Đình Vũ của VINACHEM đi vào hoạt động.

IIỊ2.2.2. Nhóm công nghệ sản xuất thuốc BVTV

- Công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Hiện nay ở n−ớc ta, công nghệ sản xuất các loại thuốc BVTV chủ yếu vẫn là gia công, với trình độ công nghệ đang ở mức trung bình của khu vực.

Công nghệ sản xuất hoạt chất mới đang ở b−ớc đầu phát triển. Hiện mới có một vài cơ sở liên doanh của VINACHEM sản xuất đ−ợc hoạt chất thuốc trừ nấm bệnh (nh− validamyxin) và một số phụ gia với công suất rất nhỏ.

Công nghệ sản xuất thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học cũng đã đ−ợc thực hiện nh−ng mới ở quy mô sản xuất thí nghiệm, sản xuất quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ. Một số thuốc loại này nh− các chế phẩm Bt, thuốc có sử dụng hạt Neem (xoan ấn Độ), v.v...đã đ−ợc VIPESCO và một vài cơ sở khác sản xuất và đ−a ra thị tr−ờng trong n−ớc.

IIỊ2.2.3. Nhóm công nghệ sản xuất các sản phẩm cao su

- Công nghệ sản xuất các sản phẩm cao su

Công nghệ sản xuất các sản phẩm săm lốp xe đạp, xe máy của các doanh nghiệp trong ngành đ−ợc đánh giá là đạt trình độ trung bình của khu vực.

Riêng về sản xuất lốp ô tô, hiện đa số các doanh nghiệp trong n−ớc mới có công nghệ sản xuất các loại lốp bố chéo (BIAS) và trình độ công nghệ, thiết bị tại một số doanh nghiệp lớn đ−ợc đánh giá t−ơng đ−ơng với các n−ớc trong khu vực. Mới có một số ít doanh nghiệp đã đầu t− và áp dụng công nghệ sản xuất lốp radial bán thép cỡ vành nhỏ (13-14 inch).

Hiện có một số cơ sở sản xuất ở n−ớc ta đang nghiên cứu thử nghiệm hoặc nhập khẩu công nghệ sản xuất các loại lốp radial bố toàn thép cỡ vành lớn dùng cho các loại xe tải và xe khách.

Công nghệ sản xuất các loại lốp ô tô cỡ lớn, siêu trọng cũng đã đ−ợc áp dụng tại DRC và có rất nhiều triển vọng phát triển.

Công nghệ sản xuất một số sản phẩm lốp máy bay cỡ nhỏ cũng đã đ−ợc thử nghiệm áp dụng nh−ng ch−a có khả năng đ−a ra sản xuất quy mô lớn.

IIỊ2.2.4. Nhóm công nghệ sản xuất hóa chất cơ bản

- Công nghệ sản xuất các sản phẩm hóa chất vô cơ cơ bản

+Axit sunfuric: Về cơ bản, sau khi đ−ợc nâng cấp, hiện nay công nghệ sản xuất axit sunfuric tại hầu hết các cơ sở sản xuất đã có b−ớc nhảy vọt về hiệu suất chuyển hóa nguyên liệu (l−u huỳnh) và chỉ tiêu SOx trong khí thải (nhỏ hơn 1500 mg/m3) đạt yêu cầu hiện hành theo của Việt Nam (TCVN 5939-2005).

Trình độ công nghệ sản xuất axit sunfuric trong n−ớc đ−ợc coi nh− t−ơng đ−ơng với trình độ các n−ớc thuộc khu vực Đông Nam á.

+ Xút-clo: Hầu hết các nhà máy sản xuất xút trong n−ớc đều dùng công nghệ màng ngăn (diafram) với anôt titan phủ ruteni oxit.

Một số cơ sở mới đầu t− (nh− tại SBCC và Công ty Bột ngọt VEDAN) đã áp dụng công nghệ màng chọn lọc ion (membrane) và cho chất l−ợng xút cao hơn. Công ty cổ phần Hóa chất Việt Trì đang đầu t− thêm 1 dây chuyền 10 nghìn tấn xút/năm áp dụng công nghệ membranẹ Xu h−ớng đầu t− nâng cấp lên sử dụng thùng điện phân với membrane đang là sự lựa chọn của nhiều cơ sở sản xuất xút-clọ

+ Phốt pho vàng: Công nghệ sản xuất phốt pho vàng theo ph−ơng pháp nhiệt tại Lào Cai tuy mới đ−ợc áp dụng ở n−ớc ta và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao nh−ng vẫn thuộc vào loại công nghệ có trình độ lạc hậu, còn nhiều vấn đề môi tr−ờng cần giải quyết.

+ Natri silicat: Công nghệ phổ biến đ−ợc dùng để sản xuất sản phẩm này là công nghệ dùng lò bằng với nguyên liệu là sôđa (nhập khẩu) và cát thạch anh (nguyên liệu trong n−ớc).

Công nghệ (ph−ơng pháp) sản xuất natri silicat đi từ xút lỏng và cát thạch anh và sử dụng autoclave thiết kế trong n−ớc cũng đã đ−ợc áp dụng có hiệu quả tại một số cơ sở sản xuất và đ−ợc coi là ph−ơng pháp thay thế ph−ơng pháp đi từ nguyên liệu sô đa khi giá sô đa lên cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm natri silicat.

+ Alumin và các loại phèn nhôm: Nhà máy Hóa chất Tân Bình (thuộc SBCC) là cơ sở sản xuất alumin (đi từ bôxit) và các loại phèn nhôm đã 40 năm. Công nghệ sản xuất các loại sản phẩm trên tại đây đ−ợc xem là t−ơng đ−ơng với trình độ các n−ớc trong khu vực. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề về công nghệ, môi tr−ờng còn phải tiếp tục khắc phục nhất là vấn đề xử lý bùn đỏ. Công nghệ sản xuất phèn nhôm đi từ nguyên liệu cao lanh là công nghệ lạc hậu, tiềm ản khả năng gây ô nhiễm môi tr−ờng và đang có xu h−ớng bị dẹp bỏ.

Sắp tới sẽ có nhiều dự án lớn về sản xuất alumin (của VINACHEM, VINACOMIN, v.v...) nên chắc chắn công nghệ này sẽ phát triển hơn.

+ Bột nhẹ: Nhìn chung công nghệ sản xuất bột nhẹ của các cơ sở trong n−ớc đều ở trình độ thấp nên hầu hết sản phẩm bột nhẹ đề thấp hạt thô, độ phủ thấp, độ kiềm cao, v.v...) và chỉ đáp ứng một vài ứng dụng thông th−ờng (chất độn cho chất dẻo, giấy, cao su, sơn thông dụng, v.v...). Ch−a có cơ sở nào sản xuất đ−ợc bột nhẹ cao cấp đáp ứng các yêu cầu d−ợc phẩm, mỹ phẩm, sơn cao cấp.

+ Đất đèn: Hiện cả n−ớc có một vài cơ sở sản xuất đất đèn (CaC2). Tuy nhiên tất cả các cơ sở đều hoạt động theo công nghệ và thiết bị trình độ thấp, năng suất thấp, chi phí giá thành cao và nhất là gây ô nhiễm môi tr−ờng.

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá thực trạng về chuyển giao công nghệ (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)