Môi trờng nhân khẩu học:

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp Marketing - Mix nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Cty Giấy Bãi bằng khi hội nhập AFTA (Trang 27 - 29)

III. Đặc điểm thị trờng giấy và Marketing trong ngành giấy Việt Nam

a.Môi trờng nhân khẩu học:

Điều quan tâm của các nhà làm Marketing tới môi trờng là yếu tố nhân khẩu học. Quy mô tăng dân số ở các khu vực, các vùng khác nhau sẽ ảnh hởng đến thị trờng vì thị trờng do con ngời tạo ra.

Việt Nam là một nớc có tốc độ tăng dân số cao, thuộc vào những nớc có tốc độ tăng dân số cao nhất thế giới, trung bình mỗi năm tăng 2,1%. Thu nhập của ngời dân còn thấp so với thế giới nhng đã tăng nhiều hơn so với thời kỳ trớc đây. Thu nhập đầu ngời của ngời dân Việt Nam năm 2001 đạt mức gần 400 USD/ ngời/năm. Tại các thành phố lớn thu nhập đầu ngời có cao hơn, trung bình từ 800 USD trở lên nên sức mua tại đây lớn hơn. Do đó mà nhu cầu tiêu thụ giấy cũng tăng lên. Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho công ty trong thời gian tới khi mà công ty đang chuẩn bị đầu t, nâng cấp dây chuyền sản xuất giấy đa công suất thiết kế lên 100.000 tấn giấy/năm.

Bảng 2.2 : Tốc độ tăng dân số Việt Nam giai đoạn 1995 - 2001 Năm Dân số (1.000 ngời) Tốc độ tăng (%)

1995 1996 71.995,5 73.156,7 1,65 1,61

1997 1998 1999 2000 2001 74.306,7 75.456,3 76.596,7 77.635,4 79.700,0 1,57 1,55 1,51 1,36 2,65

(Nguồn : Khai thác trên mạng internet)

Theo dự báo nhu cầu tiêu thụ giấy, nếu GDP tăng 1% thì nhu cầu tiêu thụ giấy tăng 1,2%. Nh vậy, năm 1996 – 2000, mức tăng trởng GDP bình quân của nớc ta là 7% thì nhu cầu tiêu thụ giấy là 8,4%, nhng thực tế thì mức tiêu thụ giấy gần gấp đôi (bình quân 16%/năm), đạt 591.000 nghìn tấn/năm. Trong khi đó, năm 2001, GDP của Inđônêxia chỉ tăng 3,5%, nhng tiêu thụ giấy tăng 7%. Tiêu dùng tính theo đầu ngời năm 2001 của Inđônêxia là 23,6kg (năm 1997 mới chỉ 16,5kg). Còn Thái Lan dự kiến năm 2002, GDP tăng 4 – 5%. Lạm phát 0,4% thì nhu cầu tiêu dùng bột và giấy 7%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng trởng nhanh về nhu cầu tiêu thụ giấy trong những năm 90 là do GDP tăng, tốc độ tăng dân số, tốc độ tăng trởng công nghiệp và đầu t, đời sống văn hoá - xã hội tăng.

Bảng 2.3: Phát triển văn hoá - giáo dục (Chỉ tính số học sinh phổ thông, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học)

Năm 1996 - 1997 1997 - 1998 1998 - 1999 1999 - 2000 2000 - 2001 Số ngời đi học

(1.000 ngời) 17.509,9 18.365,2 18.689,9 18.879,0 19.314,9

(Nguồn : Niên giám thống kê năm 2001)

Nhìn chung quy mô thị trờng giấy Việt Nam khá lớn và tăng với tốc độ nhanh. Hơn nữa dân số nớc ta là dân số trẻ nên nhu cầu về những sản phẩm nh giấy, vở .... là rất lớn do nhu cầu học hành tăng, nên ngành giấy sẽ có một thị tr- ờng tiêu thụ phát triển trong tơng lai. Đây là một thuận lợi cho công ty khi đứng trớc một thị trờng đầy triển vọng trong cả hiện tại và tơng lai. Đồng thời đây cũng là một thách thức rất lớn đối với ngành công nghiệp giấy Việt Nam vì sẽ làm tăng lợng giấy nhập khẩu vào nớc ta do giấy là một trong những mặt hàng mà nhà nớc không quy định hạn chế nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp Marketing - Mix nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Cty Giấy Bãi bằng khi hội nhập AFTA (Trang 27 - 29)