Tình hình chung về lực lượng lao động của ngành cơng nghiệp Việt Nam:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thiện quản trị nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su (Trang 27 - 29)

Việt Nam cĩ qui mơ dân số vào loại lớn đĩ là vốn quý, là tiềm năng rất lớn phục vụ cho cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện

1.3.2Tình hình chung về lực lượng lao động của ngành cơng nghiệp Việt Nam:

Việt Nam đang trong giai đoạn tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hĩa trong điều kiện hội nhập cùng với sự phát triển của kinh tế tri thức. Cơ hội phát triển cĩ nhiều, nhưng sự khĩ khăn và thử thách cũng khơng kém phần khắc nghiệt. Thực tế đã chứng minh rằng, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển nhân tố con người là con đường ngắn nhất để chiếm lĩnh ưu thế cạnh tranh trong mơi trường hội nhập ngày một rộng lớn .

Lao động Việt Nam được đánh giá là khéo léo, thơng minh, sáng tạo, tiếp thu nhanh những kỹ thuật và cơng nghệ hiện đại được chuyển giao từ bên ngồi. Tuy vậy, trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất thực tế mang tính chuyên nghiệp, thì sự

yếu kém về chất lượng thể hiện rất rõ, nhất là trong lĩnh vực cơng nghiệp. Khĩ khăn và thử thách lớn nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khơng phải là thiếu vốn hay trình độ trang bị kỹ thuật chưa hiện đại mà làm thế nào để quản trị nguồn nhân lực cĩ hiệu quả .

Theo thống kê và đánh giá của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội thì hai thách thức về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là:

- Lực lượng lao động nước ta đơng đảo (khoảng 40 triệu lao động vào năm 2005), nhưng tỉ lệ lao động qua đào tạo cịn rất thấp. Một bộ phận lớn thanh niên trong độ tuổi 18 – 23 (khoảng 80%) bước vào thị trường lao động, nhưng chưa qua đào tạo nghề. Lao động phổ thơng dư thừa lớn, song thiếu lao động kỹ thuật lành nghề, thiếu chuyên gia, doanh nhân, nhà quản lý, cán bộ khoa học cơng nghệ trình độ cao.

- Lực lượng lao động nước ta cịn hạn chế về ý thức, tác phong cơng nghiệp, thể lực và trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ, năng lực hành nghề chưa đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực của người sử dụng lao động, nên cịn một tỷ lệ đáng kể lao động qua đào tạo khơng tìm kiếm được việc làm thích hợp hoặc khơng làm đúng với trình độ và ngành nghề được đào tạo. So với các nước trong khu vực, thứ bậc xếp hạng về chất lượng nguồn nhân lực nước ta cịn thấp (Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 so với Trung Quốc là 5,73/10 và Thái Lan là 4,04/10). Nước ta khơng chỉ thiếu lực lượng cán bộ kỹ thuật, mà cịn thiếu trầm trọng cả đội ngũ hành chính, cán bộ quản lý chất lượng cao.

Như vậy, để tạo được đội ngũ lao động cĩ chất lượng để phục vụ cho tiến trình hiện đại hĩa- cơng nghiệp hĩa nước nhà thì trọng tâm phải dựa vào sự phát triển của hai quốc sách hàng đầu là giáo dục- đào tạo và khoa học cơng nghệ. Các chương trình đào tạo của Việt Nam nĩi chung nhấn mạnh đào tạo kiến thức lý thuyết chứ chưa quan tâm đến các kỹ năng thực hành. Sinh viên ra trường khơng phải bắt tay ngay vào cơng việc mà luơn phải qua một thời gian đào tạo lại. Chất lượng đào tạo hấp dẫn đến nguồn nhân lực của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển chung.

Bên cạnh đĩ, việc hướng nghiệp cho học sinh phổ thơng ngay từ khi cịn ngồi trên ghế nhà trường cần được đặc biệt quan tâm. Đồng thời, cần đưa ra một cơ chế phù hợp tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển. Cĩ như thế mới chuẩn bị được cho nền cơng nghiệp nước nhà một lực lượng lao động đủ sức đáp ứng nhiệm vụ trong quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thiện quản trị nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su (Trang 27 - 29)