Kinh nghiệm quốc tế trong đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh (Trang 30 - 33)

(được đúc kết theo tiêu chuẩn Basel về quản trị rủi ro tín dụng):

- Sự am tường của lãnh đạo về rủi ro và lợi ích trong hoạt động tài chính của NH - Khuôn khổ báo cáo quản trị hiệu quả và có hiệu lực cho phép thông tin tới tất cả các cấp ra quyết định kinh doanh của NH

- Mức độ hiệu quả trong truyền đạt thông tin của các báo cáo cho cấp quản lý

Tổ chức quản trị rủi ro

- Sự phù hợp của cơ cấu tổ chức việc kiểm soát và quản trị rủi ro

- Sự phù hợp của các phương pháp về quản trị rủi ro thị trường, tín dụng, hoạt động, pháp lý và công nghệ

- Kỹ năng để thực hiện quy trình và giám sát các giao dịch tài chính phức tạp của đội ngũ cán bộ.

Phương pháp đo lường rủi ro

- Sự hợp lý của công nghệ đo lường với tất cả các loại rủi ro

- Khả năng đo lường được độ nhạy cảm về thu nhập và vốn trong tình huống “chắc chắn xảy ra” hoặc tình huống xấu

- Khả năng cho phép so sánh các danh mục, đối tác và các khu vực kinh tế

- Khả năng tổng hợp những rủi ro riêng biệt vào chung một danh mục và tính tới các mối tương quan của sản phẩm và thị trường

- Khả năng tổng hợp các khoản thất thoát do rủi ro ở các cấp độ

Chính sách, quy trình quản trị rủi ro

- Đảm bảo rằng công tác quản trị rủi ro của NH là phù hợp với mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ của NH

- Khả năng giảm thiểu rủi ro tiềm năng

- Mức độ phổ biến tới tất cả các nhân viên, giám sát việc tuân thủ chính sách, quy trình

- Khả năng đảm bảo các khoản thất thoát là phù hợp với mức độ rủi ro có thể chấp nhận được của NH theo các hạn mức áp dụng

- Các hạn mức áp dụng cho phép điều hành hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận và hiệu quả.

Cơ sở hạ tầng công nghệ và các hệ thống hiện tại: hỗ trợ cho việc thu thập, phân tích và truyền đạt thông tin về rủi ro của tất cả các sản phẩm, hoạt động của NH mà không gây cản trở nào đến tăng trưởng và phát triển kinh doanh của NH.

KẾT LUẬN: Chương I đã khái quát các dạng rủi ro trong hoạt động của NHTM, đặc biệt tập trung phân tích khái niệm, hình thức, nguyên nhân và tác động của rủi ro tín dụng. Hơn nữa, với đối tượng khách hàng xác định là DNVVN, chương I đã tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm, tình hình phát triển của loại hình doanh nghiệp này, đồng thời phân tích rõ quy trình rủi ro tín dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành (Basel II), kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trên thế giới. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, sang Chương II tôi sẽ trình bày cụ thể thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng DNVVN của NHNo khu vực TPHCM đang áp dụng, những điểm tương đồng, khác biệt, mặt tích cực và yếu kém so với lý thuyết và tình hình chung.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DNVVN CỦA NHNo&PTNT KHU VỰC TPHCM

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)