Về phía DNNVV

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh (Trang 76 - 77)

- Lãnh đạo DN phải tự nâng cao năng lực quản lý điều hành. Do các DNVVN thường phát triển từ cơ sở kinh doanh gia đình, có kinh nghiệm, quản lý theo kiểu gia đình trị. Do đó, kiến thức về tài chính, quản trị rủi ro, phát triển thương hiệu… chưa nhiều. Lãnh đạo DN phải tích cực đào tạo nguồn nhân lực, chủ động và sáng tạo áp dụng các kiến thức công nghệ mới, các chương trình quản lý kinh tế vào sản xuất kinh doanh.

- Minh bạch hoạt động kinh doanh, tài chính, sử dụng hệ thống sổ sách, kế toán theo chuẩn mực và quy định của nhà nước, giúp cho việc quản lý tốt hoạt động kinh doanh của DN, đồng thời là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh. Đây

là cơ sở quan trọng để NH đánh giá tình hình tài chính DN và ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vốn.

- Phân định rõ tài sản của DN, chủ doanh nghiệp làm cơ sở cho việc thế chấp khi vay vốn NH. Trung thực với tình hình tài chính của mình, đánh giá cẩn thận hiệu quả phương án vay vốn, không tự lừa dối mình với những tính toán quá lạc quan.

- Đồng thời, phải nỗ lực để nâng cao năng lực của mình như bổ sung vốn chủ sở hữu bằng các hình thức như: kêu gọi thành viên tăng vốn góp, tích lũy vốn từ lợi nhuận hàng năm... Các DNNVV cần có chiến lược phát triển kinh doanh, chủ động việc xây dựng dự án, phương án đầu tư phù hợp với năng lực về vốn, công nghệ và con người. Đặc biệt chú trọng đến phương án lựa chọn công nghệ đảm bảo tính tiên tiến, hiện đại, tự động hóa sản phẩm có tính cạnh tranh, chất lượng sản phẩm cao.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh (Trang 76 - 77)