Giới thiệu NHNo&PTNT Việt Nam và trên địa bàn TPHCM

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh (Trang 33)

2.1.1. Hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – tên tiếng Anh là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, gọi tắt là Agribank. Đây là NHTM quốc doanh, giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. NHNo hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN Việt Nam.

Được thành lập từ ngày 26/03/1988, tên gọi là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, đến cuối 14/11/1990 được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, và từ cuối năm 1996, NH được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một NHTM, NHNo được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Hiện nay, NHNo là NHTM lớn nhất Việt Nam về quy mô nguồn vốn, mạng lưới chi nhánh và đội ngũ cán bộ nhân viên, đồng thời đứng đầu trong số 200 DN lớn nhất Việt Nam do Chương trình phát triển liên hiệp quốc (UNDP) xếp hạng năm 2007. Tính đến tháng 3/2008, NHNo có tổng nguồn vốn trên 341 ngàn tỷ đồng, trong đó vốn tự có

và các quỹ trên 20 ngàn tỷ đồng. NHNo có hơn 2,200 chi nhánh và điểm giao dịch trên khắp cả nước, phủ đến tận đơn vị xã, huyện. Đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo trên 30,000 người, đây là đội ngũ nhân viên tận tuỵ, ham học hỏi và có khả năng tiếp cận nhanh các kiến thức, kỹ thuật hiện đại.

Ngoài thị trường chủ lực là kinh tế nông nghiệp, cùng với sự lớn mạnh của hệ thống, sự phát triển kinh tế đất nước, NHNo còn tạo được vị thế trong nhiều lĩnh vực:

- Quan hệ quốc tế về kinh doanh, đối ngoại, nhân sự. NHNo nhận được sự tài trợ của các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế như WB, ADB, IFAD, NH tái thiết Đức… đổi mới công nghệ, đào tạo nhân viên. NHNo cũng là NH hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của WB, ADB, AFD. Các dự án nước ngoài đã tiếp nhận và triển khai đến cuối tháng 2/2007 là 103 dự án với tổng số vốn trên 3,6 tỷ USD, số vốn qua NHNo là 2,7 tỷ USD, đã giải ngân được 1,1 tỷ USD.

- Đầu tư đổi mới công nghệ NH phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ NH tiên tiến. NHNo là NH đầu tiên hoàn thành giai đoạn 1 Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do NH Thế giới tài trợ và đang tích cực triển khai giai đoạn II của dự án này. Hiện NHNo đã vi tính hoá hoạt động kinh doanh từ Trụ sở chính đến hầu hết các chi nhánh trong toàn quốc; và một hệ thống các dịch vụ NH gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. Đến nay, NHNo hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ NH hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.

- Là một trong số NH có quan hệ NH đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 979 NH đại lý tại 113 quốc gia và vùng lãnh thổ tính đến tháng 2/2007. Là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội NH Châu Á (ABA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm

1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản năm 2002.

Với vị thế là NH thương mại hàng đầu Việt nam, với phương châm “Mang phồn thịnh đến với khách hàng”, NHNo đã nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.

Dự kiến chỉ tiêu tăng trưởng năm 2008 của NHNo Việt Nam.

- Nguồn vốn tăng tối thiểu 18-20% so với năm 2007

- Dư nợ cho vay nền kinh tế (không tính ủy thác đầu tư): tăng từ 16-18% so với năm 2007, tỷ lệ dư nợ cho vay chiếm tối đa 80% tổng nguồn vốn.

- Trong đó dư nợ cho vay-trung dài hạn: Chiếm tối đa 50% tổng dư nợ. Tỷ trọng cho vay phục vụ nông nghiệp- nông thôn từ 65%-70%. Nợ xấu dưới 5%.

- Lợi nhuận tăng: tối thiểu 10% so với năm 2007 - Thu ngoài tín dụng tăng 25% so với năm 2007 - Phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro theo quy định - Thu nhập người lao động tăng trên 10%

Định hướng phát triển đến 2010 của NHNo:

- Giữ vững và củng cố vị thế chủ đạo trong vai trò cung cấp tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, tập trung đầu tư phát triển các phân khúc thị trường đem lại hiệu quả cao tại khu vực đô thị, khu công nghiệp...

- Phát triển thương hiệu và xây dựng văn hóa doanh nghiệp NHNo, từng bước đưa NHNo trở thành lựa chọn số một đối với khách hàng hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Phấn đấu 2008 đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% bằng việc thực hiện đầy đủ các cam kết về xử lý nợ xấu và có cơ chế tăng vốn điều lệ.

- Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế để phát triển bền vững.

- Triển khai áp dụng công nghệ thông tin, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ NH, xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản trị trên nền tảng của hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Cải tổ NHNo theo hướng trở thành một Tập đoàn tài chính đa ngành, đa lĩnh vực, đa sở hữu hàng đầu tại Việt Nam.

2.1.2. Hệ thống NHNo & PTNT trên địa bàn TPHCM 2.1.2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế TPHCM 2.1.2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế TPHCM

TPHCM nằm ở vùng nam bộ trù phú, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Chiếm 0,6% diện tích và 7% dân số so với cả nước, TPHCM nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hiện là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất nước.

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam và TPHCM Đvt: %/Năm

Năm 2005 2006 2007 2008 (Dự kiến)

Việt Nam 8.44 8.17 8.44 7.5-8

TPHCM 12.2 12.5 12.6 11

“Nguồn: Số liệu kinh tế xã hội của Cục thống kê TPHCM”

Với vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước, TPHCM đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá – du lịch, giáo dục – khoa học kỹ thuật – y tế lớn của cả nước, chiếm 20% GDP cả nước. Đặc biệt tập trung phát triển các ngành hàm lượng giá trị gia tăng cao như dịch vụ, nông nghiệp chất lượng cao, công nghiệp (bao gồm: cơ khí, hoá chất, điện tử, công nghệ thông tin, chế biến thực phẩm) (Nội dung chi tiết đề cập trong phụ lục số 2).

Các điểm nổi bật trong phát triển kinh tế TPHCM:

Thứ nhất: Thành phố là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước, kể từ khi Luật đầu tư được ban hành. Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước. Sản xuất công nghiệp TPHCM chiếm trên 30% tổng sản lượng cả nước.

Thứ hai: Thành phố luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước.

Thứ ba: Về thương mại, dịch vụ, thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước với giá trị xuất nhập khẩu chiếm 40% tổng trên cả nước.

Thứ tư: TPHCM là trung tâm tài chính NH lớn nhất Việt Nam, thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng NH và doanh số quan hệ tài chính - tín dụng. Doanh thu của hệ thống NH thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc

Thứ năm: TPHCM ngày càng khẳng định vai trò trung tâm giáo dục – đào tạo chất lượng cao của mình. Về công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đã phát triển theo chiều hướng ngày càng gia tăng, số lượng đào tạo thường năm sau cao hơn năm trước; loại hình đào tạo cũng đa dạng, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư.

Thứ sáu: thành phố cũng đã xây dựng và triển khai thực hiện 16 chương trình mục tiêu phát triển các ngành kinh tế mà thành phố có tiềm năng và lợi thế phát triển. Đó là các ngành sau: 1. Chế biến gỗ; 2. Chế biến thủy sản, 3. Điện tử, 4. Dệt – May, 5. Da – Giày, 6. Cơ khí, 7. Nhựa - Cao su, 8. Công nghiệp hóa chất, 9. Chế biến Lương thực - Thực phẩm, 10. Công nghệ thông tin, 11. Kinh doanh BĐS , 12. Xây dựng, 13. Giao thông vận tải, 14. Thương mại, 15. Du lịch, 16. Tài chính - Ngân hàng.

Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Đặc biệt, với vai trò trung tâm kinh tế - tài chính của cả nước, địa bàn TPHCM là thị trường hoạt động cực kỳ sôi động và sức ép cạnh tranh giữa các NH là rất lớn. Hiện nay trên địa bàn TPHCM tập trung nhiều NHTM hoạt động, Sự cạnh tranh không chỉ đến từ các NHTM CP trong nước, mà còn từ những NHNg, diễn ra trên mọi phương diện từ huy động vốn, cho vay, dịch vụ…

2.1.2.2. Hệ thống NHNo tại TPHCM

Hệ thống NHNo khu vực TPHCM hiện nay gồm 48 chi nhánh cấp 1, và hơn 150 phòng giao dịch trực thuộc được phân bố đều trên khắp các quận huyện.

STT Chi nhánh STT Chi nhánh STT Chi nhánh

1 Sài Gòn 17 Phú Mỹ Hưng 33 Bình Tân

2 Lý Thường Kiệt 18 Nam Sài Gòn 34 CN 3

3 An Phú 19 Quận 7 35 CN 4

4 Trường Sơn 20 Quận 10 36 CN 6

5 Phan Đình Phùng 21 Hùng Vương 37 CN 8

6 Quận 1 22 Tân Bình 38 CN 9

7 TPHCM 23 KCN Tân Bình 39 Mỹ Thành

8 Mạc Thị Bưởi 24 Tân Phú 40 CN 11

9 KCN Tân Tạo 25 Bình Thạnh 41 Bình Chánh

10 KCN Hiệp Phước 26 Phú Nhuận 42 Hóc Môn

11 Bến Thành 27 Gò Vấp 43 Xuyên Á

12 Miền Đông 28 Thủ Đức 44 An Sương

13 Chợ Lớn 29 Bình Triệu 45 Củ Chi

14 Quận 5 30 Đông Sài Gòn 46 Nhà Bè

15 Nam Hoa 31 Tây Sài Gòn 47 Phước Kiển

16 Tây Chợ Lớn 32 Bắc Sài Gòn 48 Cần Giờ

Đây là địa bàn kinh doanh chủ lực mang lại gần 30% tổng thu nhập toàn hệ thống, 28% tiền gửi toàn hệ thống và chiếm 19.5% tổng dư nợ. Tỷ lệ sử dụng vốn đạt

72.7% (chưa tính dự trữ bắt buộc và thanh toán) so với nguồn vốn, đảm bảo điều chuyển một lượng vốn đáng kể cho toàn ngành.

Chiếm 12.3% tổng huy động, dư nợ chiếm 10% tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TPHCM. Thị phần nguồn vốn giảm 1.1% và dư nợ giảm 2.1% so đầu năm do các chi nhánh chưa tận dụng lợi thế về mạng lưới, thương hiệu cạnh tranh với TCTD khác, thậm chí một số chi nhánh còn cạnh tranh nhau, nhất là khách hàng tiền gửi.

Trong điều kiện vốn tăng chậm, giảm mạnh tại một số thời điểm, các chi nhánh đã tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, cho vay có chọn lọc, giải quyết vốn thu mua lương thực xuất khẩu, nhập khẩu phân bón, chế biến hàng xuất khẩu. Đồng thời, thỏa thuận điều chỉnh lãi suất cho vay đối với dư nợ cũ theo lộ trình, phù hợp diễn biến thị trường, thỏa thuận giảm hạn mức tín dụng, giãn giải ngân đối với các dự án đảm bảo nguyên tắc không ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dự án. Cho vay bằng ngoại tệ chiếm 6.1% so tổng dư nợ và chiếm 29% so nguồn ngoại tệ, đảm bảo tự cân đối trên địa bàn và góp phần điều hoà cho hệ thống.

•Doanh số mua bán ngoại tệ: tiếp tục tăng trưởng, đạt 64% của năm 2007, thanh toán quốc tế tiếp tục phát triển ổn định, số món và doanh số thanh toán đều đạt trên 50% của năm 2007

•Công tác kiểm tra, kiểm soát: luôn được coi trọng và thực hiện thường xuyên theo đề cương của trụ sở chính và Văn phòng đại diện khu vực Miền Nam. Qua các đợt kiểm tra, đã phát hiện những sai sót và kịp thời sửa chữa.

•Công tác tuyên truyền quảng cáo, đào tạo đều được các chi nhánh tại TPHCM quan tâm, tập trung đầu tư, để nâng cao hình ảnh, vị thế của NHNo tại TPHCM.

•Kết quả tài chính: Trong tình hình kinh tế khó khăn, nhưng quỹ thu nhập các chi nhánh đạt 509.3 tỷ đồng, bằng 47% năm 2007 và 66% so cùng kỳ; 41/48 chi nhánh có quỹ thu nhập dương, nhiều chi nhánh có quỹ thu nhập cao như Sài Gòn, Mạc Thị Bưởi, TPHCM, CN 6, Quận 10… 7 chi nhánh có quỹ thu nhập âm do chi nhánh chưa

thu được các khoản nợ lãi cho vay trung, dài hạn đến hạn, chi phí lãi suất đầu ra cao trong khi việc điều chỉnh các món vay cũ gặp khó khăn hoặc do chi nhánh mới nâng cấp nên chi phí đầu tư ban đầu khá lớn trong khi thu từ hoạt động tín dụng chưa cao.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHNo KHU VỰC TPHCM RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHNo KHU VỰC TPHCM

2.2.1. Công tác huy động vốn

Khu vực TPHCM là trung tâm kinh tế của cả nước, đồng thời là địa bàn giữ vai trò quan trọng trong công tác huy động vốn của toàn hệ thống NHNo, luôn chiếm tỷ trọng trên 25% tổng vốn huy động. Nguồn vốn huy động tăng trưởng đều qua các năm, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2007, tăng 42% so với năm 2006. Mức tăng trưởng ấn tượng này do nhiều yếu tố nền kinh tế tăng trưởng đều qua các năm, mức tăng GDP luôn trên 12%/năm, đặc biệt phát triển rất mạnh năm 2007 với mức tăng 12.6%.

Sang năm 2008 thì công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Các tháng 1, 2 nguồn vốn liên tục giảm mạnh, nhưng đến cuối tháng 3 nguồn vốn đã bắt đầu tăng so đầu năm, đến cuối tháng 6 tăng 3.3% so đầu năm. Do tình hình kinh tế trên địa bàn TPHCM gặp nhiều khó khăn trong 6 tháng đầu năm 2008, do những tác động của tình hình kinh tế thế giới, giá cả các mặt hàng chủ yếu tăng cao, thị trường tài chính - tiền tệ - NH biến động phức tạp… đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của NH, cả của DN và đời sống người dân.

Do biến động lãi suất thị trường, để đảm bảo thực hiện kế hoạch kinh doanh quý I/2008, nhiều chi nhánh đã huy động từ tổ chức kinh tế, quỹ đầu tư và đi vay các

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)