Các giải pháp với kênh tín dụng qua Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển hiệu quả thị trường tín dụng bất động sản của Việt Nam (Trang 71 - 74)

Đối với các ngân hàng, cần phối hợp với các doanh nghiệp bất động sản, xem xét tiếp tục cho vay, gia hạn đối với các dự án vay để đầu tư bất động sản thiết yếu cho dân sinh và phát triển kinh tế, đảm bảo đủ hàng hóa cho thị trường.

Để hạn chế rủi ro trong cho vay lĩnh vực này, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định an toàn trong hoạt động cho vay và quy định về cho vay bất động sản của Ngân Hàng Nhà Nước; xây dựng quy trình cho vay chặt chẽ, đảm bảo khoản cho vay bất động sản là không dưới

chuẩn. Bên cạnh đó, Ngân Hàng Nhà Nước cần tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, giám sát việc cho vay của các ngân hàng thương mại trong lĩnh vực bất động sản; đồng thời, giữa các bộ, ngành cần có sự phối hợp triển khai những giải pháp nhằm phát triển ổn định thị trường bất động sản, như hoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản, minh bạch hoá thông tin về năng lực tài chính của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản...

Các ngân hàng thương mại nên đánh giá lại toàn bộ khoản vay bất động sản trong toàn hệ thống ngân hàng. Mục đích việc đánh giá này tập trung vào các yếu tố sau đây :

+ Đối tượng khách hàng (doanh nghiệp, CBCNV, hộ kinh doanh cá thể …)

+ Mức độ ổn định nguồn thu nhập để trả nợ (từ lương, từ cho thuê nhà, từ kinh doanh?...)

+ Định giá lại tài sản đảm bảo và so sánh với dư nợ vay hiện tại. + Khả năng tài chính hiện tại của khách hàng và trong tương lai + Lịch sử trả nợ.

Sau khi đánh giá xong, NHTM nên sắp xếp các khoản vay theo từng nhóm và tương ứng với mỗi nhóm sẽ có các giải pháp thích hợp. Việc phân chia nhóm cho khoản vay tùy theo tình hình cụ thể của từng ngân hàng và có thể áp dụng một trong các biện pháp sau để xử lý khoản vay:

+ Cơ cấu lại đối tượng cho vay, chuyển món vay từ đối tượng là đầu cơ sang đối tượng có nhu cầu thật sự về chỗ ở. Điều đó có nghĩa là ngân hàng sẽ cho khách hàng vay mua lại bất động sản, đối tượng này phải đáp ứng đầy đủ điều kiện vay vốn. Tuy nhiên, để có thể thu hút được các khách hàng mua bất động sản vào thời điểm này cần có các chính sách ưu đãi tín dụng như thời hạn vay, thời gian ân hạn và nếu được là lãi suất cho vay. Ưu điểm của giải pháp này là giải quyết triệt để khoản vay bất động sản nhưng với tình hình hiện tại có thể hiệu quả sẽ không đạt như mong muốn.

+ Xử lý đối với các món vay không có khả năng thanh toán, đây là giải pháp cuối cùng mà muốn hay không ngân hàng phải thực hiện để giảm thiệt hại

xuống mức thấp nhất. Các khoản vay mất khả năng thanh toán không phải là đơn lẻ mà là các con số đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng. Vì vậy, cần phải có một biện pháp toàn diện áp dụng hết cho các trường hợp trên, ngân hàng có thể thành lập hoặc liên kết với công ty xử lý nợ hay chủ động liên hệ với các đối tác trong và ngoài nước để thỏa thuận mua bán lại một số dự án hay bất động sản.

Trong thời gian vừa qua, khi thị trường bất động sản nóng lên, các ngân hàng thương mại cho vay ồ ạt, với các điều kiện cho vay tương đối dễ dàng, người đi vay không cần tài sản thế chấp bằng bất động sản có sẵn mà thế chấp bằng bất động sản đi vay, với điều kiện là người vay chứng minh được thu nhập và khả năng chi trả. Các ngân hàng căn cứ chủ yếu vào bản khai của người đi vay và điều tra, thẩm định dựa trên bản khai đó. Nhưng ngân hàng không bao giờ biết được chắc chắn người vay có khai đúng không và thực sự đang có bao nhiêu khoản vay. Do Việt Nam chưa có hệ thống dữ liệu tín dụng đáng tin cậy để thẩm định lịch sử tín dụng của mỗi cá nhân, đây là thiếu sót của hệ thống dữ liệu tín dụng quốc gia, khác với những thị trường đã ổn định. Do vậy để giảm bớt rủi ro và lành mạnh hóa tín dụng bất động sản, các ngân hàng cần báo cáo về việc cho vay vào hệ thống… Các ngân hàng cần có sự liên kết và chia sẽ cho nhau về thông tin lý lịch của khách hàng.

Bênh cạnh đó, trong giai đoạn thẩm định cho vay các ngân hàng phải tiến hành phân loại khách hàng, đâu là khách hàng có nhu cầu thực sự và đâu là khách hàng vay đầu cơ, để tránh tình trạng cho vay tràn lan tiếp tay cho bong bóng bất động sản, và làm cho môi trường tín dụng minh bạch hơn. Riêng cho vay với các dự án, các ngân hàng cần thẩm định xem đây có phải là dự án tốt hay không? Khả năng hoàn thành đúng tiến độ hay không? Phân khúc sản phẩm có thực tế hấp dẫn không? Và chỉ cho vay với những dự án thực sự tốt.

Trong tình hình thiếu nguồn cung tiền như hiện nay, các ngân hàng cũng có thể nghĩ giải pháp huy động vốn ở thị trường vốn quốc tế, như: đề nghị bảo lãnh phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, hoặc liên kết cho vay với một số ngân hàng nước ngoài có tiềm lực về vốn mạnh. Tuy nhiên cả hai giải pháp này còn vướng hành lang pháp lý, hiện Chính Phủ chưa ban hành văn bản quy phạm

pháp luật để điều chỉnh hai động thái này.

Một phần của tài liệu Phát triển hiệu quả thị trường tín dụng bất động sản của Việt Nam (Trang 71 - 74)