Nâng cao hiệu quả sử dụng NNL.

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp (Trang 88 - 91)

Bảng 2.6 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ở Bắc Ninh thời kỳ 1997-2005.

3.2.5.Nâng cao hiệu quả sử dụng NNL.

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng NNL phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng tác giả đề tài chỉ đề cập tới các vấn đề sau:

Một là, tạo lập duy trì mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo, đơn vị tuyển dụng lao động và việc làm. Để phát huy có hiệu quả NNL cần phải đảm bảo sự thống nhất trên cả ba mặt: đào tạo - sử dụng - việc làm. Việc gắn đào tạo với sử dụng trong cơ cấu thống nhất sẽ giúp cho việc xác định đúng quy mô, cơ cấu NNL đào tạo phù hợp với yêu cầu sử dụng để phát triển KT-XH khắc phục tình trạng thừa, thiếu, bất hợp lý và lãng phí trong đào tạo, sử dụng NNL. Muốn vậy phải điều tra xác định nhu cầu việc làm, nhu cầu sử dụng nhân lực được đào tạo, phải nghiên cứu dự báo về xu hướng biến động của thị trường lao động, xu hướng vận động của cơ cấu lao động trong quá trình CNH-HĐH để có cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại các loại hình lao động cho phù hợp. Bắc Ninh có thể thực hiện theo hướng nói trên qua các nội dung sau:

-Gắn cơ sở đào tạo với nghiên cứu, thực nghiệm khoa học và lao động sản xuất. Các trường đại học tiến hành hoạt động nghiên cứu và triển khai ở tất cả các

triển khai, thử nghiệm và áp dụng các kết quả đạt được vào sản xuất, đẩy mạnh công tác giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề ở các trường phổ thông; tăng cường hoạt động thực nghiệm khoa học, lao động sản xuất theo ngành nghề ở các trường chuyên nghiệp; khuyến khích sự liên kết giữa các trường phổ thông với các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, các cơ sở sản xuất, dịch vụ.

Thông qua việc trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp và các cơ sở sử dụng lao động, các nhà trường xây dựng kế hoạch đào tạo về quy mô và cơ cấu ngành nghề. Cách làm này vừa khắc phục được tình trạng người học chỉ theo một số ngành có lợi ích trước mắt, vừa hướng người học tự giác lựa chọn ngành nghề theo cơ cấu lao động và trình độ tỉnh có nhu cầu, vừa bảo đảm cho người học có được việc làm sau khi tốt nghiệp, vừa tạo điều kiện cho cơ sở sử dụng lao động chuyển được lao động cần thiết và phù hợp đảm bảo năng suất lao động cao. Mặt khác việc tạo mối liên thông giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp còn có thể giúp cho các trường khắc phục được những khó khăn về tài chính, về cơ sở vật chất thực hành, thực tập trong đào tạo, nhờ có sự hỗ trợ của các đơn vị tuyển dụng lao động được đào tạo.

- Mở rộng các hình thức đào tạo theo địa chỉ, đào tạo tại chỗ cho các địa phương. Việc làm này vừa góp phần quan trọng gắn đào tạo với sử dụng, khắc phục tình trạng mất cân đối trong phân bố sử dụng nhân lực qua đào tạo và tình trạng dư thừa giả tạo lao động qua đào tạo trong tỉnh, vừa tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế miền núi. Tuy nhiên cũng cần phải nhận thức rằng gắn đào tạo với sử dụng và việc làm không có nghĩa là người học sau khi tốt nghiệp ra trường là nghiễm nhiên có việc làm ngay do được phân công mà là nhằm điều chỉnh để tránh sự mất cân đối giữa cung-cầu lao động một cách tổng thể. Từ đó giảm thiểu lãng phí trong đào tạo NNL và giảm sức ép việc làm đối với nền kinh tế của tỉnh. Còn người học sau khi học xong có được việc làm hay không họ phải đối mặt với những thử thách trên thị trường lao động tùy thuộc vào khả năng họ đáp ứng được yêu cầu về kiến thức. Kỹ năng nghề nghiệp do các doanh nghiệp và đơn vị tuyển dụng đưa ra qua các kỳ dự tuyển.

hoạt động sản xuất cho chúng ta thấy hiệu quả sử dụng NNL phụ thuộc chủ yếu vào cách thức tổ chức và phân công lao động, mức độ lành nghề và thái độ của người lao động đối với công việc họ được đảm nhiệm. Vì vậy bên cạnh việc đầu tư đào tạo, đào tạo lại để người lao động có trình độ chuyên môn thích ứng, các đơn vị sử dụng lao động cần có biện pháp kích thích đối với họ để khơi dậy và phát huy tính tích cực của người lao động. Song kích thích người lao động bằng cách nào? có nhiều hình thức tác động nhưng trong phạm vi đề tài này tác giả đề cập tới biện pháp tác động bằng lợi ích kinh tế. Nếu xuất phát từ góc độ nhu cầu lợi ích kinh tế thì thu nhập thấp từ công việc đang làm là nguyên nhân dẫn đến sự lãng phí nhân lực. Tình trạng làm việc chung thì "cầm chừng…" để giữ chỗ làm còn tâm sức trí tuệ dồn cho việc làm phụ thêm bên ngoài không phải là ít ở nhiều cơ quan xí nghiệp của Bắc Ninh. Nhiều lao động do thu nhập thấp phải từ bỏ công việc chuyên môn được đào tạo để làm những việc khác có thu nhập cao hơn, mặc dù biết là công việc đó về lâu dài không được ổn định. Vì vậy tạo điều kiện để người lao động có việc làm, có thu nhập cao thậm chí có thể làm giàu từ chính nghề nghiệp của mình được coi là có ý nghĩa hơn cả và phù hợp với xu thế hiện nay để nuôi dưỡng và phát huy tính tích cực của người lao động. Nhưng trong thực tế chúng ta không thể ngay lập tức nâng cao thu nhập cho người lao động được bởi nó không thể vượt quá sự đóng góp của lao động vào hiệu quả của nền sản xuất. Do đó việc cần làm là bên cạnh việc tạo ra việc làm thường xuyên cho người lao động, đồng thời làm cho người lao động nhận thức được rằng thu nhập của họ do chính sự đóng góp lao động của họ quyết định. Từ đó có thước đo phân phối theo kết quả lao động và phân phối theo giá trị sức lao động có tính đến cung-cầu sức lao động để trả công tương xứng với sự cống hiến của người lao động. Đồng thời sử dụng các hình thức khen thưởng bằng vật chất như: tiền thưởng, phiếu du lịch, tài trợ toàn phần cho một khóa học bồi dưỡng nâng cao tay nghề đối với những người có ý thức trách nhiệm cao và hoàn thành xuất sắc công việc được giao, hoặc khen thưởng đối với con em người lao động khi đạt thành tích học tập cao, hoặc có thể tài trợ cho những sinh viên là con của người lao động khi theo học các chuyên ngành phù hợp hay liên quan đến hoạt động sản xuất của xí nghiệp để có thể thu

nạp họ trong tương lai. Những việc làm đó tác động trực tiếp đến người lao động làm cho họ có ý thức trách nhiệm cao hơn với công việc và tạo ra được năng suất lao động cao hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp (Trang 88 - 91)