Các điều kiện bảo hiểm ICC clauses 1982

Một phần của tài liệu Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VPBank và các biện pháp phòng ngừa (Trang 31)

5. Nội dung nghiê nc ứu:

1.4.1.6 Các điều kiện bảo hiểm ICC clauses 1982

Các khoản thanh toán bằng USD qua các nước sau dây không thể thực hiện: Balkans, Burma (Myanmar), Cuba, Iran, Iraq, Liberia, Libya, North Korea, Sudan, Syria, Zimbabwe.

1.4.2 Các văn bản pháp luật trong nước:

- Quyết địnhsố711/2001/QĐ-NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước về quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm

- Quyết định số 1233/2001/QĐ-NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước sửa đổi điều 15 của Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước về quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm

- Thông tư 08/2003/TT-NHNN hướng dẫn thi hành về nghĩa vụ bán ngoại tệ đối với giao dịch vãng lai của người cư trú là tổ chức.

- Thông tư 09/2004/TT-NHNN quy định các khoản vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.

- Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài quy định danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương Mại và bộ quản lý chuyên ngành.

- Pháp lệnh ngoại hối của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội số 28/2005/PL- UBTVQH11 ngày 13/12/2005 quy định về các hoạt động ngoại hối tại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

- Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối.

1.4.3 Tài liệu nội bộ:

- Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế của VPBank. - Tài liệu huấn luyện thanh toán quốc tếcủa ACB.

1.4.4 Mối quan hệ giữa tập quán quốc tế và luật Việt Nam:

Việt Nam cũng như các nước khác chưa có luật riêng điều chỉnh hoạt động tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, luật Việt Nam vẫn cho phép áp dụng tập quán quốc tế vào các giao dịch mà Việt Nam chưa có luật điều chỉnh. Quan điểm của luật Việt Nam là chỉ áp dụng tập quán quốc tế nếu không trái với các nguyên tắc cơ bản của luật Việt Nam hay không bị luật Việt Nam cấm. Nếu có sự khác biệt, thậm chí đối nghịch với luật Việt Nam thì luật Việt Nam sẽ vượt lên trên tất cả và phải được tuân thủ.

1.5 Bài học kinh nghiệm từ những rủi ro trong thanh toán theo phương thứctín dụng chứng từ củaCiti Group: tín dụng chứng từ củaCiti Group:

1.5.1 Phát hành thư tín dụng:

- Đơn đề nghị mở thư tín dụng: phân tích kỹ lưỡng động cơ, mục đích của hợp đồng mua bán. Nếu thấy hợp đồng không mang lại hiệu quả kinh tế mà vẫn thực hiện hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật mang lại rủi ro cho ngân hàng thì sẽ kiên quyết từ chối.

- Kiểm tra chữ ký hữu quyền, hình thức thư tín dụng, ngân hàng thông báo, điều khoản thực hiện trong thư tín dụng có phù hợp với UCP600 không? Trách nhiệm thanh toán của người yêu cầu mở thư tín dụng.

1.5.2 Kiểm tra chứng từ:

Kiểm tra qua hai người (một nhân viên, một kiểm soát viên), kiểm tra tất cả chứng từ cẩn thận để biết được tình trạng chứng từ nhằm ràng buộc trách nhiệm của người yêu cầu mở thư tín dụng, cũng như quyết định từ chối thanh toán khi chứng từ có bất hợp lệ.

1.5.3 Bảo lãnh nhận hàng:

Phải nhận được đơn yêu cầu từ người yêu cầu phát hành thư tín dụng với lưu ý “chấp nhận tất cả bất hợp lệ của bộ chứng từ”

1.5.4 Thông báo, xác nhận thư tín dụng:

Xác định tính xác thực của thư tín dụng, kiểm tra toàn bộ nội dung của thư tín dụng để xác định vai trò của ngân hàng trong giao dịch chỉ là ngân hàng thông báo hay có vai trò khác như: ngân hàng thanh toán, ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết khấu… Xem xét quy tắc điều chỉnh (UCP600), tính phù hợp của thư tín dụng…

1.5.5 Chiếtkhấu thư tín dụng:

Xác định lãi suất và tỷ lệ chiết khấu khi chiết khấu có truy đòiđối với bộ chứng từ hợp lệ, rủi ro có thể xảy ra khi chiết khấu bộ chứng từ bất hợp lệ. Các tiêu chí cần được quan tâm xem xét và đánh giá gồm: Uy tín của ngân hàng phát hành thư tín dụng, tính khả thi của những điều kiện yêu cầu thực hiện trong thư tín dụng, các điều kiện bất khả kháng…

1.5.6 Ngăn chận gian lận thương mại:

Các hình thức gian lận mà ngân hàng có thể gặp là:

- Tài trợ cho những giao dịch có sự thông đồng giữa người mua và người bán, và người nhận tài trợ không có ý định hoàn trả số tiền nợ.

- Chiết khấu chứng từ xuất khấu theo thư tín dụng trả chậm nhưng ngân hàng phát hành không thanh toán.

- Vi phạm các quy định về quản lý ngoại hối, rửa tiền khi số tiền chuyến ra nước ngoài lớn hơn giá trị thực của hàng hóa.

Một giao dịch có hành vi gian lận thương mại không chỉ gây tổn thất một số tiền lớn mà cònảnh hưởng đến khả năng kinh doanh và tính pháp lý của ngân hàng. Các rủi ro do hành vi gian lận thương mại mang lại gồm có:

- Rủi ro tài chính: Bị mất một số tiền lớn và khó lòng khôi phục dù có nhiều thời gian kinh doanh sau đó.

- Rủi ro thị trường: Bị tổn thất lợi nhuận, sút giảm lượng khách hàng và ngân hàng đại lý vì mất lòng tin và uy tínđối với họ.

- Rủi ro pháp lý: Bị khởi tố theo luật định, bị phạt tiền, các cá nhân có liên quan đến giao dịch bất hợp pháp có thể bị bỏ tù

Ngăn chận gian lận thương mại là việc làm cần thiết đối với các ngân hàng. Cách tốt nhất để ngăn chận gian lận thương mại là nhận diện và xử lý thông qua các dấu hiệu:

- Thư tín dụng không quy định mô tả hàng hóa hay dịch vụ cung cấp.

- Thư tín dụng đề cập đến việc di chuyển của hàng hóa nhưng không yêu cầu xuất trình chứng từ vận tải.

- Giá cả hàng hóa không bình thường.

Kết luận chương 1

Trongchương 1, luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

- Khái niệm về rủi ro theo cách hiểu của trường phái tiêu cực và trung hòa. Từ khái niệm về rủi ro, luận văn nêu ra phương thức phân loại rủi ro theo nguyên nhân gây ra rủi ro để thấy được tronghoạt động kinh doanh rủi ro có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi. Sau khi đã biết được những nguyên nhân gây ra rủi ro, luận văn giới thiệu khái niệm quản trị rủi ro và quy trình xử lý khi xảy ra rủi ro.

- Giới thiệu khái niệm và quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ, các loại thư tín dụng… Đây là cơ sở để phân tích những rủi ro ẩn chứa trong phương thức tín dụng chứng từ cho tất cả đối tượng có liên quan: doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ngân hàng, nhất là ngân hàng. Khi đã nhận biết được các rủi ro phát sinh cho ngân hàng, luận văn sẽ căn cứ vào những rủi ro này để làm nền tảng phân tích những rủi ro xảy ra trong phương thức tín dụng chứng từcủa VPBankở chương2.

-Phân tích các văn bản pháp lý quốc tế và trong nước để làm cơ sở cho việc phòng chống rủi ro trong thanh toán quốc tế. Từ đó, thấy được ý nghĩa và tầm quan trong của việc hiểu và nắm vững các văn bản pháp lý này nhất là UCP600 để tránh phát sinh tranh chấp.

- Nêu ra một số phương thức quản lý rủi rotrong hoạt động tín dụng chứng từ của Citi Group để rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu góp phần hoàn thiện và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng chứngtừcho VPBank và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi mà lĩnh vực này ngày càng đa dạng và phức tạp trongđiều kiện hội nhập hiện nay.

Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro đối với phương

thức tín dụng chứng từ tại VPBank

2.1 Giới thiệu VPBank

- Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam.

- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Private Enterprises

- Tên viết tắt: VPBank

- Hội sở chính: 8 Lê Thái Tổ, P. Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội - Website:www.vpb.com.vn

Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng09 năm 1993.

Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của Ngân Hàng Nhà NướcViệt Nam.

Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ đồng. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Hiện nay vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 2.100 tỷ đồng.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Trong 2 năm đầu hoạt động, mạng lưới của VPBank chỉ có 3 chi nhánh và 6 phòng giao dịch. Đến nay VPBank đãcó 135 điểm giao dịch hiện diện tại nhiều tỉnh, thành phố lớn trên cả nước bao gồm: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai, Long An, Kiên Giang… Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng Khoán.Trong thời gian tới, VPBank sẽ tiến hành khai trương thêm sàn giao dịch bất động sản.

Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 2.600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ,nhân viên có trìnhđộ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế.

2.1.3Sơ đồ tổ chức:

Bảng 1: Sơ đồ tổ chức VPBank

2.2 Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế:2.2.1 Tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế: 2.2.1 Tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế:

Năm 1994, VPBank được sự cho phép của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước thực hiện nghiệp vụ ngoại hối. Đây là cơ sở để VPBank thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế phục vụ yêu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại quốc tế của đất nước. Hiện nay mô hình hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank được tổ chức như sau:

- Hội sở quản lý hệ thống SWIFT phụcvụ cho hoạt động gởi và nhận điện ra nước ngoài, tài khoảnNostro để đảm bảo hoạt động thanh toán quốc tế của toàn hệ thống. - Các chi nhánh cấp 1:Trực tiếp thực hiện toàn bộ các giao dịch thanh toán quốc tế như: tiếp nhận hồ sơ khách hàng, xử lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác và rủi ro của các giao dịch, gởi điện soạn thảo về hội sở thông qua phần mềm ứng dụng. - Các chi nhánh cấp 2: Thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế gián tiếp. Các chi nhánh này tiếp nhận hồ sơ của khách hàng nhưng giao dịch sẽ được chuyển về chi nhánh cấp 1 để thực hiện.

2.2.2 Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế:

Trong điều kiện các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống: Huy động vốn, tín dụng ngày càng chịu sức ép cạnh tranh gay gắt. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ ngân hàng, VPBank ngày càng chú trọng đến dịch vụ trong đó có dịch vụ thanh toán quốc tế, coi đây là một trong những chiến lược để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của khách hàng, đồng thời đa dạng hóa hoạt động theo mô hình ngân hàng hiện đại. Do đó, doanh số thanh toán quốc tế tăng mạnh qua các năm thể hiện sự phát triển về quy mô và chất lượng

Bảng 1: Các chỉ tiêu thanh toán quốc tế 2005-2007

Đơn vị tính: ngàn USD

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Trị giá L/C nhập mở 38,225 61,049 97,068 Trị giá L/C xuất thông báo 6,243 5,655 5,372 Trị giá chuyển tiền 44,685 80,078 160,156 Trị giá nhờ thu 3,618 5,159 7,739 Dịch vụ phí (triệu đồng) 4,015 6,122 11,326

Tỷ trọng % Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Trị giá L/C nhập mở 41 40 36 Trị giá L/C xuất thông báo 7 4 2 Trị giá chuyển tiền 48 53 59

Trị giá nhờ thu 4 3 3

Nguồn: Báo cáo thường niên 2005-2006-2007

- 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Các chỉ tiêu thanh toán quốc tế

Trị giá L/C nhập mở Trị giá L/C xuất thông báo Trị giá chuyển tiền Trị giá nhờ thu

Từ năm 2005 đến 2007 mạng lưới giao dịch thanh toán quốc tế không ngừng mở rộng, từ 5 chi nhánhcấp 1trực tiếpthực hiện giao dịchthanh toán quốc tế đếncuối năm 2007 đã có 29 chi nhánh cấp 1. Tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước bình quân 50%. Tỷ lệ điện chuẩn trong giao dịch thanh toán quốc tế luôn đạt mức 99%. Tuy nhiên, so với các dịch vụ khác: Huy động vốn (60%), tín dụng (60%- 70%) thì tỷlệ tăng trưởng này vẫn còn khiêm tốn.

Ngoài ra, bên cạnh cách sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế truyền thống: chuyển tiền, nhờ thu, thư tín dụng đến nay VPBank đã triển khai thêm dịch vụ bao thanh toán, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu… Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán quốc tế đòi hỏi phải liên tục cập nhật các văn bản luật và công nghệ mớiliên tụccó thể đáp ứng được nhu cầu giao dịch ngày càng đa dạng. Trong đó, về mặt công nghệ ngoài hệ thống SWIFT đã được đầu tư sẵn trước đó, đến năm 2007 VPBank triển khai hệ thống T24(Core Banking) của hãng Temenos kết nối toàn hệ thống.

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng chứng từ2.3.1Ảnh hưởng tích cực: 2.3.1Ảnh hưởng tích cực:

2.3.1.1 Các nhân tố khách quan:

- Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thếgiới (WTO) mở ra cơ hội cho các nhà doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng hoạt động thương mại trên thị trường thế giới. Điều này làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, cũng như doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng, trong đó có VPBank. - Đồng USD mất giá tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể vay ngoại tệ để nhập khẩuhàng hóa với giá rẻ hơn phục vụ công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.

- Các doanh nghiệp lớn đã có quan hệ với VPBank lâu năm vẫn tiếp tục sử dụng các sản phẩm thanh toán của VPBank do thói quen và phương thức phục vụ khách hàng của VPBank.

- UCP600 và ISBP681 ra đời sửa đổi, bổ sung UCP500 và ISBP 645 tạo điều kiện

Một phần của tài liệu Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VPBank và các biện pháp phòng ngừa (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)