Phát hành bảo lãnh nhận hàng:

Một phần của tài liệu Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VPBank và các biện pháp phòng ngừa (Trang 54 - 55)

5. Nội dung nghiê nc ứu:

2.4.1.6 Phát hành bảo lãnh nhận hàng:

Ví dụ 6: Công ty BCD yêu cầu VPBank phát hành thư tín dụng trả ngay trị giá USD30,000 mặt hàng bột giấy, dung sai +/- 20%, điều kiện giao hàng CIF HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Hai tuần sau khi phát hành thư tín dụng, khách hàng điện thoại liên lạc VPBank đã có bộ chứng từ chưa vì hàng đã về tới cảng và khách hàng cần nhận hàng gấp. Bởi vì VPBank vẫn chưa nhận được bộ chứng từ nên tư vấn khách hàng làm đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng. VPBank sẽ phát hành bảo lãnh nhậnhàngđể công ty có thể nhận hàng trước khi có vận đơn đường biển. Sau đó, khách hàng đồng ý nộp USD30,000 để VPBank phát hành bảo lãnh nhận hàng. Tuy nhiên, khi nhận được bộ chứng từ và kiểm tra thì trị giá bộ chứng từ là USD33,000. Do đó, VPBank đã yêu cầu khách hàng nộp thêm số tiền chênh lệch USD3,000 để thanh toán cho người bán. Tuy nhiên, khách hàng không đồng ý nộp thêm số tiền chênh lệch và lập luận rằng “đã nộp đủ tiền trị giá thư tín dụng và đề nghị phát hành bảo lãnh không cóđiều khoản nào yêu cầu phải nộp thêm khoản tiền chênh lệch khi trị giá chứng từ lớn hơn trị giá bảo lãnh”.

Nguyên nhân: Đây là sơ sót của VPBank đã để khách hàng tự soạn thảo đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng và không dự đoán được trướcbất lợikhi mình phát hành thư bảo lãnh. Khách hàng chỉ quan tâm đến việc làm sao nhận được hàng, phần hậu quả còn lại để ngân hàng gánh.

Kết quả: VPBank phải bù thêmUSD3,000 để thanh toán cho người bán. Đây là bài học kinh nghiệm xương máu của VPBank. Sau đó, VPBank soạn thảo giấy đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng có thêm điều khoản “trong trường hợp trị giá bộ chứng từ lớn hơn trị giá thư bảo lãnh, công ty chúng tôi có trách nhiệm thanh toán thêm phần chênh lệnh này” và “khi bộ chứng từ có bất hợp lệ, công ty chúng tôi đồng ý tất cả các bất hợp lệ của bộ chứng từ”. Kế đó, khi phát hành bảo lãnh nhận hàng, ngoài giấy đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng theo mẫu của VPBank, khách hàng còn phải xuất trình thêm hóa đơn thương mại và vận đơn đường biển bản sao để VPBank căn cứ trên chứng từ này mà phát hành bảo lãnh nhận hàng đúng với trị giá của hóa đơn thương mại bản sao.

Lời bình:

Vì mối quan hệ với khách hàng và tin tưởng và thiện chí thanh toán của khách hàng, VPBank đã không xem xét kỹ những điều khoản trên đề nghị phát hành bảo lãnh có thể gây ra những ảnh hưởng gì bất lợi cho mình. Do đó, khi xảy ra rủi ro VPBank là người bị thiệt hại.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VPBank và các biện pháp phòng ngừa (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)