Giải pháp ngăn ngừa người bán giao hàng không đúng hợp đồng, lập chứng từ

Một phần của tài liệu Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VPBank và các biện pháp phòng ngừa (Trang 67 - 70)

5. Nội dung nghiê nc ứu:

3.3.1 Giải pháp ngăn ngừa người bán giao hàng không đúng hợp đồng, lập chứng từ

chứng từ giả để đòi tiền

3.3.1.1 Mục tiêu:

- Giúpngười muabảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

- Đảm bảo uy tín của VPBank trong thanh toán trên thị trường quốc tế - VPBank có thể ngăn ngừa hành vi không trong sáng của người bán

3.3.1.2 Cách tổ chức thực hiện:

VPBank nên đề nghị người mua trong thư tín dụng phần chứng từ xuất trình nên có các nội dung sau:

- Giấy chứng nhận số lượngvà chất lượng do người bán lập vàngười mua hay đại diện của người muaký xác nhận hàng hóa được giao đúng hợp đồng.

- Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi phòng thương mại công nghiệp ở nước người bán. Việc này không những giúp người mua đảm bảo quyền lợi nhận hàng mà còn được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu.

- Vận đơn do hãng tàu có văn phòng đại diện ở Việt Nam phát hành để người mua có thể xác định tính chân thật của vận đơn và tình trạng lô hàng nhập khẩu - Nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, không yêu cầu chungchung. Các chứng từ khác phải do những cơ quan đáng tin cậy phát hành. Ví dụ: Không nên yêu cầu xuất trình “Giấy chứng nhận xuất xứ 3 bản” mà nên yêu cầu “Giấy chứng nhận xuất xứ đánh máy do phòng thương mại công nghiệp xxx phát hành 3 bản”

- Chứng từ fax advising trong đó thể hiện người bán gởi trước một bộ chứng từ bản sao đến ngườimua để kiểm tra chứng từ trước khi hàng về tới Việt Nam.

Bên cạnh đó, VPBank cần chủ động cảnh báo với người mua quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty, trong đó quy định phạt bên nào không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Kế đó, khi người bán xếp hàng lên tàu, VPBank khuyến cáo người mua phải giám sát, kiểm tra để đảm bảo hàng hóa được giao đầy đủ và đúng chất lượng. Cách thức này nên sử dụng với những lô hàng có trị giá > 25,000 USD hoặc người bán và người mua mới giao dịch mua bán lần đầu tiên và trị giá lô hàng >25,000 USD. Bởi vì lô hàng có giá trị < 25,000 USD sử dụng cách thức này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của người mua khi bán lô hàng tại Việt Nam.

3.3.1.3 Dự kiến hiệu quả giải pháp:

Trong giải pháp VPBank chủ động đưa ra cảnh báo cho người mua phải kiểm tra, giám sát khi người bán giao hàng. Mặc dù việc này sẽ tốnchi phí của người mua: chi phí ăn ở, đi lại… nhưng đối với những lô hàng nhập khẩu có giá trị lớn (>25.000 USD) thì đây là việc cần nên làm. Bởi vì việc này giúp người mua đảm bảo quyền lợi của mình rất cao và chi phí này nhỏ hơn rất nhiều so với chi phí và thời gian người mua xử lý rủi ro người bán giao hàng không đúng hợp đồng. Hơn nữa, khi chứng từ được quy định chặt chẽ và do các cơ quan tin cậy phát hành thì VPBank có thể ngăn ngừa người bán lập chứng từ giả để đòi tiền. Kế đó, mặc dù UCP600 có đề nghị không nên dẫn chiếu hợp đồng vào thư tín dụng nhưng trong một số trường hợp cần thiết phải đưa hợp đồng vào chứng từ yêu cầu. Từ đó, đây là căn cứ đểVPBank kiểm tra hàng hóa có được giao đúng hợp đồng hay không. Mục đích chính của giải pháp này là bảo vệ uy tín của VPBank trong thanh toán và giúp người mua bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

3.3.2 Giải pháp ngăn ngừa rủi ro khi phát hành bảo lãnh nhận hàng 3.3.2.1 Mục tiêu:

- Hạn chế những bất lợi cho VPBank khi phát hành bảo lãnh nhận hàng. - Giúp khách hàng nhận được hàng khi chưa có chứng từ.

3.3.2.2 Cách tổ chức thực hiện:

- Trong thực tế, rủi ro phát sinh từ việc phát hành bảo lãnh nhận hàng cũng là một vấn đề nan giảicủa VPBank khi có phát sinh tranh chấp. Để hạn chế rủi ro khi phát hành bảo lãnh, VPBank nên yêu cầu khách hàng gởi đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng theo mẫu của VPBank, bản sao vận đơn và hóa đơn thương mại để làm căn cứ phát hành trị giá thư bảo lãnh. Ngoài ra, VPBank cần liên lạc với đại diện hãng tàu (hàng không) tại Việt Nam để xem họ có chấp nhận thư bảo lãnh nhận hàng do VPBank phát hành không. Việc này nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí của

khách hàng nếu thư bảo lãnh bị từ chối. Bên cạnh đó, trong trường hợp hãng hàng không không đồng ý bảo lãnh nhận hàng do vận đơn hàng không ký hậu, VPBank cũng nên linh động ký hậu vận đơn hàng không cho khách hàng để tránh việc tranh chấp, ảnh hưởng đến việc nhận hàng của khách hàng.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VPBank và các biện pháp phòng ngừa (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)