5. Nội dung nghiê nc ứu:
2.4.1.5 Phát hành thư tín dụng không đúng hợp đồng:
Ví dụ 5: Khách hàng Nguyên Khang yêu cầu VPBank phát hành thư tín dụng chuyển nhượng trả ngay trị giá USD20,000 với điều kiện giao hàng CIF HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Sau khi VPBank phát hành thư tín dụng và thông báo cho ngân hàng của người bán thì nhận được thông báo từ ngân hàng thông báo là người bán không thể thực hiện giao hàng. Kế đó, công ty Nguyên Khang khiếu nạiVPBank khách hàng của họ vẫn chưa nhận được thông báo thư tín dụng nên chưa thể giao hàng. Sau khi VPBank kiểm tra đơn đề nghị mở thư tín dụng và hợp đồng thì phát hiện sai tên người thụ hưởng. Bởi vì đây là hợp đồng ký tay ba nên người thụ hưởng trong thư tín dụng không phải là người bán ký kết hợp đồng và hợp đồng không thể hiện ngân hàng chuyển nhượng.
Nguyên nhân: Đối với hợp đồng mua bán trực tiếp thì người bán cũng là người thụ hưởng thư tín dụng nhưng đối với hợp đồng mua bán qua tay ba thì người bán và người thụ hưởng thư tín dụng khác nhau. Đây là sơ sót của nhân viên VPBank chưa hiểu hợp đồng mua bán tayba nên đã hướng dẫn khách hàng mở thư tín dụng sai tên người thụ hưởng.
Kết quả: Khách hàng bổ sung thêm ngân hàng chuyển nhượng trong hợp đồng. VPBank phải sửa đổi thư tín dụng mà không được thu phí của khách hàng vìđây là lỗi của mình.
Lời bình:
Mặc dù VPBank đã phát hiện và sửa đổi thư tín dụng, tuy nhiên do đây là thư tín dụng không hủy ngang nên VPBank và người mua phải chờ sự đồng ý của ngân hàng người bán gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Nếu người bán không chấp nhận sửa đổi thư tín dụng thì VPBank phải chịu rủi ro nếu người mua từ chối nhận chứng từ và thanh toán. Kế đó, trình độ nghiệp vụ của VPBank sẽ không tạo được sự tin tưởng của khách hàng ảnh hưởng đến việc quan hệ lâu dài trong tương lai