- Công ước về Giới hạn trách nhiệm đối với các khiếu nại hàng hải, 1976 (LLMC 1976)
23, 00 Vĩ độ Bắc, 107
2.5 Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi gia nhập FC
Dầu nhập khẩu khó tan “persistant oil” là loại dầu thuộc phạm vi áp dụng của FC 92. Theo quy định của FC 92, các tổ chức, cá nhân nhập khẩu dầu của quốc gia thành viên phải đóng góp vào Quỹ, trong khi các tổ chức ở nước ta có chức năng nhập khẩu dầu lại không muốn đóng góp khoản phí này. Đây chính là lý do quan trọng mà Việt Nam hiện đang cân nhắc có tham gia FC 92 hay không.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu và phân tích, chúng tôi thấy FC 92 mang lại nhiều thuận lợi hơn là có hại cho Việt Nam. Theo quy định của FC 92, những nhà nhập khẩu dầu phải đóng góp hàng năm cho IOPC 92 dựa trên số lượng dầu nhập. Điều đó có nghĩa là, tham gia CLC 92 chúng ta không phải đóng góp, nhưng với FC 92, nếu tham gia chúng ta phải có nghĩa vụ chấp hành quy định trên. Song Việt Nam hiện nay đang là nước chủ yếu xuất khẩu dầu thô, nên Việt Nam không phải đóng góp cho Quỹ về lượng dầu xuất khẩu của Việt Nam mà những người nhập khẩu dầu Việt Nam phải đóng góp. Nếu phải đóng góp, Việt Nam chỉ phải đóng góp một khoản không đáng kể cho một khối lượng nhỏ dầu khó tan nhập khẩu (persistant oil). Theo số liệu của Petrolimex – là doanh nghiệp nhập khẩu dầu của Việt Nam hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu bình quân từ 1 triệu 3 đến 1 triệu 5 tấn dầu. Giả thuyết phải đóng góp cho Quỹ IOPC 92 cả khối lượng này, thì mức đóng góp của 4
Bảng 5: Mức đóng góp Quỹ trong 4 năm từ năm 1997 đến năm 2001 1997 1998 1999 2000 2001 Mức đóng góp/tấn 0,0089723 bảng Anh 0,0081266 bảng Anh - 0,0056367 bảng Anh 0,0066372 bảng Anh 0,0039182 bảng Anh Bình quân 0,006913575 bảng Anh/tấn
Với mức đóng góp bình quân là 0,006913575 bảng Anh/tấn dầu thì số tiền đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp nhập khẩu dầu Việt Nam sẽ từ 8.900 đến 10.370 bảng Anh. [11; tr 8]
Như vậy, với khối lượng dầu nhập khẩu từ 1,3 đến 1,5 triệu tấn/năm nhưng những doanh nghiệp nhập khẩu dầu Việt Nam chỉ phải đóng góp một phần nhỏ cho Quỹ trong khi lại nhận được sự bảo trợ đầy đủ từ Quỹ.
Theo số liệu Báo cáo năm 2001 của Quỹ thì các nước công nghiệp phát triển đã đóng góp 79% tổng số tiền Quỹ, cụ thể:
(Biểu đồ 2: Mức đóng góp Quỹ của các nước thành viên)
Như vậy, Việt Nam chỉ là một trong nhiều nước tham gia đóng góp vào tỉ lệ 18% nói trên – tức là một khoản rất nhỏ, nhưng lại được hưởng quyền lợi tương đương như các nước đóng góp nhiều. Bởi vì, theo quy định của IOPC thì mức bồi thường thiệt hại ô nhiễm biển do dầu không phụ thuộc vào mức đóng góp cho Quỹ mà phụ thuộc vào giá trị tổn thất. Mặt khác, việc đóng góp do các doanh nghiệp nhập khẩu dầu Việt Nam đóng góp, không phải dùng đến ngân sách nhà nước, trong khi đó vấn đề bảo vệ môi trường lại là vấn đề có tính quốc gia.
Ngoài ra, việc đền bù từ Quỹ không phụ thuộc vào quốc gia mà tàu mang cờ cũng như nơi chủ tàu đặt trụ sở mà phụ thuộc vào nơi xảy ra ô nhiễm thuộc vùng biển của quốc gia thành viên. Vì thế, nếu trở thành thành viên của
21% 11% 10% 8% 8% 6% 6% 5% 4% 3% 18% NhËt B¶n ý Hµn Quèc Hµ Lan Ph¸p Anh Singapore
T©y Ban Nha
Canada
§øc
FC 92, thì bất kỳ tàu dầu của nước nào, dù nước đó có phải là thành viên của FC 92 hay không, Việt Nam đều có quyền khiếu nại và đòi bồi thường từ Quỹ.
Một thuận lợi khác của Việt Nam khi tham gia FC 92 là về thủ tục thi hành bản án. Tham gia FC 92 cũng có nghĩa là các bản án, quyết định của Toà án có thẩm quyền của Việt Nam về các tổn thất ô nhiễm sẽ được các quốc gia thành viên Công ước chấp nhận. Đây là một điều kiện thuận lợi của Việt Nam trong quá trình đòi bồi thường vì nếu Việt Nam không tham gia FC 92 thì những phán quyết của Toà án Việt Nam chỉ có hiệu lực trong nước và chỉ được các nước khác thừa nhận nếu Việt Nam hoặc nước đó ký Hiệp định tương trợ tư pháp hay các Thoả thuận tương tự. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức đối với Việt Nam trong việc đảm bảo công nhận, thi hành quyết định, bản án của Toà án nước ngoài liên quan đến các chủ thể Việt Nam có nghĩa vụ phải bồi thường. Vì như chúng ta đã biết, Việt Nam đã tham gia Công ước New York 1958 về công nhận hiệu lực của các phán quyết của tòa án nước ngoài, vì vậy, các phán quyết của tòa án nước ngoài sẽ được thừa nhận và có hiệu lực tại Việt Nam.
Xuất phát từ những lợi ích mà FC 92 mang lại, có thể đưa ra nhận định sau: chỉ có thể tham gia FC 92, bên cạnh CLC 92, Việt Nam mới có thể đảm bảo mọi thiệt hại do ô nhiễm dầu xảy ra trên vùng biển quốc gia mình được đền bù đầy đủ, thoả đáng; thúc đẩy phát triển hoạt động hàng hải ở Việt Nam, giúp cho Việt Nam giải quyết được bài toán hóc búa “phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường”, góp phần đưa Việt Nam nhanh chóng hoà nhập với khu vực và thế giới. Tóm lại, Việt Nam cần nghiên cứu, đề xuất tham gia Công ước FC 92 trong một thời gian sớm nhất.
Chương 3