- Công ước về Giới hạn trách nhiệm đối với các khiếu nại hàng hải, 1976 (LLMC 1976)
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ ĐỐI VỚ
3.4 Tổ chức thực hiện Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu 1992 (CLC 92) tại Việt Nam
Việc thực thi các điều ước quốc tế tại Việt Nam được tiến hành dựa trên nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế Pacta Sun Servanda về tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế và trên cơ sở có đi có lại. Việc thực hiện Công ước CLC 92 cũng không là một ngoại lệ. Để đưa nội dung Công ước CLC 92 vào cuộc sống, chúng ta cần phải tiến hành các hoạt động như hoàn thiện hệ thống pháp luật; tổ chức bộ máy thực hiện thích hợp; tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về nội dung công ước; tăng cường tiềm lực, đào tạo cán bộ chuyên trách…. Bước đầu ở Việt Nam đã tiến hành một số công việc sau:
- Đã tiến hành tổ chức in song ngữ (Việt – Anh) Công ước CLC 92 nhằm giúp cho việc tiếp cận và tìm hiểu Công ước được dễ dàng hơn;
- Đã tổ chức Hội nghị phổ biến và hướng dẫn thực hiện Công ước ở cả ba khu vực Bắc, Trung, Nam do Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì với sự tham dự của các Bộ, ngành như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Ngoại Giao, Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát biển, Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Toà án..; về phía doanh nghiệp các doanh nghiệp vận tải xăng dầu, bảo hiểm, cảng xăng dầu, hoa tiêu hàng hải, đại lý hàng hải… và các chuyên gia trong lĩnh vực vận tải biển.
- Chỉ định các cơ quan, cá nhân chịu trách nhiệm thực thi công ước CLC 92 tại Việt Nam:
Cục Hàng hải Việt Nam
Là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chuyên ngành hàng hải trong phạm vi cả nước. Với tư cách là cơ quan được giao nhiệm vụ thực thi công ước CLC 92 tại Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, phù hợp với nhiệm vụ chức năng của mình, đã tổ chức cấp Giấy chứng nhận đã có bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính khác về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu cho các chủ tàu phù hợp với yêu
cầu của CLC 92. Tính đến ngày 25/5/2005, Cục Hàng hải Việt Nam đã tổ chức cấp Giấy chứng nhận này cho khoảng 31 tàu Việt Nam thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước hoạt động trên tuyến quốc tế.
Cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính khác về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu không đơn thuần chỉ yêu cầu chủ tàu xuất trình đơn xin cấp và bộ hồ sơ theo biểu mẫu đã hoàn thành. Điều quan trọng là phải xem xét hồ sơ thận trọng với đầy đủ tinh thần trách nhiệm và kinh nghiệm thực tiễn. Ví dụ:
- Tư cách và năng lực tài chính của P&I Club hoặc người cung cấp bảo đảm tài chính khác có đáng tin cậy hay không? P&I Club, hay Ngân hàng hoặc cá nhân, tổ chức bảo lãnh tài chính có tên tuổi, uy tín trên thị trường quốc tế không? Để làm tốt điều này, Cục Hàng hải Việt Nam cần phải tiến hành xác minh bằng các phương tiện thông tin liên lạc với các Chính phủ hoặc tổ chức khác nhau ở trong nước và nước ngoài.
- Số tiền bồi thường tối đa ghi trong đơn bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính có phù hợp giới hạn trách nhiệm đối với con tàu có dung tích toàn phần như quy định bởi CLC 92 hay không; Giai đoạn bảo hiểm trách nhiệm dân sự hoặc giai đoạn bảo đảm tài chính tính từ thời điểm nào và chấm dứt khi nào?...
- Cấp Giấy chứng nhận cho tàu thuộc chủ tàu người Việt Nam đã cần thận trọng thì cấp cho tàu sở hữu bởi chủ tàu nước ngoài, hoặc tàu treo cờ nước ngoài càng cần phải thận trọng hơn .
- Xây dựng, duy trì và bảo quản Sổ quản lý cấp Giấy chứng nhận Bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính khác về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm trả lời các câu hỏi của quốc gia có cảng xác minh việc cấp Giấy và các vấn đề khác liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ tàu.
Cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu nghĩa là Nhà nước Việt Nam cam kết rằng bất kỳ một khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu do tàu gây ra thuộc phạm vi CLC 92 sẽ được bồi thường phù hợp với pháp luật, ở giới hạn quy định của Công ước. Sai sót trong cấp Giấy chứng nhận có thể dẫn đến thiệt hại lớn cho Ngân sách, ảnh hưởng đến uy tín quốc gia.
- Thực hiện thẩm quyền của mình và dựa vào mẫu quy định bởi CLC 92, Cục Hàng hải Việt Nam đã ban hành công văn số 726/CHHVN-PC ngày 27/5/2004 hướng dẫn các chủ tàu về quy trình, thủ tục xin cấp và mẫu Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính khác về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu.
- Tổ chức kiểm soát việc chấp hành CLC 92 của các tàu là đối tượng của Công ước ra vào các cảng Việt Nam. Phù hợp với CLC 92 và để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi có thiệt hại do sự cố ô nhiễm gây ra bởi chủ tàu dầu trong phạm vi địa lý mà Công ước quy định, cần cho phép các Cảng vụ có thẩm quyền kiểm tra Giấy chứng nhận của các tàu dầu là đối tượng áp dụng của CLC 92 và trong trường hợp nghi ngờ, thì có thể trao đổi thông tin nhằm xác minh tính xác thực của Giấy chứng nhận, khả năng và năng lực tài chính của P&I Club hay Tổ chức cung cấp bảo đảm tài chính.
Cảng vụ hàng hải
Các cảng vụ hàng hải trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng hải tại cảng và khu vực hàng hải được phân công. Thực hiện sự chỉ đạo của Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ hàng hải:
- Chỉ cho phép các tàu dầu chỏ từ 2.000 tấn dầu dạng xô trở lên có Giấy chứng nhận có gía trị do Quốc gia thành viên CLC 92 cấp ra, vào hoạt động tại các vùng biển Việt Nam. Nói một cách khác, các tàu phải luôn có Giấy
chứng nhận có giá trị ở trên tàu. Nếu cần thiết có thể giữ lại bản sao Giấy chứng nhận để nắm vững thông tin về người bảo hiểm hoặc người cung cấp bảo đảm tài chính của chủ tàu;
- Cảng vụ có thể yêu cầu chủ tàu hoặc đại lý của chủ tàu hoàn thành tờ
khai liên quan đến trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu theo CLC 92 trước khi tàu đến cảng với một số thông tin cần thiết như: Cơ quan
cấp giấy chứng nhận, thời hạn của Giấy, thời hạn của đơn bảo hiểm trách nhiệm dân sự, địa chỉ chủ tàu, địa chỉ và các chi tiết liên lạc của P&I Club hoặc Tổ chức cung cấp bảo đảm tài chính, tổng dung tích của tàu, số tiền giới hạn trách nhiệm hoặc bảo đảm tài chính;
- Không cho phép tàu dầu Việt Nam là đối tượng áp dụng của CLC 92 thực hiện các hành trình quốc tế nếu tàu chưa được bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính phù hợp với quy định của Công ước hoặc giấy chứng nhận hết giá trị;
- Giấy chứng nhận nếu viết bằng ngôn ngữ quốc gia thì phải dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
Các chủ tàu dầu
- Các chủ tàu dầu cần chủ động trong việc xin cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính khác về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận và Giấy chứng nhận này được các nước thành viên khác chấp nhận.
- Một khi có sự cố ô nhiễm xảy ra và phát sinh khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi áp dụng của CLC 92, chủ tàu, một mặt hoàn tất hồ sơ, thủ tục; mặt khác nhanh chóng thông báo cho người bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính nhằm có được sự giúp đỡ cần thiết, kịp thời của những người này, tránh thiệt hại kinh doanh đáng tiếc có thể xảy ra.
Cơ quan Toà án
Toà án chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp nếu có. Theo quy định của Công ước, khi xảy ra sự cố ô nhiễm dầu tại vùng biển Việt Nam, các phán quyết của Toà án Việt Nam về các thiệt hại ô nhiễm dầu sẽ được Toà án các nước thành viên thừa nhận.
Cơ quan về môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Sở Tài nguyên và Môi trường tại địa phương làm đại diện cho nguyên đơn trong vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu từ tàu. (Đối với sự cố tràn dầu đặc biệt nghiêm trọng, tuy Thông tư 2262 và Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu chưa có quy định, theo quan điểm tác giả, cũng cần thống nhất giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Sở Tài nguyên và Môi trường thống nhất làm đại diện cho nguyên đơn cho phù hợp với thông lệ chung của các nước trong khu vực).
Trên đây là một số hoạt động ban đầu mà Việt Nam đã triển khai được trong quá trình thực hiện Công ước. Trong thời gian tới, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cần xem xét sớm ban hành văn bản hướng dẫn về các hình thức bảo đảm (ký quỹ, bảo lãnh…), về chỉ định thống nhất một cơ quan đại diện cho những người bị thiệt hại đòi bồi thường…Đây là những vấn đề quan trọng nhưng hiện còn bỏ ngỏ, chưa được điều chỉnh. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tổ chức công tác lập báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện Công ước và duy trì thường xuyên công tác này. Có như vậy, việc tổ chức thực hiện Công ước mới đạt hiệu quả cao.
KẾT LUẬN
Những vụ ô nhiễm biển do dầu từ tàu gây ra thiệt hại nặng nề, thảm khốc với những khoản tiền bồi thường khiêm tốn. Đó là thực tế xảy ra tại Việt Nam trong những năm qua. Nguyên nhân chính yếu của những tồn tại đó là sự thiếu vắng một cơ sở pháp lý để đảm bảo rằng Việt Nam có thể đòi đủ hoặc thỏa đáng những thiệt hại do ô nhiễm dầu từ tàu gây nên. Việt Nam đã có một hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến ô nhiễm biển trong đó có quy định về sự cố tràn dầu nhưng cơ sở pháp lý về đền bù thiệt hại do ô nhiễm dầu từ tàu chưa đồng bộ, còn nhiều chồng chéo và để trắng.
Chiến lược phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành dầu khí Việt Nam nói riêng đến năm 2020, cùng tương lai nền kinh tế Đông Nam Á, Bắc Á dự báo một số lượng lớn tàu chở dầu sẽ ra vào vùng biển Việt Nam. Như vậy, nguy cơ những vụ tai nạn tàu sẽ tăng nhanh, đe dọa nghiêm trọng các vùng biển Việt Nam bị ô nhiễm bởi dầu từ các sự cố tràn dầu. Khi đó, thiệt hại thật khó có thể lường trước được bởi tàu chở dầu thường có trọng tải lớn, vì thế gặp sự cố sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Cơ chế đền bù thiệt hại
cũng không thể đảm bảo cho các khoản bồi thường lớn được thanh toán đầy đủ. Vấn đề cấp thiết đặt ra là Việt Nam phải hoàn thiện hơn nữa cơ chế đền bù của mình.
Một cơ sở pháp lý vững chắc để đảm bảo sự bòi thường thích đáng, với Việt Nam là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa. Trước hết, nó đảm bảo cho Việt Nam nhận được các khoản bồi thường tương xứng với những thiệt hại nghiêm trọng mà Việt Nam gánh phải. Từ đó, thúc đẩy hoạt động phòng chống, ngăn ngừa ô nhiễm biển, góp phần bảo vệ, giữ gìn môi trường biển. Mặt khác, đây cũng là điều kiện để hoạt động vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, mục đích cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Và quan trọng hơn là cơ chế bồi thường này sẽ giúp Việt Nam thực hiện tốt hơn nghĩa vụ đảm bảo: “quyền con người được sống trong môi trường trong lành” - đã trở thành nguyên tắc quốc tế cơ bản nêu tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển năm 1992 tổ chức ở Rio de Janerio.
Xu thế chung của các nước về cơ chế đền bù hiện nay là tham gia cả hai công ước CLC 92 và FC 92. Khác với CLC 92, các quốc gia tham gia FC 92 phải đóng góp vào Quỹ. Đây là một khó khăn đối với Việt Nam, nhưng khó khăn này là không đáng kể và Việt Nam có đủ khả năng để giải quyết những khó khăn đó; điều cơ bản là Việt Nam sẽ nhận được rất nhiều thuận lợi trong việc giải quyết những đòi hỏi ngày càng nóng bỏng về việc nhận đuợc sự đền bù thoả đáng, đầy đủ cho các thiệt hại lớn, thậm chí vượt quá giới hạn mà Công ước CLC 92 có thể thanh toán. Thực tế cho thấy bài toán về một cơ chế đền bù vững chắc, đảm bảo nhận được sự đền bù thoả đáng cho thiệt hại ô nhiễm dầu từ tàu của Việt Nam chưa được giải quyết triệt để nếu Việt Nam chưa tham gia FC 92. Tham gia CLC 92 và FC 92 không những tăng cường chương trình phòng chống ô nhiễm biển tại Việt Nam mà còn cho phép Việt
Là quốc gia thành viên của Công ước CLC 92, chúng ta có nghĩa vụ hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước, cơ chế thực hiện và nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu công ước đề ra. Đồng thời sớm hoàn tất các thủ tục để gia nhập FC 92./.