Quy mô vốn huy động

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 52 - 54)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tà

4.1.1 Quy mô vốn huy động

Do ngân hàng Công Thương Cần Thơ là chi nhánh, nên cơ cấu vốn của ngân hàng được hình thành từ 3 nguồn là vốn huy động, vốn điều chuyển từ Hội sở và các quỹ. Trong đó, nguồn vốn quan trọng nhất là vốn huy động. Sau đây là tình hình vốn huy động trong thời gian qua.

Giai đoạn từ 2010-2012 Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn từ năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 Số tiền2011/2010 % Số tiền2012/2011 % Vốn huy động 1.979.646 2.220.097 2.289406 240.451 12,15 69.309 3,12 Vốn điều chuyển 462.658 377.681 262.665 (84.977) (18,37) (115.016) (30,45) Các quỹ 32.254 21.936 12.065 (10.318) (31,99) (9.871) (45,00) Tổng nguồn vốn 2.474.558 2.619.714 2.564.136 145.156 5,87 (55.578) (2,12)

Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chánh Vietinbank Cần Thơ, 2013

Từ bảng 4.1 ta có thể thấy nguồn vốn của chi nhánh có sự thay đổi qua từng năm. Cụ thể năm 2010, nguồn vốn đạt 2.474.558 triệu đồng, sang năm 2011 tăng lên 2.619.714 triệu đồng, tăng 5,87%. Trong năm 2011, nền kinh tế gặp khó khăn, các khách hàng chọn cách gửi tiền vào ngân hàng để tránh rủi ro thay vì đầu tư kinh doanh, do đó vốn huy động của chi nhánh tăng lên làm cho tổng nguồn vốn tăng. Năm 2012, tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt 2.564.136 triệu đồng, giảm 55.578 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng

giảm 2,12%. Vốn huy động năm 2012 của chi nhánh tiếp tục tăng, nhưng do vốn điều chuyển từ Hội sở và vốn, quỹ khác của chi nhánh giảm xuống nhiều hơn nên tổng nguồn vốn giảm nhẹ.

Vốn điều chuyển là nguồn vốn chuyển từ Hội sở nhằm bổ sung vốn đáp ứng nhu cầu thanh khoản của chi nhánh. Vốn điều chuyển của Vietinbank Cần Thơ giảm dần qua các năm, cụ thể 2011 vốn điều chuyển giảm 18,37% so với năm 2010, năm 2012 tiếp tục giảm 30,45% so với năm 2011. do việc huy động vốn tại chỗ của chi nhánh đạt hiệu quả cao nên vốn điều chuyển từ Hội sở giảm dần, mặt khác, chi phí sử dụng vốn ngày càng cao hơn cho vốn huy động nên chi nhánh cũng giảm dần tỷ trọng nguồn vốn này.

Đối với vốn huy động của chi nhánh thì luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng trưởng liên tục qua từng năm. Năm 2011, việc cạnh tranh vốn của các ngân hàng không chỉ đẩy mặt bằng lãi suất tăng cao, mà còn góp phần vào quá trình tạo lạm phát cho nền kinh tế. Để giải quyết tình trạng tăng lãi suất huy động NHNN ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN vào ngày 03/03/2011 quy định về trần lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam là 14% cho các NHTM, sau đó tiếp tục ban hành Thông tư 04/2011/TT-NHNN vào ngày 10/03/2011, bổ sung cụ thể hơn vào Thông tư 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011. Chịu sự quản lý và kiểm soát chặc chẽ của Vietinbank Việt Nam nên chi nhánh luôn tuân thủ những quy định, chính sách và tích cực hỗ trợ các chính sách của Nhà nước, do đó việc này phản ánh phần nào ảnh hưởng đên việc cạnh tranh lãi suất với các ngân hàng khác ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của chi nhánh. Mặt dù gặp nhiều khó khăn này, nhưng do tình hình kinh tế thành phố Cần Thơ có những kết quả khả quan như mức tăng trưởng kinh tế đạt 14,64%, thu nhập bình quân đầu người của thành phố theo giá hiện hành là 48,9 triệu đồng, tương đương 2.350 USD, tăng 322 USD so với năm 2010, cùng với đó là chi nhánh thực hiện những chương trình ưu đãi làm cho vốn huy động của chi nhánh tăng nhẹ trong năm . Bước qua năm 2012, trước tình hình khó khăn của thị trường tài chính trong nước nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng, mặc dù chi nhánh chủ động các chương trình ưu đãi, triển khai các sản phẩm hấp dẫn thu hút sự quan tâm của khách hàng. Bên cạnh đó việc tiếp tục nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương của NHNN về trần lãi suất huy động nên chi nhánh gặp khó khăn trong việc cạnh tranh lãi suất với những ngân hàng khác. Những điều trên làm cho nguồn vốn huy động của chi nhánh chỉ tăng 3,12%, chậm hơn tốc độ tăng của năm 2011.

Vốn và các quỹ khác: gồm vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác, quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển,… Nguồn vốn chiếm tỷ trọng rất nhỏ và giảm dần qua các năm do việc huy động vốn tại chi nhánh đạt hiệu quả cao, đủ để

đáp ứng nhu cầu hoạt động của ngân hàng.

Giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2010-2013

Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2012 - 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012 2013 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 1.746.848 92,00 1.899.732 93,17 152.884 8,75

Vốn điều chuyển 137.696 7,25 124.139 6,09 (13.557) (9,85)

Vốn và các quỹ 14.376 0,75 15.036 0,74 660 4,59

Nguồn vốn 1.898.920 100 2.038.907 100 139.987 7,37

Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chánh Vietinbank Cần Thơ, 2013

Giá trị vốn huy động trong 6 tháng đầu năm 2013 có sự gia tăng, tốc độ tăng trưởng đạt 8,75% so với 6 tháng tương ứng năm 2012, đây là con số tăng trưởng khá thấp nhưng trong thời điểm khó khăn và nhiều khủng hoảng như năm 2012 vừa qua thì việc duy trì sự tăng trưởng này cũng là một thành tích đáng kể. Vốn huy động trong 6 tháng đầu năm 2012 đạt tỷ trọng cao hơn cả năm, 92%(tháng 06/2012) trong khi đó tỷ trọng vốn huy động cả năm 2012 chỉ có 89,3%. Nguyên do là vì thời điểm cuối năm trước, khách hàng có thu nhập đột biến trong năm, nhờ các nguồn như lương, thưởng cuối năm,… Bởi số tiền không nhiều và đa số người dân không thích rủi ro nên họ thường chọn gửi tiền vào ngân hàng để an toàn nhưng vẫn sinh lợi.

Nhìn chung, tình hình nguồn vốn trong 3 năm 2010-2012 và nửa đầu năm 2013 có sự biến động. Mặc dù có sự giảm nhẹ trong năm 2012 nhưng vốn huy động của ngân hàng vẫn duy trì tăng trưởng. Quy mô vốn điều chuyển ngày càng thu hẹp dần, điều này cho thấy sự vững vàng trong công tác huy động vốn của ngân hàng, là tín hiệu đáng mừng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)