Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 33)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tà

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thông qua hồ sơ lưu trữ, số liệu thực tế phát sinh tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ, cụ thể là các báo cáo tài chính của ngân hàng như: bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, cơ cấu nguồn vốn,… trong ba năm 2010 – 2012 và sáu tháng đầu năm 2013.

- Kết hợp với việc quan sát, phỏng vấn trực tiếp các cô chú anh chị trong ngân hàng để có những hướng dẫn rõ ràng và cụ thể.

- Bên cạnh đó, còn thu thập thêm những thông tin cần thiết từ việc tham khảo tài liệu, giáo trình, internet và các tài liệu khác có liên quan,…

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1. Phương pháp so sánh

Dựa vào số liệu và dùng các chỉ số tương đối, tuyệt đối để so sánh trong phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính. Phương pháp so sánh bao gồm so sánh tương đối và tuyệt đối.

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa giá trị của kỳ phân tích và kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

∆Q = Q1Q0

Trong đó: Q0: giá trị của chỉ tiêu năm trước.

Q1: giá trị của chỉ tiêu năm sau.

Q: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm đang xét với số liệu năm trước, xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân của sự biến động đó của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục.

Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là thương số giữa giá trị chênh lệch của kỳ phân tích và kỳ gốc so với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

%Q = ∆Q

Q0

x 100%

Trong đó: Q0: giá trị của chỉ tiêu năm trước.

Q: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

%Q: biểu hiện tốc độ tăng trưởng hay suy giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

(2.8)

2.2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

Là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và thống kê các bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ. Dùng phương pháp tỷ số, phương pháp so sánh các số liệu qua các năm để minh họa phân tích.

2.2.2.3. Phương pháp tỷ số tài chính

Sử dụng các chỉ tiêu tài chính trong nghiên cứu kinh tế, tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại Vietinbank Cần Thơ.

CHƯƠNG III

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦANGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ

3.1.1. Sơ lược về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietNam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade). Tên giao dịch quốc tế là Vietinbank được thành lập vào ngày 26/03/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thoe nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Hội sở chính đặt ở 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàng Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Vốn điều lệ: 26.218 tỷ đồng (tính đến 31/12/2012).

Giấy phép thành lập: Số 142/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước cấp ngày 03/07/2009.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0100111948 (do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 03/07/2009, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 06/07/2012).

Mã số thuế: 0100111948 SWIFT code: ICBVVNVX

Mạng lưới hoạt động:

- Chi nhánh trong nước: 147 chi nhánh cấp một tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước.

- Chi nhánh nước ngoài: chi nhánh ở Frankfurt-CHLB Đức, chi nhánh ở Berlin-CHLB Đức, chi nhánh ở Viêng Chăn_CHDCND Lào.

Nhân sự: 19.840 người (tại thời điểm 31/12/2012).

Sứ mệnh: là tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống.

Tầm nhìn: trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nước và quốc tế.

Giá trị cốt lõi:

- Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng;

- Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình – được quyền thụ hưởng đúng với chất lượng, kết quả, hiệu quả của cá nhân đóng góp – đực quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi.

Triết lý kinh doanh:

- An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế; - Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và tách nhiệm xã hội;

- Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của Vietinbank. Vietinbank là một trong các ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất tại Việt Nam và được xếp hạng một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng Công Thương Việt Nam có tổng tài sản chiếm hơn 503.530 tỷ đồng (Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất 2012).

Ngành nghề kinh doanh: Vietinbank cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước, cho vay và đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, tiền gửi thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, séc du lịch, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính và nhiều dịch vụ tài chính – ngân hàng khác.

Niêm yết: Vietinbank được Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) chấp thuận niêm yết từ ngày 16/07/2009.

Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông Mã chứng khoán:CTG

Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu

Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 2.621.754.537 cổ phiếu (tại thời điểm 31/12/2012).

Những sự kiện nổi bật qua các năm hoạt động:

- Ngày 15/04/2008, Ngân hàng Công thương đổi tên thương hiệu từ IncomBank sang thương hiệu mới Vietinbank.

- Ngày 31/07/2008, Ngân hàng Công thương được cấp “Chứng chỉ ISO 9001 – 2000” cho hoạt động tín dụng, bảo lãnh và thnah toán.

- Ngày 04/06/2009, Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

- Ngày 08/07/2009, Công bố quyết định đổi tên Ngân hàng Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, theo giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 142/GP-NHNN cấp ngày 03/07/2009.

- Ngày 10/10/2010, Ký kết Văn kiện hợp tác và đầu tư giữa Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) và Công ty tài chính quốc tế (IFC).

- Ngày 06/07/2012, VietinBank được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lại Giấy chứng nhận Doanh nghiệp (mã số Doanh nghiệp 0100111948) với vốn điều lệ 26.218 tỷ đồng, thay thế cho Giấy chứng nhận Doanh nghiệp cấp lần đầu vào ngày 03/07/2009.

- Ngày 27/12/2012, VietinBank chính thức ký kết bán 20% cổ phần cho Bank of Tokyo Mitsubishi, Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản.

3.1.2. Khái quát về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chinhánh Cần Thơ nhánh Cần Thơ

Ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ, tiền thân là Ngân hàng khu vực Thành phố Cần Thơ thuộc Ngân hàng Nhà nước. Trụ sở ban đầu đặt tại 39 – 41 Ngô Quyền, Thành phố Cần Thơ. Đến tháng 07/1988, Ngân hàng Công Thương Cần Thơ được chính thức thành lập theo Nghị định 53 của Chính phủ và có trụ sở đặt tại Số 9, Phan Đình Phùng, Thành phố Cần Thơ.

Ngân hàng Công Thương Cần Thơ là một trong những ngân hàng thương mại chuyên kinh doanh tiền tệ, tín dụng, phạm vi hoạt động chủ yếu là huy động vốn trong các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế và cho vay trong lĩnh vực công thương nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ.

Tên giao dịch: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ.

Tên tiếng Anh: Vietnam Bank for Industry and trade – Cantho Branch. Đầu năm 1991, ngân hàng mở rộng thêm hoạt động thanh toán quốc tế và hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Riêng hoạt động thẻ được ngân hàng triển khai vào năm 2004. Là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Cần Thơ hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động tại chỗ và nguồn vốn được điều hòa từ Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

Khi mới thành lập, Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ bao gồm phòng giao dịch Sóc Trăng tách ra và chi nhánh cấp 2 Khu công nghiệp Trà Nóc. Tháng 06 năm 2001 phòng giao dịch Sóc Trăng tách ra thành Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng chịu sự giám sát trực tiếp của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Đến tháng 10

năm 2006 chi nhánh cấp 2 Khu công nghiệp Trà Nóc cũng tách ra thành Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Khu công nghiệp Trà Nóc.

Ngân hàng Công Thương Cần Thơ với phương châm: “Phát triển – An toàn và Hiệu quả” đã luôn tìm các biện pháp phát triển nghiệp vụ kinh doanh một cách an toàn và có hiệu quả. Nhiều năm qua chi nhánh không ngừng nổ lực phấn đấu vươn lên và hiện nay đang phát triển lớn mạnh không ngừng với những nội dung kinh doanh đa dạng và có hiệu quả.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức ngân hàng Công Thương Cần Thơ

3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức

BAN GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG BAN

Phòng tiền tệ kho quỹ

Phòng kế toán

Phòng tổ chức hành chánh

Phòng KHDN Phòng kiểm soát nội bộ Phòng thông tin điện toán

Phòng bán lẻ CÁC PHÒNG GIAO DỊCH PGD Ninh Kiều PGD Nguyễn Trãi PGD Phong Điền PGD Thắng Lợi PGD Cái Răng PGD An Thới PGD Thốt Nốt PGD Quang Trung

Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chánh Vietinbank Cần Thơ, 2013

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Vietinbank – Cần Thơ 2013

3.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốc: do Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam bổ nhiệm, chịu trách nhiệm chung, ra quyết định điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng. Giám đốc có quyền tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật cán bộ - công nhân viên cuả đơn vị. Đồng thời tiếp nhận thông tin từ Hội sở chính và chi nhánh cấp dưới để hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh cho chi nhánh.

Phó Giám đốc: có trách nhiệm hỗ trợ, giúp dỡ Giám đốc trong việc điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo sự phân công, ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phan công, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của chi nahsnh mà Giám đốc giao phó, thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng.

Phòng tổ chức hành chánh: thực hiện công tác tổ chức và đào tạo cán bộ chi nhánh theo chủ trương, chính sách của Nhà nước, thực hiện công tác chính trị, văn phòng, hoạt động kinh doanh và công tác bảo vệ an toàn cho chi nhánh, bố chí nhân sự tham mưu cho Ban Giám đốc, giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống cán bộ và ván đề xã hội.

Phòng Khách hàng Doanh nghiệp: là phòng thực hiện nhiệm vu trực tiếp giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp để khai thác vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành. Phòng này bao gồm luôn chức năng tổng hợp cũng là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Ban Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hằng năm của chi nhánh.

Phòng bán lẻ: được hợp nhất từ Phòng Khách hàng cá nhân và Phòng Quản lý rủi ro, cũng có chức năng như phòng khách hàng doanh nghiệp nhưng khách hàng ở đây là cá nhân, kèm thêm đó là nhiệm vụ theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời những rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản.

Phòng kế toán: thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, liên quan đến công tác tài chính, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ kế toán, xử lý, hoạch toán các nghiệp vụ. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, thực hiện nghệp vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng.

Phòng Tiền tệ Kho quỹ: quản lý, ứng và thu tiền cho các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp.

Phòng Thông tin điện toán: thực hiện công tác quản lý, duy trì điện toán tại chi nhánh, bảo trì, bảo dưỡng thông suốt hoạt động cho hệ thống máy tính của chi nhánh.

Phòng Kiểm soát Nội bộ: chịu trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt động của chi nhánh nhằm mục đích bảo đảm việc thực hiện các nguyên tắc chế độ một cách trung thực, đúng đắn để ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra, kịp

thời phát hiện những sai sót để đề ra những biện pháp khắc phục, điều chỉnh nhanh chóng.

Các Phòng giao dịch: cũng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, đầu tư tín dụng và thanh toán,… giống như Hội sở chính. Tuy nhiên, hoạt động trong phạm vi hẹp theo sự ủy quyền của Giám đốc.

3.1.3.3. Các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh

Khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Vì thế, sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh chủ yếu đáp ứng nhu cầu của 2 nhóm đối tượng này:

Sản phẩm dịch vụ - cá nhân

a. Dịch vụ thẻ: để thực hiện chủ trương của ngân hàng nhà nước là thanh toán không dùng tiền mặt, thời gian qua Chi nhánh đã đẩy mạnh những hoạt động liên quan đến thanh toán qua thẻ ATM điển hình là việc thành lập Tổ thẻ tại ngân hàng. Với các sản phẩm thẻ đa dạng từ thẻ ghi nợ E-Partner đến thẻ thanh toán quốc tế Visa, Master; Ngân hàng cung cấp nhiều dịch vụ giúp khách hàng thực hiện nhiều loại giao dịch từ máy ATM, điện thoại di động cho đến internet.

b. Dịch vụ cho vay: để đáp ứng nhu cầu vay vốn của dân cư trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, Chi nhánh đã có nhiều hình thức cho vay ưu đãi ngắn hạn cũng như trung và dài hạn. Một số nhu cầu của khách hàng mà ngân hàng cho vay như sau: cho vay để làm vốn lưu động hay tăng cường vốn cho hoạt động kinh doanh, sản xuất. Cho vay phát triển kinh tế gia đình như nuôi cá, gia súc, gia cầm, kinh doanh nhỏ lẻ,…Cho vay thực hiện phương án sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống khác. Cho vay tiêu dung như mua ô tô, mua nhà đất,…

c. Dịch vụ tài khoản: nhằm huy động được nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư, đồng thời tạo nguồn tiền cho ngân hàng. Chi nhánh đã có nhiều loại hình tiền gửi khác nhau để phục vụ nhu cầu của người dân. Các loại tài khoản dành cho cá nhân bao gồm: tài khoản tiền gửi thanh toán dùng để thực hiện các giao dịch mua bán không dùng tiền mặt; tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn; tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, và các sản phẩm tiền gửi: tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,…để đáp ứng nhu cầu tích lũy vốn, tìm kênh đầu tư ít rủi ro của người dân; tài khoản tiền gửi khác.

d. Kinh doanh ngoại tệ

Đáp ứng nhu cầu mua, bán ngoại tệ của cá nhân để thanh toán học phí, viện phí, công tác, du lịch, thừa kế, định cư ở nước ngoài, và các nhu cầu thanh toán vãng lai khác của người dân.

Sản phẩm dịch vụ - doanh nghiệp

a. Dịch vụ cho vay: đối với doanh nghiệp ngân hàng cho vay đối với các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh,dịch vụ, đầu tư phát triển,…trong

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)