7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tà
4.1.2 Cơ cấu vốn huy động
Như đã phân tích, ta đã thấy được tầm quan trọng của vốn huy động trong hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, phải biết rõ nguồn vốn đó được huy động từ đâu để có biện pháp huy động vốn tối ưu nhất, đó là điều mà các nhà quản trị ngân hàng thường quan tâm. Trong những năm qua, ngân hàng đã có nhiều biện pháp nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế bằng nhiều hình thức huy động khác nhau như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ
hạn,… Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thường xuyên thông tin, khuyến khích hay có những chương trình mở tài khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi, tặng thẻ miễn phí cho các cá nhân, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp. Từ đó đã tập trung và thu hút nguồn vốn khá lớn để đầu tư cho vay góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Giai đoạn từ 2010 – 2012
Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng. Nó là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng đã huy động được từ nền kinh tế. Với nhiều hình thức huy động vốn rất đa dạng, phong phú, cùng với mức lãi suất ưu đãi, đã góp phần thúc đẩy các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và các cá nhân, … trong và ngoài nước hăng hái tham gia gửi tiền.
Bảng 4.3: Cơ cấu vốn huy động từ năm 2010-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 Số tiền2011/2010 % Số tiền2012/2011 % Tiền gửi của
dân cư 889.562 1.112.029 1.033.612 222.467 25,01 (78.417) (7,05) Tiền gửi của
tổ chức kinh tế 1.032.675 1.078.501 1.157.760 45.826 4,44 79.259 7,35 Nguồn vốn do phát hành GTCG 57.409 29.567 98.035 (27.842) (48,50) 68.468 231,57 Vốn huy động 1.979.646 2.220.097 2.289.407 240.451 12,15 69.31 3,12
Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chánh Vietinbank Cần Thơ, 2013
Tiền gửi của dân cư
Vốn huy động được hình thành từ tiền gửi của cá nhân, tổ chức kinh tế và do phát hành GTCG. Trong 3 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng tiền gửi cá nhân có sự đột biến, tăng nhanh 25,01% vào năm 2011 và đột ngột giảm nhanh xuống âm 7,05% vào năm 2012. Mặc dù là vậy, nhưng tiền gửi cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn huy động, trung bình đạt 46,73%. Năm 2011, cạnh tranh vốn giữa các ngân hàng làm cho mặt bằng lãi suất tăng cao, tiền gửi cá nhân tăng lên là do họ nhận thức được lợi ích mà họ nhận được khi gửi tiền vào ngân hàng, khi đó số tiền của họ sẽ được cất giữ an toàn và được hưởng lãi cao. Qua năm 2012, với việc bất ổn của cả nền kinh tế thế giới và trong nước, mức lạm phát khủng khiếp 18,58% tăng cao trong năm 2011, mặc dù Chính phủ đã kiên quyết thực hiện chính sách tài khóa, kiềm chế lạm phát, tập trung vào tiết kiệm, nhưng điều này cũng không làm cho người
dân bớt lo lắng, họ không còn muốn gửi tiền vào nhà băng nữa vì lo sợ nguy cơ mất giá, hay muốn đầu tư vào một thị tường khác sinh lợi nhiều hơn nên cũng làm tỷ trọng tiền gửi của đối tượng này giảm xuống.
Mặc dù trong thời gian này, ngân hàng áp dụng mức lãi suất tiền gửi chung cho cá nhân và các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp. Nhưng vốn huy động từ cá nhân hay hộ gia đình có tính chất ổn định hơn tiền gửi của doanh nghiệp, nên ngân hàng thường khuyến khích nguồn vốn từ đối tượng này. Do đó, ngân hàng thường đưa ra nhiều sản phẩm mới và ưu đãi dành cho cá nhân hơn, với những phần thưởng như quà tặng, bảo hiểm, rút thăm trúng thưởng,… có giá trị lớn.
Tiền gửi của tổ chức kinh tế
Nhìn chung, các tổ chức kinh tế hay doanh nghiệp thường không để tiền đứng yên một chỗ, họ thường xoay vòng đồng vốn nhằm tạo ra lợi nhuận. Họ gửi tiền vào ngân hàng không phải để tiết kiệm như cá nhân, họ gửi tiền để phục vụ thanh toán với đối tác, như các hoạt động ký quỹ để mở thư tín dụng L/C (Letter of Credit), bao thanh toán,… Trong giai đoạn 3 năm 2010- 2012, tốc độ tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có xu hướng tăng mặc dù con số còn chưa cao. Chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn huy động, trung bình chiếm 50,44% vốn huy động, đa phần nguồn vốn này đều là vốn huy động ngắn hạn, nguyên nhân là do gửi tiền với kỳ hạn ngắn có thể giúp các tổ chức kinh tế có thể xoay vòng nguồn vốn nhanh khi có nhu cầu nhưng vẫn được hưởng lãi suất nhất định.
Nguồn vốn do phát hành giấy tờ có giá
Nguồn vốn này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn huy động nhưng cũng có sự biến động rõ rệt, xu hướng giảm trong 2 năm 2010-2011 và tăng đột biến trong năm 2012, nguyên nhân chủ yếu là do việc phát hành ra một lượng kỳ phiếu ngắn hạn lớn vào năm 2012.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2010 – 2013
Giá trị vốn huy động trong 6 tháng đầu năm 2012-2013 có sự tăng trưởng rõ rệt. Tiền gửi của dân cư và tổ chức chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn huy động. Tuy là giá trị 6 tháng đầu năm, nhưng nguồn vốn huy động năm 2012 đã đạt được 76,3% tổng nguồn vốn huy động cả năm. Nguyên nhân có thể giải thích tương tự như phần trên là do những tháng cuối năm 2011 người dân có nhiều thu nhập đột biến hơn hay các tổ chức kinh tế lúc này đang trong thời kỳ “ăn nên làm ra” nhất.
Bảng 4.4: Cơ cấu vốn huy động 6 tháng đầu năm 2012-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm Chênh lệch
2012 2013 2013/2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi của dân cư 854.610 48,92 898.126 47,28 43.516 5,09 Tiền gửi của tổ
chức kinh tế 867.380 49,65 968.013 50,96 10.063 11,60
Nguồn vốn do phát
hành GTCG 24.858 1,43 33.593 1,76 8.735 35,14
Vốn huy động 1.746.848 100 1.899.732 100 152.884 8,75
Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chánh Vietinbank Cần Thơ, 2013
Mặc dù có tỷ trọng xấp xỉ nhau nhưng tốc độ phát triển tiền gửi của tổ chức kinh tế đạt cao hơn rất nhiều, gần gấp đôi tốc độ phát triển tiền gửi của dân cư. Sự tăng lên của việc phát hành GTCG cũng làm thay đổi một lượng không nhỏ giá trị của vốn huy động trong giai đoạn này.
Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc nhiều chủ sở hữu khác nhau, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi tiền gửi khi đến hạn cho cá nhân hoặc tổ chức kinh tế, cũng như trả cổ tức cho cổ đông. Tuy nhiên, vốn huy động từ tiền gửi cá nhân luôn được quan tâm hơn, do đây là vốn nhàn rỗi nên thời hạn gửi tiền thường là trung dài hạn, đồng thời giảm được hoản dự trữ bắt buộc để đảm bảo thanh khoản. Mặc dù tỷ trọng tiền gửi cá nhân luôn khá cao, nhưng ngân hàng cũng cần tập trung khai thác hơn nữa.