Chất lượng và hiệu quả

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng lưu hành thực phẩm chức năng hiện nay trên địa bàn hà nội (Trang 26 - 27)

Phần 1 TỎNG Q UAN

3.2.2.Chất lượng và hiệu quả

3. Tình hình lưu hành thực phẩm chức năng của một nước trên

3.2.2.Chất lượng và hiệu quả

- Một số sản phẩm không chứa đủ hàm lượng cần thiết do đó hầu như khơng có hiệu quả [11]: sản phẩm TPCN quảng cáo dùng để cải thiện trí nhớ nhưng mỗi liều dùng chỉ chứa 2mg dịch chiết lá ginkgo biloba trong khi liều tác dụng lên thần kinh của ginkgo biloba là 120- 240 mg [24].

- Nhiều bằng chứng khoa học và nghiên cứu khơng được kiểm sốt: tại Nhật Bản, theo qui định của MHW các sản phẩm FOSHU trước khi bán ra thị trường đều phải tiến hành thử nghiệm lâm sàng hoặc thực hiện những nghiên cứu khác, nhưng theo một điều tra của MHW trên 40 công ty vào năm 1997 chỉ có 18 cơng ty có bằng chứng về các nghiên cứu đã được thực hiện, hầu hết các công ty đều không thực hiện thử nghiệm lâm sàng theo yêu cầu mà chỉ tiến hành so sánh điều kiện sức khỏe của người sử dụng trước và sau khi dùng, hơn nữa cỡ mẫu nghiên cứu rất nhỏ chỉ có khoảng 28 người và có 7 kết quả nghiên cứu được tiến hành với “khơng có một người nào” trong những phịng thí nghiệm “ổ chuột” [44],

- Một số sản phấm TPCN hiện nay “ăn theo” các bằng chứng khoa học đế giúp sản phẩm bán chạy hơn: ví dụ sau cơng bố beta- caroten có khả năng ngăn ngừa ung thư của Hội thực phẩm chức năng và dinh dưỡng Nhật Bản JHNFA, hàng loạt các sản phẩm TPCN và cả thực phẩm thông thường bổ sung beta- caroten quảng cáo rầm rộ một trong số đó là VegitaBeta của công ty Coca-Cola [44]. Công ty Kellogg cũng cho cho ra đời hàng loạt sản phẩm mỳ ống, bánh mỳ, ngũ cốc, thức ăn nhanh, tráng miệng... với công bố về giảm nguy cơ bệnh tim. Hoặc một số sản phẩm bơ có nguồn gốc thực vật tăng cường chất xơ hoà tan được quảng cáo có tác dụng làm giảm lượng cholesterol máu phưng các; sản

phẩm này lại có hàm lượng chất béo dạng trans (là một trong những nguyên nhân gây tăng cholesterol máu) tương đối cao, như vậy liệu hiệu lực của sản phẩm đến đâu ? [24]

- Một số sản phẩm đăng ký dạng TPCN nhưng lại chứa các hoạt chất của thuốc tân dược: năm 2000 tại Mỹ phát hiện sản phẩm TPCN của Trung Quốc của một công ty KDĐC nguồn gốc thảo dược dùng cho bệnh nhân đái tháo đường chứa Phenformin và Glyburid (là hai hoạt chất có tác dụng hạ đường huyết). Năm 2000, một nghiên cứu ở Anh phát hiện có 8 sản phẩm TPCN nguồn gốc từ thảo dược dùng cho bệnh chàm bội nhiễm có chứa dexamethason [33].

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng lưu hành thực phẩm chức năng hiện nay trên địa bàn hà nội (Trang 26 - 27)