Nghĩa biểu trưng

Một phần của tài liệu Một số nhóm từ ngữ văn hóa trong tiếng Anh và các thủ pháp chuyển dịch sang tiếng Việt (Trang 71 - 74)

3. Ý nghĩa phái sinh

3.2.nghĩa biểu trưng

Ý nghĩa biểu trưng chính là biểu hiện rõ nét nhất cho một nền văn hóa. Thế nên, E.Ộ.Tapaob đã chỉ ra rằng: “Hiện tượng biểu trưng có tính chất văn hóa trong nền văn hóa bàng ngôn ngừ và phi ngôn ngừ (...) là đôi lập nhau giữa các cộng đồng ngôn ngừ - văn hóa khác nhau”[Dẫn

theo 32,27]. Chính vì vậy, đ ể thấy rõ hơn đặc trưng văn hóa - dân tộc

của người Ạnh chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa biểu trưng của tên gọi các loài thực vật trong tiếng Anh.

Ý nghĩa biểu trưng của tên gọi các loài thực vật tiếng Anh cũng rất phong phú, tất nhiên cũng cần phải nhấn mạnh ràng có rất nhiều ý nghĩa

biểu trưng được mượn từ các dân tộc khác. Song để xét xem nghĩa nào là

nghĩa biêu trung do người Anh nghĩ ra và nghĩa nào là nghĩa mà người

Anh vay mượn là một công việc rất khó khăn. Dựa vào sổ từ thống kê ở cuối luận văn chúng ta thống kê được 64 tên gọi thực vật có ý nghĩa biểu trưng. Do ý nghĩa biểu trưng rất hay, giàu hình tượng biểu cảm,...nên tôi quyết định liệt kê toàn bộ từ có nghĩa biểu trưng. Chẳng hạn:

cacia (cây keo hoa vàng); tình yêu trong sáng □ almond (cây hạnh); sự ngu xuân

American Elm (cây du Mĩ); lòng yêu nước

American Laurel (cây nguyệt quế Mĩ): đức hạnh là nét quyến rũ

_I aspen (cây dương lá rung): than thở

J balsam (cây bóng nước); tình yêu nồng nàn

Một điều rất dề nhận ra trong nghĩa biếu trưng của các từ tên gọi thực vật là gần như ý nghĩa biểu trung trực tiếp liên quan đến con người, và đặc tính có ở con người, như duyên dáng, có giáo dục, danh

tiếng,...Chẳng hạn: cây nguyệt quế (bay) thường rất thơm thường biểu

trưng cho danh tiếng, cây sồi (beech) là một loại cây to, sống lâu năm,

tán rộng biểu trưng cho sự thịnh vưựng, cây tuyết tùng (cedar) biểu trưng

cho sức mạnh, tinh yều chung thủy....

Có những tên gọi có ý nghĩa biêu trưng cho một nét tính cách nào

đó của con người: cây phong (birch) biểu trưng cho sự duyên dáng, hiền

lành, herb willow (cây liễu thảo) biểu trưng cho sự cao ngạo, sycamore

(cây sung dâu) biểu trưng cho sự hiếu kỳ.

Nói chung, phần lớn các nghĩa biểu trưng của tên gọi thực vật trong tiếng Anh đều có sự khác biệt rõ nét với tên gọi thực vật trong tiếng Việt, chẳng hạn người Việt thường lấy các thực vật như bòng bong, hẹ biểu tượng cho sự rối rắn, khó nhìn nhận một cách rành rẽ. Nhưng trong tiếng Anh thì không thấy có nghĩa biểu trưng này. Hay như trong tiếng Việt có những tên gọi có ý nghĩa biểu trưng cho khí tiết, chí khí của người quân tử như: thông, tùng, bách, nhưng trong tiếng Anh những

phẩm chất ấy thường được biểu trưng bàng các tên gọi như swamp

magnolia (cây mộc lan đầm lầy): bền chí, black poplar (cây bạch dương đen) : sự can đảm...Bên cạnh đó, cũng có tên gọi có ý nghĩa biểu trưng

giống nhau ở hai ngôn ngữ như weeping willow (cây liễu rủ) biểu trung

cho sự u sầu,tang tóc, hay laurel (cây nguyệt quế) biểu trưng cho chiến

thẳng. Mặc dù, đôi khi chúng ta bắt gặp những sự tương đồng trong nhừng ý nghĩa biểu trưng, nhung có lẽ sự tương đồng đó đều xuất phát từ sự vay mượn lần nhau, hoặc cùng vay mượn từ một ngôn ngữ khác.

Ý nghĩa biểu trưng của các loài thực vật trong các thành ngừ tiếng Anh có con số không nhiều bang tên gọi của động vật trong các thành ngừ. Trong cuôn “Cách dùng thành ngữ Anh Mỹ thông dụng - hiện đại” cua tác giả Nguyễn Trùng Khánh, Nhà xuất ban Thành phổ Hồ Chí Minh, có tới 497 trang nhưng rất tiếc tôi chỉ tìm thấy có 2 cụm từ so sánh

có tên thực vật: cool as a cucumber (tr. 138) (cucumber: cây dưa chuột),

ca cụm từ này có nghĩa là điềm tĩnh, tự chủ, trang 62 có từ peanuts (cây

lạc) hàm ý chăng tốn bao nhiêu tiền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Tiểu kết

Qua các cứ liệu ở trên, một lần nữa chúng ta lại thấy được rõ nét hơn về lối tư duy của người Anh khi chọn lựa đặc trưng tiêu biểu để gọi tên sự vật. Người Anh ít chú ý đến thời gian sinh trưởng, thu hoạch, đến chức năng, đến vị, đến xuất xứ của thực vật, nhưng lại chú ý nhiều đến môi trường sống, màu sắc, đển những đặc điểm giống các loài động - thực vật, đồ vật khác của thực vật để định danh chúng. Cũng cần phải nói thêm rầng nghĩa biểu trưng của các từ tên gọi thực vật vô cùng phong phú. Tuy nhiên, phần lớn các nghĩa biểu trưng của tên gọi thực vật trong tiếng Anh đều có sự khác biệt rõ nét với tên gọi thực vật trong tiếng Việt. Điều đó cho thấy người Việt và người Anh có những cách nhìn sự vật, tư duy về sự vật có rất nhiều điểm khác biệt.

C l IƯƠNG IV

CÁC THỦ PHÁP CHUYÊN DỊCH TÊN GỢI

ĐỌNG - THỤC VẬT TIÉNG ANH SANG TIẾNG VIỆT• • • •

Hiện nay việc dịch các từ tên gọi động - thực vật sang tiếng Việt là rất cần thiết, vì mặc dù ngành từ điển học nước ta rất phát triển, chúng ta có rất nhiều cuốn từ điển song ngữ thậm chí từ điển đối chiếu 5 thứ tiếng, song một cuốn từ điển về động - thực vật học hoàn chỉnh lại chưa hề có. Chúng ta có thể thấy điều này rất rõ, khi xem từ điển “ Morphology dictionary” của Nhà xuất bản Helicon, xuất bản năm 2000: Trong cuốn từ điển này có tới 1878 từ tên gọi động vật và 1067 từ tên gọi thực vật, nhung có tới một nửa sổ tên gọi chưa hề được dịch ra tiếng Việt. Có lẽ ở một viện nghiên cứu về động - thực vật học nào đó đã có sự thống kê đầy đủ tên các loài động - thực vật, nhưng một cuốn từ điển với đầy đủ các tên gọi tiếng Anh cho các loài động - thực vật là chưa có.

Vậy làm thế nào để có được một cách dịch tên động vật chính xác nhất? Để trả lời chính xác câu hỏi này, quả thật là khó, song có một điều chẳc chắn là đây là một công việc cần đến sự hợp tác của nhiều người, cả nhừng nhà từ điển học lẫn các chuyên gia về động - thực vật học....

Dựa vào những cuốn từ điển Anh-Việt hiện có, chúng tôi có thể rút ra được một vài cách chuyển dịch như sau:

Một phần của tài liệu Một số nhóm từ ngữ văn hóa trong tiếng Anh và các thủ pháp chuyển dịch sang tiếng Việt (Trang 71 - 74)