KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết Luận

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong quá trình dạy học môn địa lí lớp 4 của giáo viên các trường tiểu học huyện sóc sơn hà nội (Trang 53 - 57)

1. Kết Luận

Để theo kịp sự tiến bộ của những nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới thì trong những năm qua, nền giáo dục nước ta đã có rất nhiều chuyển biến tích cực trong đó phải kể đến công cuộc đổi mới phương pháp dạy học. Tiểu học là một bậc học quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học bước đầu đã đạt được một số thành tựu, chúng ta đang chuyển dần hình thức đọc – chép sang hình thức, phương pháp dạy học hướng tập trung vào học sinh, tích cực háo các hoạt động của học sinh.

Đề tài đã tìm hiểu một số vấn đề về phương pháp dạy học theo nhóm nói chung và phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học môn Địa lí ở Tiểu học. Phương pháp dạy học theo nhóm là một phương pháp dạy học tích cực tuy nhiên trong thực tế giảng dạy việc vận dụng phương pháp này vào quá trình dạy học Địa lí đem lại hiệu quả chưa được như mong muốn. Đề tài này cũng đã tìm hiểu thực trạng nhận thức của giáo viên, thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học môn Địa lí lớp 4 ở các trường Tiểu học huyện Sóc Sơn - Hà Nội. Kết quả thu được qua điều tra như sau :

100 % giáo viên đã sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học môn Địa lí lớp 4 và phần nhiều là thường xuyên sử dụng. và 100 % giáo viên cho rằng sử dụng phương pháp này sẽ làm cho quá trình dạy học Địa lí hiệu quả hơn. Như vậy các giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về tác dụng của phương pháp tuy nhiên khi vận dụng sự thành công của mỗi bài giảng ở mỗi giáo viên là khác nhau.

Về thực trạng cách tiến hành thì đa số giáo viên đều hiểu quy trình, yêu cầu của phương pháp tuy nhiên trong thực tế giảng dạy, một số giáo viên còn chưa vận dụng đúng dẫn đến hiệu quả đem lại không cao. Giáo viên thường tổ chức dạy học theo nhóm với hình thức bài lên lớp và với 2 loại bài là lĩnh hội tri thức mới và bài lên lớp hỗn hợp. Đây cũng là 2 loại bài và hình thức dạy học phù hợp với điều kiện dạy học trong nhà trường, phương pháp dạy học theo nhóm. Tuy nhiên giáo viên nên nghiên cứu mở rộng việc vận dụng phương pháp này trong các loại bài và hình thức dạy học khác để tránh nhàm chán cho học sinh.

Trong quá trình vận dụng phương pháp giáo viên cũng gặp phải một số khó khăn như : Học sinh chưa có kĩ năng hợp tác theo nhóm, giáo viên chưa hiểu biết nhiều về phương pháp dạy học theo nhóm, trang thiết bị lớp học không phù hợp với dạy học theo nhóm…Tuy nhiên khó khăn chính được ghi nhận là cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học không đầy đủ, phù hợp với phương pháp dạy học theo nhóm.

Để phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp dạy học theo nhóm cần một số điều kiện như : Học sinh có kĩ năng hợp tác theo nhóm, giáo viên cần có kĩ năng sử dụng phương pháp, xây dựng cơ sở vật chất, học sinh tích cực, tự giác, tự lực trong học tập theo nhóm. 100% giáo viên đồng ý với những điều kiện trên. Ngoài những điều kiện trên thì việc phối hợp dạy học theo nhóm với các phương pháp dạy học như thực hành, thuyết trình, trực quan một cách hợp lí sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng của phương pháp trong dạy học Địa lí. 100 % giáo viên được hỏi có phối hợp vận dụng các phương pháp trên.

Như vậy, từ thực trạng trên cho thấy việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học môn Địa lí lớp 4 của giáo viên các trường Tiểu học huyện Sóc Sơn – Hà Nội đạt được hiệu quả không cao. Nguyên nhân của thực trạng trên đã được tìm hiểu là do khả năng vận dụng, tổ chức của người giáo viên,

trình độ nhận thức của học sinh và do yếu tố khách quan là cở sở vật chất trường lớp không đầy đủ và phù hợp khi sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm.

Từ những nguyên nhân trên, tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học môn Địa lí ở Tiểu học :

+ Giải pháp đầu tiên đó là nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng năng lực tự học, kĩ năng hợp tác theo nhóm của mỗi học sinh.

+ Ngoài việc nâng cao chất lượng dạy – học của giáo viên và học sinh thì một giải pháp khác cũng rất quan trọng đó là xây dựng cở sở vật chất, trạng thiết bị dạy học đầy đủ, phù hợp.

Những giải pháp trên chủ yếu dựa trên cơ sở lí luận và những kinh nghiệm giảng dạy có được trong phạm vi hẹp ở 3 trường Tiểu học thuộc huyện Sóc Sơn – Hà Nội : Trường Tiểu học Thị Trấn Sóc Sơn, trường Tiểu học Phù Lỗ A, trường Tiểu học Phù Linh.

2. Kiến nghị

Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành đề tài này, qua tìm hiểu từ thực tế giảng dạy ở trường Tiểu học, để việc vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học môn Địa lí lớp 4 đạt được hiệu quả hơn, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau :

Nhà nước cần có chính sách cụ thể, quan tâm hơn nưa đến giáo dục Tiểu học, tăng cường nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học.

Cần chăm lo hơn nữa đến đời sống của cán bộ, giáo viên cả về vật chất và tinh thần.

Cần có chế độ ưu đãi phù hợp để khuyến khích, động viên đối với những giáo viên có sáng tạo trong việc tự làm đồ dùng dạy học. sáng tạo trong giảng dạy.

Nhà trường cần tạo điều kiện để giáo viên tự bồi dưỡng, tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ.

Ngoài ra, cần tạo điều kiện để giáo viên và học sinh được tham quan học tập, tìm hiểu thực tế địa phương, các vùng địa lí để có tư liệu phục vụ việc dạy và học.

Do hạn chế về thời gian, điều kiện nghiên cứu và trình độ, đề tài còn nhiều thiếu sót, hạn chế kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong quá trình dạy học môn địa lí lớp 4 của giáo viên các trường tiểu học huyện sóc sơn hà nội (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)