Những giải pháp để khắc phục thực trạng trên

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong quá trình dạy học môn địa lí lớp 4 của giáo viên các trường tiểu học huyện sóc sơn hà nội (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG QUÁ

2.5. Những giải pháp để khắc phục thực trạng trên

Căn cứ vào nguyên nhân của thực trạng và thực tế quan sát được ở trường Tiểu học cùng với đặc thù của 3 trường Tiểu học huyện Sóc Sơn , chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để khắc phục thực trạng trên.

2.5.1. Nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy của giáo viên

Trong quá trình giảng dạy, vị trí và vai trò của người thầy luôn được khẳng định bởi trong mối quan hệ giữa thầy và trò thì : Trò học tốt phải có thầy dạy tốt. Chính vì vậy muốn nâng cao chất lượng dạy học cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Muốn vậy, trước hết chúng ta cần nâng cao được nhận thức của giáo viên. Mỗi giáo viên trong nhà trường cần nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường Tiểu học, tiếp thu và vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học mới, kết hợp với các phương pháp dạy học truyền thống để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Dạy học theo nhóm là một trong những phương pháp nằm trong nhóm các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới – dạy học lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy được tinh tích cực, tự lực của người học. Cần thay đổi nhận thức của giáo viên khi cho rằng vận dụng những phương pháp này thì vai trò của người thầy sẽ bị xem nhẹ. Trái lại, khi sử dụng phương pháp này lại đòi hỏi giáo viên cần có trình độ chuyên môn cao, có óc sáng tạo độc lập, nghĩa là người giáo viên có đủ năng lực đóng vai trò là người

khởi xướng, tổ chức, trợ giúp, hướng dẫn, trọng tài, cố vấn. Khi đã nhận thức được vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học thì giáo viên mới có nhu cầu tự học hỏi, nghiên cứu, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ năng lực của bản thân, đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay.

Đa số các giáo viên đã hiểu biết về phương pháp dạy học theo nhóm tuy nhiên trong khi sử dụng phương pháp có những lúc giáo viên không chú ý đến quy trình thực hiện, cách chia nhóm sao cho đúng và phù hợp với yêu cầu bài học,đặc điểm học sinh, đa dạng cách hình thức dạy học, áp dụng vào các loại bài học khác nhau, một bộ phận giáo viên sử dụng phương pháp một cách máy móc, hình thức do đó không đạt được mục tiêu dạy học. Vì vậy, bản thân mỗi giáo viên nên nâng cao ý thức, trách nhiệm quan tâm nhiều hơn và dành thời gian để nghiên cứu về các phương pháp, nắm rõ cách sử dụng, học hỏi từ đồng nghiệp để nâng cao trình độ. Như vậy, việc bồi dưỡng giáo viên cần được quan tâm, chú trọng đồng thời cần tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để giáo viên tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn về phương pháp dạy học.

Nhà trường cũng cần tạo điều kiện để mỗi giáo viên được tự học, tự bồi dưỡng. Cung cấp đầy đủ sách báo, tài liệu để giáo viên tham khảo, tổ chức cho giáo viên sinh hoạt tổ chuyên môn, đăng kí chuyên đề để giáo viên có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm kiến thức từ đồng nghệp. Ban giám hiệu các tổ trưởng chuyên môn cần thường xuyên dự giờ, kiểm tra đột xuất và sau mỗi giờ dạy như vậy ban giám hiệu cùng các giáo viên khác sẽ đóng góp ý kiến, nhận xét rút kinh nghiệm. Ngoài ra nhà trường thường xuyên tổ chức cho giáo viên đăng kí giờ dạy tốt, tổ chức hội giảng, khen thưởng kịp thời những giáo viên có giờ dạy chất lượng cũng là một cách làm đem lại hiệu quả. Khi nhà trường thực hiện được

những điều này thường xuyên sẽ tác động trực tiếp đến giáo viên đứng lớp tạo ra những chuyển biến tích cực.

Một phần nguyên nhân của thực trạng là nằm ở học sinh, vì vậy mà người giáo viên cần có biện pháp để từng bước giúp học sinh bỏ được thói quen thụ động, lười suy nghĩ, thói quen học vẹt, nâng cao khả năng tự học. Muốn dạy học theo nhóm thành công thì trình độ của học sinh cũng cần được nâng cao, ngay từ đầu giáo viên cần tạo cho học sinh thói quen học tập theo nhóm để hình thành ở học sinh những phản xạ khi giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm. Có như vậy thì quá trình dạy học mới đạt được hiệu quả cao.

2.5.2. Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học là mọt thành tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Trong dạy học theo nhóm, cở sở vật chất và trang thiết bị dạy học đầy đủ, phù hợp sẽ tạo nên thành công của tiết học.

Muốn thực hiện tốt phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học nói chung và dạy học môn Địa lí lớp 4 nói riêng cần phải có quy mô lớp học hợp lí. Sự hợp lí của lớp học đó là số lượng học sinh trong một lớp không được quá đông, bàn ghế của học sinh phải vừa đủ và phù hợp với thảo luận nhóm như đảm bảo về các tiêu chuẩn, kích thước, thẩm mĩ, dễ di chuyển giúp học sinh thay đổi trạng thái ngồi nhanh chóng theo yêu cầu thảo luận. Trong điều kiện bàn ghế của học sinh phải thực hiện nhiều chức năng như hiện nay thì việc yêu cầu về bàn ghế phù hợp, dễ di chuyển là rất khó.

Trong khi thảo luận nhóm, yêu cầu về phương tiện, đồ dùng dạy học cần thiết để trang bị cho giáo viên, học sinh là một trong những điều kiện để dạy học theo nhóm thành công. Hiện nay cùng với khó khăn về cơ sở vật chất nhà trường thì thiếu thiết bị dạy học cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dạy

học. Trong điều kiện của đất nước ta thì việc khắc phục những khó khăn còn rất khiêm tốn và chủ yếu kêu gọi sự lỗ lực trước tiên là từ cha mẹ học sinh, giáo viên và nhà trường để từng bước giảm bớt những khó khăn. Cần khuyến khích giáo viên sáng tạo, tự làm đồ dùng phục vụ cho việc dạy học. Trong quá trình hoạt động của mình, nhà trường cũng cần xây dựng các mối quan hệ, chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục để huy động sự đầu tư cho nhà trường về cở sở vật chất, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động dạy học có hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của đề tài đã tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong quá trình dạy học môn Địa lí lớp 4 của giáo viên các trường Tiểu học huyện Sóc Sơn. Thông qua việc nghiên cứu đã làm nổi bật lên một số vấn đề đó là giáo viên đã nhận thức đúng về phương pháp và hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học Địa lí, tuy nhiên việc sử dụng phương pháp của giáo viên đôi khi còn chưa hợp lí. Ngoài những vấn đề được tìm hiểu trên thì chúng tôi còn tìm hiểu những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, những điều kiện để phat huy tối đa hiệu quả dạy học theo nhóm. Từ những kết quả thu được chúng tôi phát hiện nguyên nhân của thực trạng trên là do trình độ, năng lực của giáo viên, trang thiết bị dạy học và phương tiện dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu của phương pháp. Từ thực trạng trên, đề tài đưa ra một số giải pháp để khắc phục thực trạng góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong quá trình dạy học môn địa lí lớp 4 của giáo viên các trường tiểu học huyện sóc sơn hà nội (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)