Kết quả điều tra, khảo sát

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong quá trình dạy học môn địa lí lớp 4 của giáo viên các trường tiểu học huyện sóc sơn hà nội (Trang 31 - 48)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG QUÁ

2.3. Kết quả điều tra, khảo sát

2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong quá trình dạy học môn Địa lí lớp 4

Để tìm hiểu thực trạng này tôi sử dụng câu hỏi số 1 trong phụ lục 1. Kết quả thu được như sau :

Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc sử dụng phương

pháp dạy học theo nhóm trong quá trình dạy học môn Địa lí lớp 4.

SỰ CẦN THIẾT SỐ LƯỢNG %

Rất cần thiết 7 70

Cần thiết 3 30

Không cần thiết 0 0

Kết quả thu được cho thấy có 70% giáo viên cho rằng việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học môn Địa lí lớp 4 là rất cần thiết, 30% giáo viên cho rằng cần thiết và không giáo viên nào cho rằng sử dụng phương pháp này là không cần thiết. Như vậy, các giáo viên đã nhận thức rất rõ về sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học môn Địa lí lớp 4 và coi phương pháp này là một phương pháp hứu hiệu giúp học sinh nắm bài hiệu quả hơn.

2.3.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về hiệu quả sử dụng của phương pháp dạy học theo nhóm trong quá trình dạy học môn Địa lí lớp 4 của giáo viên các trường Tiểu học huyện Sóc Sơn

Để tìm hiểu thực trạng này, tôi sử dụng câu hỏi số 2 trong phụ lục 1, câu hỏi số 1 trong phụ lục 2.

Bảng 2 : Nhận thức của giáo viên về hiệu quả sử dụng của phương pháp dạy

học theo nhóm trong dạy học Địa lí lớp 4 ở Tiểu học.

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG SỐ LƯỢNG %

Rất hiệu quả 6 60

Hiệu quả 3 30

Ít hiệu quả 1 10

Không hiệu quả 0 0

Bảng 3 : Hứng thú học tập của học sinh trong giờ học Địa lí có sử dụng

phương pháp dạy học theo nhóm

HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH SỐ LƯỢNG %

Rất thích 20 66,67

Thích 10 33,33

Không thích 0 0

Kết quả thu được ở bảng 2 cho thấy có 60 % giáo viên cho rằng sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học Địa lí lớp 4 rất hiệu quả, có 30 % giáo viên cho rằng hiệu quả và 10 % cho rằng ít hiệu quả, không có giáo viên nào cho rằng sử dụng phương pháp này không mang lại hiệu quả.

Kết quả này cùng phù hợp với kết quả thu được khi điều tra học sinh. Tất cả các học sinh khi được hỏi đều trả lời rất thích hoặc thích giờ học Địa lí có tổ chức cho học tập theo nhóm. Các em tỏ ra hào hứng thảo luận với bạn khi học Địa lí, giờ học trở nên sôi nổi hơn hẳn khi có hoạt động thảo luận, các em đưa ra rất nhiều ý kiến sáng tạo cho bài học do được hợp tác cùng nhau.

Như vậy, đa số các giáo viên đều cho rằng việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhóm vào dạy học Địa lí lớp 4 sẽ đem lại hiệu quả cao và học sinh nắm bài tốt hơn. Đa số cá giáo viên đã nhận thức được hiệu quả khi sử dụng

phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học môn Địa lí lớp 4.

2.3.3. Thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong quá trình dạy học môn Địa lí lớp 4 của giáo viên các trường Tiểu học huyện Sóc Sơn – Hà Nội

a) Thực trạng mức độ sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong quá trình dạy học môn Địa lí lớp 4 của giáo viên các trường Tiểu học huyện Sóc Sơn

Để tìm hiểu thực trạng này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 trong phụ lục 1, câu số 2 trong phụ lục 2. Kết quả thu được như sau :

Bảng 4: Mức độ sử dụng phương pháp thảo luận nhóm của giáo viên các

trường Tiểu học huyện Sóc Sơn.

MỨC ĐỘ SỐ LƯỢNG %

Rất thường xuyên 6 60

Thường xuyên 2 20

Không thường xuyên 2 20

Bảng 5: Mức độ được học tập theo nhóm của học sinh.

MỨC ĐỘ SỐ LƯỢNG %

Rất thường xuyên 15 50

Thường xuyên 7 23,33

Kết quả thu được ở bảng 4 cho thấy có 80% giáo viên ở trường Tiểu học đã

thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học Địa lí, chỉ có 20 % giáo viên không thường xuyên sử dụng phương pháp.

Khi điều tra học sinh có 73,33 % số học sinh trả lời giáo viên thường xuyên tổ chức cho cho học sinh học tập theo nhóm. Kết quả thu được cũng phù hợp với thực tế mà chúng tôi quan sát được.

Như vậy, việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học Địa lí lớp 4 là phù hợp và đây cũng là phương pháp rất hay được giáo viên sử dụng.

b) Thực trạng các bước tiến hành phương pháp dạy học theo nhóm

Để tìm hiểu thực trạng này, tôi sử dụng câu hỏi số 4 trong phụ lục 1, câu hỏi số 3 trong phụ lục 2. Trong câu hỏi này, các bước được đưa ra là :

Bước 1 : Giáo viên đưa ra chủ đề thảo luận Bước 2 : Tổ chức thành lập các nhóm Bước 3 : Đề ra nhiệm vụ

Bước 4 : Các nhóm thực hiện nhiệm vụ

Bước 5 : Đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung, đánh giá Bước 6 : Hoạt động chung cả lớp (nếu cần thiết)

Kết quả thu được như sau :

Bảng 6 : Thực trạng cách tiến hành phương pháp dạy học theo nhóm

SẮP THỨ TỰ CÁC BƯỚC SỐ LƯỢNG %

Bước 1->2->3->4->5 6 60

Bước 2->3->4->5->6 3 30

Bảng 7: Thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh khi thảo luận nhóm

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ SỐ LƯỢNG %

Nhóm trưởng 9 30

Thư kí 12 40

Thành viên 24 80

Qua điều tra cho thấy có 60 % giáo viên lựa chọn và sắp thứ tự theo các bước 1->2->3->4->5 mà theo đánh giá của họ là có sự rõ ràng trong các bước tiến hành, giáo viên thể hiện rõ vai trò là người tổ chức, điều khiển và hướng dẫn các nhóm thảo luận. Để hiểu rõ cách sử dụng phương pháp cụ thể là các bước tổ chức của giáo viên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu giáo án của giáo viên và quan sát dự giờ các tiết dạy Địa lí. Sau đây là nội dung chính phần giáo án chuẩn bị của giáo viên Nguyễn Thị Phương chủ nhiệm lớp 4A trường Tiểu học Thị Trấn Sóc Sơn:

Bài 24 : Dải đồng bằng duyên hải miền Trung

2. Bài mới

Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động 1:

Tìm hiểu vị trí, địa hình

-Yêu cầu học sinh quan sát bản đồ và và cho biết dải đồng bằng duyên hải miền Trung tiếp giáp với lãnh thổ nào?

+ Phía Bắc giáp với Bắc Bộ… - Yêu cầu học sinh quan sát bản đồ và trả lời 2 câu hỏi :

+ Dải đồng bằng này có mấy đồng bằng?

+ Đọc tên các đồng bằng theo thứ tự từ Bắc vào Nam?

Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi để trả lời.

Giáo viên mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Giáo viên nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

- Giáo viên giải thích vì dải đồng bằng chạy dọc sát biển nên có tên là dải đồng bằng duyên hải miền Trung. Vậy vì nằm sát biển nên thường xuất hiện gì?

- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa trả lời.

- 1 học sinh lên bảng chỉ doi cát, đầm phá.

Cho học sinh xem tranh một số đầm, phá, doi cát, đồi cát.

Người ta làm gì để tránh hiện tượng cồn cát di chuyển vào đất liền? -Yêu cầu học sinh xem lược đồ và chỉ dãy núi cắt ngang đồng băng duyên hải miền trung. - Muốn đi từ Bắc vào Nam dãy

- Học sinh chia nhóm thảo luận trả lời câu hỏi.

- 2, 3 nhóm đưa ra kết quả thảo luận.

+ Các nhóm khác bổ sung ý kiến, nhận xét.

+ học sinh: xuất hiện doi cat, đầm phá.

+ Phá Tam Giang…

+ Trồng cây chắn cát, không phá rừng.

2.Hoạt động 2: Tìm hiểu khí hậu dãy Bạch Mã

Bạch Mã phải đi qua đèo nào? -Chính vì con đèo này gây khó khăn cho phương tiện tham gia giao thông cho nên Đảng và Nhà nước ta đã cho xây dựng hầm đèo Hải Vân.

- Dựa vào hiểu biết của mình và sách giáo khoa các em thảo luận nhóm để tìm hiểu khí hậu dãy Bạch Mã.

- Chia nhóm đôi để thảo luận và trả lời câu hỏi:

+Khí hậu phía bắc và phía Nam dãy Bạch Mã khác nhau như thế nào?

+Có sự khác biệt này là do đâu? - Học sinh trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, gọi học sinh chốt lại ý kiến đúng nhất.

- Ngoài ra, ở miền Trung còn có hiện tượng gió Lào, gây khó khăn trong sinh hoạt, sản xuất.

+ 1 học sinh lên bảng chỉ đèo Hải Vân.

- Học sinh lắng nghe.

+ Học sinh thảo luận nhóm đôi đưa ra kết quả thảo luận.

+ Học sinh đưa ra câu trả lời cuối cùng.

Qua việc nghiên cứu giáo án của giáo viên, chúng tôi thấy rằng giáo viên thực hiện thảo luận nhóm có khi không theo trình tự các bước sử dụng có thể đưa ra nội dung thảo luận trước chia nhóm sau. Có hoạt động giáo viên không chú ý đến việc đưa ra chủ đề thảo luận để định hướng cho học sinh trước khi thảo luận như vậy học sinh sẽ không có sự chuẩn bị trước khi thảo luận.

Ngoài việc nghiên cứu giáo án của giáo viên, chúng tôi còn tiến hành dự giờ tiết dạy Địa lí . Sau đây là phần nội dung bài mới 1 biên bản dự giờ.

Bài 24: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung Người dạy : Cô Nguyễn Thị Phương GVCN lớp 4A Trường Tiểu học Thị Trấn Sóc Sơn

2. Dạy bài mới

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1.Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, địa hình

-Yêu cầu học sinh quan sát bản đồ và và cho biết dải đồng bằng duyên hải miền Trung tiếp giáp với lãnh thổ nào? + Phía Bắc giáp với Bắc Bộ…

- Yêu cầu học sinh quan sát bản đồ và trả lời 2 câu hỏi :

+ Dải đồng bằng này có mấy đồng bằng? + Đọc tên các đồng bằng theo thứ tự từ Bắc vào Nam?

Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận

+ 1 học sinh lên bảng chỉ vị trí dải đồng bằng.

-Học sinh thảo luận theo nhóm đôi để hoàn thành nhiệm vụ.

+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả +Các nhóm khác lắng nghe sau đó

nhóm đôi để trả lời.

Giáo viên mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Giáo viên nhận xét, chốt lại ý kiến đúng. - Giáo viên giải thích vì dải đồng bằng chạy dọc sát biển nên có tên là dải đồng bằng duyên hải miền Trung. Vậy vì nằm sát biển nên ở dải đồng bằng thường xuất hiện gì?

- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa trả lời. - 1 học sinh lên bảng chỉ doi cát, đầm phá. Cho học sinh xem tranh một số đầm, phá, doi cát, đồi cát.

Người ta làm gì để tránh hiện tượng cồn cát di chuyển vào đất liền?

-Yêu cầu học sinh xem lược đồ và chỉ dãy núi cắt ngang đồng băng duyên hải miền Trung.

- Muốn đi từ Bắc vào Nam dãy Bạch Mã phải đi qua đèo nào?

-Chính vì con đèo này gây khó khăn cho phương tiện tham gia giao thông cho nên Đảng và Nhà nước ta đã cho xây dựng hầm đèo Hải Vân. Ích lợi của nó là gì?

nhận xét, bổ sung.

+ học sinh: xuất hiện doi cat, đầm phá. + Phá Tam Giang…

+ 1 học sinh lên bảng để chỉ.

+ Trồng cây chắn cát, không phá rừng.

+ Đó là dãy Bạch Mã.

+ 1 học sinh lên bảng chỉ đèo Hải Vân.

- Học sinh lắng nghe, nêu ra một vài ích lợi của hàm dèo Hải Vân ;giao thông thuận tiện, tránh nguy hiểm…

2.Hoạt động 2: Tìm hiểu khí hậu dãy Bạch Mã

- Dựa vào hiểu biết của mình và sách giáo khoa các em thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi:

+Khí hậu phía bắc và phía Nam dãy Bạch Mã khác nhau như thế nào?

+Có sự khác biệt này là do đâu?

- Học sinh trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, gọi học sinh chốt lại ý kiến đúng nhất.

- Ngoài ra, ở miền Trung còn có hiện tượng gió Lào, gây khó khăn trong sinh hoạt, sản xuất.

+ Học sinh thảo luận nhóm đôi đưa ra kết quả thảo luận.

+ Các nhóm khác bổ sung

+ Học sinh đưa ra câu trả lời cuối cùng.

- Phía Bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh, phía Nam Có mùa mưa và mùa khô.

+ Học sinh lắng nghe

Qua dự giờ tiết Địa lí trên, chúng tôi thấy rằng giáo viên cũng không đưa ra chủ đề thảo luận. Trong quá trình dạy học tùy vào trình độ học sinh, nội dung bài học giáo viên có thể đổi chỗ bước chia nhóm và bước đề ra nhiệm vụ.

Như vậy đã có sự chênh lệch giữa thực tế điều tra và thực trạng việc sử dụng. Đây có thể là do thói quen vận dụng phương pháp của giáo viên, họ thường chia nhóm trước để nhanh chóng hình thành các nhóm mà quên mất việc phải đưa ra chủ đề thảo luận giúp học sinh có định hướng.

Khi điều tra việc thực hiện nhiệm vụ trong nhóm của học sinh, kết quả cho thấy vai trò của các học sinh trong nhóm rất ít khi thay đổi, một số học sinh khá giỏi luôn đảm nhận vị trí nhóm trưởng, thư kí, các học sinh yếu hơn thì đóng vai trò thành viên, nhóm trưởng thường báo cáo kết quả dẫn đến hiện tượng trong nhóm chỉ có một số học sinh tích cực thảo luận, những học sinh con lại ỷ lại vào bạn chính vì vậy việc dạy học theo nhóm chưa đạt được kết quả như mong muốn.

c) Thực trạng việc thực hiện các yêu cầu sử dụng của phương pháp dạy học theo nhóm trong quá trình dạy học môn Địa lí lớp 4.

Để tìm hiểu thực trạng này tôi sử dụng câu hỏi số 5 trong phụ lục 1:

Kết quả thu được như sau :

Bảng 8 : Thực trạng việc thực hiện các yêu cầu sử dụng của phương pháp

dạy học theo nhóm

CÁC YÊU CẦU SỐ LƯỢNG %

Nội dung thảo luận cần phù hợp vói mục đích và yêu cầu bài học 10 100 Nội dung thảo luận phải đảm bảo vừa sức với học sinh 10 100 Số lượng học sinh trong nhóm là 2 hoặc 4 học sinh 4 40 Mọi thành viên trong nhóm đều biết và hiểu công việc của nhóm,

của bản thân 10 100

Vai trò của trưởng nhóm, thư kí được thực hiện luân phiên 4 40 Kết quả thu được có 100 % giáo viên thực hiện theo yêu cầu nội dung thảo luận phải phù hợp với mục đích yêu cầu bài học, đảm bảo vừa sức với học sinh, mọi thành viên trong nhóm đều biết và hiểu công việc của nhóm, của bản thân ; có 40 % giáo viên thực hiện yêu cầu số lượng học sinh trong nhóm là 2 hoặc 4, vai trò của thành viên thay đổi luân phiên.

Như vậy, vẫn còn 1 bộ phận giáo viên thực hiện cách chia nhóm, phân công vai trò của các thành viên trong nhóm theo thói quen sử dụng. Khi trò chuyện với giáo viên, phần đông giáo viên cho rằng số lượng học sinh trong nhóm cần phù hợp với nội dung thảo luận không nhất thiết phải là 2 hoặc 4 học sinh, số lượng học sinh dao động từ 2->6. Trong thực tế giảng dạy, chúng tôi quan sát được thì giáo viên thường chia nhóm 2 hoặc 4 vì cách chia nhóm này dễ tổ chức, phù hợp với cơ sở vật chất lớp học. Tuy nhiên, việc này sẽ gây sự nhàm chán khi thảo luận.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong quá trình dạy học môn địa lí lớp 4 của giáo viên các trường tiểu học huyện sóc sơn hà nội (Trang 31 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)