Nguyên nhân của thực trạng trên

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong quá trình dạy học môn địa lí lớp 4 của giáo viên các trường tiểu học huyện sóc sơn hà nội (Trang 48 - 49)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG QUÁ

2.4. Nguyên nhân của thực trạng trên

Khi được hỏi về những khó khăn ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học môn Địa lí lớp 4, tôi được các thầy cô cho biết quy mô trường lớp là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng của phương pháp này bên cạnh đó năng lực của giáo viên cũng là một trong nhưng khó khăn được nói tới.

Từ những số liệu nghiên cứu ở trên chúng tôi thấy : nguyên nhân ảnh hưởng tới việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học môn Địa lí lớp 4 tại 3 trường Tiểu học được tìm hiểu là do khả năng vận dụng và tổ chức của giáo viên, bên cạnh đó một trong những nguyên nhân khác cũng rất quan trọng đó là do cở sở vật chất trường, lớp chưa đầy đủ và phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm. Dạy học theo nhóm là dạy học lấy người học làm trung tâm, tức là trong quá trình này vai trò của người học là rất quan trọng – vai trò trung tâm, tức là học sinh tích cực tìm tòi, hào hứng tra đổi, tranh luận sôi nổi như vậy sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công của quá trình dạy học theo nhóm. Nếu học sinh thường xuyên được tổ chức học tập theo nhóm thì sẽ hình thành một thói quen và học sinh có những kĩ năng cần thiết để làm việc theo nhóm. Tuy nhiên, trong giờ học trên lớp giáo viên thường chỉ sử dụng phương pháp này một cách hình thức và thường không theo đúng quy trình vì vậy hiệu quả đem lại không cao. Mặt khác khi tổ chức dạy học theo nhóm do không đủ phương tiện, đồ dùng dạy học cần thiết, điều kiện phòng học chật hẹp đã làm cho quá trình thảo luận nhóm giảm đi sự hấp dẫn và khó khăn với học sinh khi thảo luận.

Một số giáo viên chưa thực sự hiểu rõ về phương pháp nên lựa chọn nội dung thảo luận, chia nhóm không phù hợp đã làm giảm đi hiệu quả sử dụng. Bên cạnh đó cũng cần kể đến nguyên nhân giáo viên không chú ý đến việc luân phiên thay đổi

vai trò của các thành viên trong nhóm, nhóm trưởng, thư kí thường là những học sinh khá, giỏi, những học sinh này thường hăng hái xây dựng bài, đóng góp ý kiến dẫn đến tình trạng làm thay những học sinh còn lại trong nhóm. Vì vậy giáo viên nên chỉ định học sinh trong nhóm phát biểu để tất cả học sinh trong lớp đều hoạt

động tích cực như nhau.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong quá trình dạy học môn địa lí lớp 4 của giáo viên các trường tiểu học huyện sóc sơn hà nội (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)