Tiếp xúc thương thảo với Ban điều hành ngân hàng mục tiêu

Một phần của tài liệu Thâu tóm và sáp nhập – giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thời kỳ hội nhập (Trang 82 - 85)

Quá trình thâu tóm ngân hàng mục tiêu nếu được sự đồng thuận của Ban điều hành ngân hàng mục tiêu thì không những có lợi về thời gian thực hiện thương vụ mà còn tạo ra được môi trường hợp tác giữa ban điều hành hai bên, điều này rất có ích trong quá trình thực hiện tái cấu trúc ngân hàng sau sáp nhập.

Thông thường, các thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng trên thế giới từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc diễn ra rất nhiều cuộc gặp gỡ giữa ban lãnh đạo của các bên, đồng thời thường đi kèm cùng với bên thứ ba là đơn vị tư vấn, họ là cầu nối để giải quyết các vấn đề cho các bên. Giai đoạn tiếp xúc này thường dễ dẫn đến sự bất hợp tác do lợi ích của các bên bị đe dọa, ngân hàng bị thâu tóm sợ sẽ mất hết quyền kiểm soát ngân hàng của mình, hơn nữa do tính cách của người Á Đông cho nên các ông chủ ngân hàng bị thâu tóm sẽ không dễ dàng gì chấp nhận để bị mua một cách đơn giản. Do các ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam đều có quá trình phát triển hơn 10 năm, cho nên sự kỳ vọng của các ông chủ ngân hàng cũng rất lớn. Thế nhưng thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra, các quốc gia đang ngày càng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu vì thế ngành ngân hàng sẽ không tránh khỏi bị các ngân hàng nước ngoài giành giật thị phần, các ngân hàng nước ngoài thường có lịch sử vài trăm năm, chắc chắn về kinh nghiệm kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, tính chuyên nghiệp sẽ thấy khác biệt rõ nét. Vì vậy, các ngân hàng Việt Nam cần nhận thức rõ thời điểm cạnh tranh gay gắt đang sắp diễn ra, cần phải cùng nhau hợp lực để tạo nên ngân hàng lớn hơn, mạnh hơn, đủ năng lực để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

Từ thực tế đó cho thấy, các ông chủ ngân hàng cần thiết phải bỏ lại “cái tôi” phía sau để cùng nhau thương lượng, đàm phán với mục đích cuối cùng là tạo ra một ngân hàng mới phát triển mạnh hơn hai hoặc nhiều ngân hàng cộng lại, tạo ra năng lực cạnh tranh mạnh hơn trước khi bị các ngân hàng nước ngoài thôn tính. Hợp tác để phát triển mạnh hơn và phát triển bền vững là những nguyên tắc giúp cho các cuộc đàm phán mang tính chất đoàn kết gắn bó thay vì bị thôn tính.

Kết quả các cuộc đàm phán sẽ giúp cho ngân hàng thâu tóm xác định được chiến lược tiếp theo của mình nhằm thực hiện thành công thương vụ với giá phí

thấp nhất. Để làm được việc đó thì vấn đề xác định giá thâu tóm là khâu ảnh hưởng rất lớn đến giá phí của thương vụ.

Vai trò của ngân hàng thâu tóm

Ban điều hành ngân hàng thâu tóm cần phải lập kế hoạch về việc tiếp xúc và thương lượng với Ban điều hành ngân hàng mục tiêu nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Trong mỗi thương vụ, vai trò lãnh đạo của người đứng đầu nhóm thương lượng thường rất quan trọng, người này có vai trò như một thủ lĩnh, cương nhu phải đúng lúc nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Các ngân hàng mục tiêu đều không muốn bị thâu tóm hoặc muốn được bán với giá cao. Nhóm thương lượng phải thuyết phục được Ban lãnh đạo ngân hàng mục tiêu về những lợi ích từ sự cộng lực, các lợi ích mà cổ đông được hưởng, cũng như các lợi ích của Ban điều hành ngân hàng mục tiêu và toàn bộ nhân viên.Với bất kỳ cuộc thương lượng nào cũng phải đạt ra mục tiêu và phải dừng lại đúng lúc nếu không thuận lợi hoặc phải tỏ thái độ quyết đoán khi đưa ra các điều kiện với những lý lẽ đủ sức thuyết phục Ban điều hành ngân hàng mục tiêu. Giá phí của thương vụ phục thuộc nhiều vào giai đoạn thương lượng này.

Vai trò của ngân hàng mục tiêu

Việc bị thâu tóm sẽ không dễ dàng gì để chấp nhận đối với Ban điều hành ngân hàng mục tiêu, để bị thâu tóm có nghĩa răng năng lực quản trị và điều hành ngân hàng Ban điều hành có vấn đề cần xem xét lại. Tuy nhiên, Ban điều hành cũng cần phải xem xét lại các yếu tố khách quan và chủ quan của vấn đề này và các lợi ích cũng như tổn thất gặp phải khi bị thâu tóm. Xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, việc kết hợp với ngân hàng khác để tạo nên ngân hàng lớn mạnh hơn đủ sức vượt qua khó khăn và gia tăng năng lực cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài thì là điều nên thực hiện. Ban điều hành ngân hàng cùng cần phải xác định rõ mục tiêu phát triển của ngân

hàng và những thách thức sẽ gặp phải. Nếu xác định con đường sáp nhập là cách tốt nhất để cứu ngân hàng mình thoát khỏi khó khăn thì nên hợp tác với ngân hàng thâu tóm để rút ngắn được giai đoạn thương lượng nhằm tiết kiệm được thời gian và chi phí cho các bên.

Một phần của tài liệu Thâu tóm và sáp nhập – giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thời kỳ hội nhập (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)