Những thuận lợi và khó khăn đối với khối NHTMCP

Một phần của tài liệu Thâu tóm và sáp nhập – giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thời kỳ hội nhập (Trang 48)

2.3.1 Những thuận lợi

Hệ thống mạng lưới và khách hàng truyền thống: yếu tố sân nhà cũng như am hiểu tâm lý người Việt thường được đưa ra như là một lợi thế so sánh duy nhất giữa các ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài.

Hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng cao:

Hệ thống ngân hàng Việt nam đã có sự tăng trưởng rất nhanh trong những năm qua với tốc độ tăng trưởng bình quân 35%/năm. Bên cạnh thành tích về tăng trưởng, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng được nâng lên một cách rõ nét, đặc biệt là khối NHTMCP. Năm 2007 tỷ lệ ROA của toàn hệ

thống đạt 1,51%, ROE đạt 16,42%, so với mức trung bình trong khu vực lần lượt là 1,18% và 16,47%.

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của toàn hệ thống ngân hàng trong nước đã giảm từ 14% trong năm 2006 xuống 3% trong năm 2007, tính theo chuẩn mực kế toán Quốc Tế (IFRS) tỷ lệ này lần lượt là 30% năm 2006 và 6% năm 2007. Tuy tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh nhưng hiện nay vẫn cao so với mức 0,06% của các chi nhánh NHNNg tại Việt Nam.

So với NHTMQD thì khả năng sinh lới của khối NHTMCP tốt hơn mặc dù chi phí vốn của khối này cao hơn do lãi suất huy động cao hơn so với các NHTMQD. ROA và ROE trung bình của khối NHTMCP năm 2007 đạt lần lượt là 1,9% và 18,4%. Vượt trội trong khối về khả năng sinh lời là ACB, STB và Tecombank. Bảng 2.8 Một số chỉ tiêu tài chính của các NHTMCP

Tổng tài sản Vốn CSH Dư nợ TD Tăng trưởng TD

Ngân hàng 2006 2007 2006 2007 2006 2007 2006 2007 ABB 3.114 17.174 1.190 2.479 1.131 6.858 178,3% 506,4% SEAB 10.200 26.241 1.056 3.366 3.363 11.041 153,3% 228,3% VP 10.111 18.137 836 2.181 5.007 13.287 51,9% 165,4% HBB 11.685 23.519 1.756 3.179 5.983 9.419 79,7% 57,4% DongA 12.040 27.425 1.531 3.229 7.971 17.809 33,7% 123,4% MB 13.529 27.777 1.366 3.337 5.906 10.386 37,3% 75,9% VIB 16.527 39.305 1.190 2.183 9.137 16.744 73,1% 83,3% TCB 17.326 39.542 1.762 3.573 8.811 20.603 63,8% 133,8% EXB 18.327 33.710 1.947 6.295 10.207 18.452 47,5% 80,8% STB 24.776 64.573 2.870 7.350 14.394 35.378 70,8% 145,8% ACB 44.645 85.392 1.654 6.258 17.014 31.811 81,3% 87%

T.Bình 16.571 36.618 1.560 3.948 8.084 17.435 79,2% 153,4% Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng của Công ty chứng khoán Bảo Việt

ROA ROE NIM CAR

Ngân hàng 2006 2007 2006 2007 2006 2007 2006 2007 ABB 3,1% 1,6% 8,4% 8,8% 4,1% 3,3% SEAB 1,2% 1,6% 14,6% 13,5% 2,5% 2,8% VP 1,45% 1,65% 19,5% 15,0% 3,0% 3,5% 26,0% 21,0% HBB 2,2% 2,1% 17,2% 14,8% 2,7% 3,7% 14,0% DongA 1,6% 1,7% 14,3% 14,0% 3,1% 3,0% 13,6% 14,4% MB 1,9% 1,7% 21,1% 15,3% 4,0% 3,1% VIB 1,1% 1,1% 16,4% 18,3% 3,3% 2,7% 10,0% TCB 1,8% 1,8% 18,5% 19,1% 3,4% 3,4% EXB 1,7% 1,8% 18,6% 11,2% 2,8% 3,1% STB 2,4% 3,1% 19,8% 27,4% 4,4% 3,2% 11,8% 11,1% ACB 1,5% 2,7% 34,5% 44,5% 2,7% 2,3% 10,9% 16,2% T.Bình 1,8% 1,9% 18,5% 18,4% 3,3% 3,1% 15,3% 14,5%

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng của Công ty chứng khoán Bảo Việt

Môi trường pháp lý thuận lợi:

Hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam nói chung và khối ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng được nhiều lợi thế từ ưu đãi của môi trường pháp luật so với các ngân hàng nước ngoài trong quá trình kinh doanh tại Việt Nam. Các chi nhánh NHNNg bị hạn chế về việc mở rộng qui mô hoạt động, huy động tiền gửi trong dân cư, … nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng nội địa phát triển nhanh gia tăng năng lực cạnh tranh trước khi các hạn chế bị bãi bỏ. Đồâng thời NHNN cũng ban hành Quyết định mới về Qui chế thành lập và hoạt

động ngân hàng cổ phần theo hướng chặt chẽ hơn, yêu cầu cao hơn về vốn của các tổ chức góp vốn, thời gian nắm giữ của các cổ đông sáng lập,.. nhằm hạn chế bớt số lượng ngân hàng thành lập mới đảm bảo ổn định cho hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, các qui định về việc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn về điều kiện về tài sản, thời gian hoạt động của ngân hàng mẹ… Đây cũng là những hỗ trợ của Chính Phủ để bảo vệ các ngân hàng nội trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường tài chính – ngân hàng.

2.3.2 Những khó khăn của khối NHTMCP

Cơ cấu sản phẩm dịch vụ nghèo nàn:

Dựa theo cơ cấu thu nhập của các ngân hàng có thể thấy tỷ lệ thu nhập từ lãi vay chiếm ít nhất 75% tổng thu nhập của các ngân hàng, như vậy cho thấy các NHTM nói chung và NHTMCP nói riêng vẫn chủ yếu cung cấp các dịch vụ sản phẩm truyền thống và đơn giản như nhận tiền gửi và cho vay, các sản phẩm có tính chất phức tạp như quản lý tài sản, quản lý danh mục đầu tư, các sản phẩm phái sinh, các dịch vụ tiện ích của thẻ… chưa được các ngân hàng chú trọng đúng mức và đầu tư mạnh.

Theo thống kê của Economist Intelligence Unit thì trung bình một ngân hàng đa doanh hoạt động toàn cầu cung cấp cho khách hàng trên 2 triệu sản phẩm. Trong khi đó ở Việt Nam, theo thống kê cho thất hệ thống NHTM Việt Nam cung cấp cho khách hàng khoảng 100 sản phẩm.

Thiếu sức mạnh liên kết trong hệ thống ngân hàng

Trong hệ thống ngân hàng hiện nay đã có 30 ngân hàng triển khai phát hành thẻ với khoảng 130 thương hiệu thẻ khác nhau trong đó 54% là thương hiệu thẻ nội địa. Các ngân hàng đã không ngừng đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động thẻ, tính đến tháng 11/2007 bao gồm 4.280 ATM, 22. 959 POS, các liên minh thẻ bao gồm: Công ty Smartlink có 25 thành viên với 2.056 ATM chiếm

48%, 17.502 POS/EDC chiếm 57%; liên minh thẻ Đông Á có 5 thành viên tham gia với 783 máy ATM chiếm 18%, 1.682 máy POS/EDC chiếm 7%, Công ty CP chuyển mạnh tài chính quốc gia Banknetvn có 2654 máy ATM chiếm 62%, 10.458 máy POS/EDC chiếm 46%.

Vừa qua mới có Banknetvn và Smartlink ký kết việc liên kết để sử dụng giao dịch máy ATM lẫn nhau giữa hai hệ thống, tuy nhiên việc kết nối còn quá nhiều hạn chế và không linh hoạt. Trong khi đó các ngân hàng đua nhau tìm kiếm địa điểm đặt máy ATM, có những địa điểm có gần 10 máy ATM của các ngân hàng khác nhau, thực trạng đó cho thấy các ngân hàng nội địa đang đầu tư rất lãng phí nguồn lực mà không chú trọng vào việc liên kết với nhau nhằm giảm thiểu các chi phí đầu tư dẫn đến dư thừa.

Năng lực quản trị rủi ro yếu:

Hiện nay, các ngân hàng thương mại còn chưa đánh giá và xác định đầy đủ rủi ro trên cơ sở khoa học chặt chẽ. Các mô hình và công cụ hiện đại để đo lường và quản lý rủi ro chưa được ứng dụng rộng rãi (quản lý tài sản nợ – tài sản có, quản trị ngân hàng theo nguyên tắc CAMEL .. ) Một số ngân hàng mới chỉ bắt đầu áp dụng các chuẩn mực quốc tế ở mức độ thấp.

Rủi ro tín dụng

Tỷ lệ cho vay/tổng tài sản ở mức bình quân trên 50% phản ánh các NHTMCP đang phụ thuộc rất lớn vào các hoạt động tín dụng.

Bảng 2.9 Tỷ lệ cho vay/tổng tài sản của một số NHTMCP

NGÂN HÀNG 2006 2007 Quý I/2008

ACB 38,1% 37,3% 40,5%

Sacombank 58,1% 54,8% 55,1%

Đông Á Bank 66,2% 64,9% 72,9% Military Bank 43,7% 37,4% 45,5% VIB Bank 55,3% 42,6% 54,6% Eximbank 55,7% 54,7% N/A Habubank 51,2% 40,1% 56,2% VP Bank 49,5% 73,3% 72,0% AB Bank 36,3% 39,9% 44,2% Seabank 33,0% 42,1% N/A

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng của Công ty chứng khoán Bảo Việt. Từ đầu năm 2008 hoạt động tín dụng có nguy cơ rủi ro cao khi thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh. Do hoạt động cho vay của các ngân hàng chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo là bất động sản, hơn nữa vào thời điểm cuối năm 2007 các NHTMCP lại phát triển mạnh sản phẩm cho vay mua nhà với thời gian đáo hạn từ 10 đến 25 năm. Trong khi, đó nhu cầu mua nhà để ở thực sự không cao mà chủ yếu là do các hoạt động đầu cơ chờ giá lên để hưởng chênh lệch. Khi thị trường bất động sản sụt giảm mạnh các nhà đầu cơ không bán được hàng để trả nợ ngân hàng khi đến hạn thanh toán nợ gốc và lãi sẽ lâm vào tình trạng vay mượn tạm thời ở thị trường không chính thức với lãi suất rất cao để trả cho ngân hàng chờ thị trường bất động sản hồi phục sẽ bán bất động sản cầm cố để trả nợ. Thị trường bất động sản càng giảm sâu, và có nguy cơ đóng băng thì những món cho vay của các ngân hàng có nguy cơ thành nợ xấu và mất khả năng thanh toán. Trong khi đó theo thống kê của NHNN vào thời điểm cuối năm 2007, giá trị tài sản đảm bảo bằng bất động sản chiếm 50% giá trị tài sản của cả hệ thống ngân hàng, dư nợ cho vay bất động sản khoảng 135.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 10,8% tổng dư nợ toàn hệ thống.

Dư nợ cho vay cầm cố chứng khoán tăng nhanh trong năm 2006 – 2007 cùng với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, một số NHTMCP có dư nợ cho vay chứng khoán lên đến 40% -50% dư nợ cho vay. Để hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng, NHNN đã ban hành chỉ thị 03 vào năm 2007 sau đó đến Quyết định 03 vào năm 2008 khống chế mức cho vay cầm cố chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của Ngân hàng. Khi thị trường chứng khoán sụt giảm liên tục trong thời gian quí I – II năm 2008 làm cho thị giá của các chứng khoán cầm cố giảm thấp hơn mức giá mà ngân hàng áp dụng cho vay, vào thời điểm này các ngân hàng buộc phải bán ra các chứng khoán nhận cầm cố để thu hồi vốn, việc làm đó càng làm cho thị trường chứng khoán sụt giảm thêm trầm trọng hơn, làm cho tổn thất của các ngân hàng càng gia tăng nhiều hơn.

Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tuy đã được cải thiện song vẫn ở mức cao so với mặt bằng chung trong khu vực.

Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTMCP NGÂN HÀNG 2006 2007 ABB 3,9% 2,0% HBB 2,6% 2,5% DongA 0,8% 0,4% MB 2,8% 1,1% TCB 3,1% 1,4% EXB 0,8% 0,9% STB 0,7% 0,2% ACB 0,2% 0,1%

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng của Công ty chứng khoán Bảo Việt

2.4.1 Các cam kết về tiếp cận thị trường:

(a) Các tổ chức tín dụng nước ngoài chỉ được phép thành lập đại diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức sau:

(i) Đối với các ngân hàng thương mại nước ngoài: văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài, ngân hàng thương mại liên doanh trong đó phần góp vốn của bên nước ngoài không vượt quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn nước ngoài và kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2007 được phép thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài. (ii) Đối với các công ty tài chính nước ngoài: văn phòng đại diện, công ty tài

chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài.

(iii) Đối với các công ty cho thuê tài chính nước ngoài: văn phòng đại diện, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài.

(b) Trong vòng 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chinh nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo mức vốn mà ngân hàng mẹ cấp cho chi nhánh phù hợp với lộ trình sau:

- Ngày 1 tháng 1 năm 2007: 650% vốn pháp định được cấp; - Ngày 1 tháng 1 năm 2008: 800% vốn pháp định được cấp; - Ngày 1 tháng 1 năm 2009: 900% vốn pháp định được cấp; - Ngày 1 tháng 1 năm 2010: 1000% vốn pháp định được cấp;

- Ngày 1 tháng 1 năm 2011: Đối xử quốc gia đầy đủ. ( c ) Tham gia cổ phần

(i) Việt Nam có thể hạn chế việc tham gia cổ phần của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại các ngân hàng thương mại quốc doanh của Việt Nam được cổ phần hóa như mức tham gia cổ phần của các ngân hàng Việt Nam. (ii) Đối với việc tham gia góp vốn dưới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ

phần do các thể nhân và pháp nhân nước ngoài nắm giữ tại mỗi ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi pháp luật Việt Nam có qui định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

(d) Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài: không được phép mở các điểm giao dịch khác ngoài trụ sở chi nhánh của mình;

(e) Kể từ khi gia nhập, các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia.

2.4.2 Cam kết về đối xử quốc gia

(a) Các điều kiện về thành lập chi nhánh của ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam: Ngân hàng mẹ có tổng tài sản có trên 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn.

(b) Các điều kiện để thành lập một ngân hàng liên doanh hoặc một ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài: ngân hàng mẹ có tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn.

(c) Điều kiện để thành lập một công ty tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc một công ty tài chính liên doanh, một công ty cho thuê tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc một công ty cho thuê tài chính liên doanh: Tổ chức tín dụng nước ngoài có tổng tài sản trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn.

2.5 Thị trường chứng khoán Việt Nam và sức hấp dẫn của cổ phiếu ngành ngân hàng ngân hàng

2.5.1 Các qui định của Chính phủ về vốn pháp định của ngân hàng

Theo nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành về danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng

Bảng 2.11 Qui định về vốn pháp định đối với NHTM

Mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm

STT Loại hình tổ chức tín dụng

2008 2010

A Ngân hàng thương mại Nhà nước 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng B Ngân hàng thương mại cổ phần 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng C Ngân hàng liên doanh 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng D Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng

Như vậy, căn cứ theo qui định trên thì một số NHTMCP vừa và nhỏ sẽ phải tăng vốn từ 2008 – 2010 để đảm bảo đủ vốn pháp định theo yêu cầu. Trong khi đó thị trường chứng khoán đang rơi vào chu kỳ suy thoái rất trầm trọng do ảnh hưởng bởi yếu tố kinh tế vĩ mô, tình hình kinh tế thế giới, kinh tế Việt nam, yếu tố cung cầu cổ phiếu trên thị trường và yếu tố tâm lý.

2.5.2 Thị trường chứng khoán Việt Nam

Được thành lập và hoạt động từ tháng 7 năm 2000, thị trường chứng khoán Việt Nam đã lập nên câu chuyện về tăng trưởng thần kỳ của Châu Á, đem lại những lợi ích cho nền kinh tế: xác lập một kênh dẫn vốn quan trọng với tổng giá trị vốn hóa thị trường tăng hàng năm, 35% của GDP năm 2007. Xu hướng xã hội hóa cổ đông ngày càng diễn ra mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp trước đây chỉ có yếu tố gia đình trong cơ cấu sở hữu thì bây giờ đã trở thành công ty sở hữu đại

Một phần của tài liệu Thâu tóm và sáp nhập – giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thời kỳ hội nhập (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)