Những khó khăn của khối NHTMCP

Một phần của tài liệu Thâu tóm và sáp nhập – giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thời kỳ hội nhập (Trang 51 - 54)

Cơ cấu sản phẩm dịch vụ nghèo nàn:

Dựa theo cơ cấu thu nhập của các ngân hàng có thể thấy tỷ lệ thu nhập từ lãi vay chiếm ít nhất 75% tổng thu nhập của các ngân hàng, như vậy cho thấy các NHTM nói chung và NHTMCP nói riêng vẫn chủ yếu cung cấp các dịch vụ sản phẩm truyền thống và đơn giản như nhận tiền gửi và cho vay, các sản phẩm có tính chất phức tạp như quản lý tài sản, quản lý danh mục đầu tư, các sản phẩm phái sinh, các dịch vụ tiện ích của thẻ… chưa được các ngân hàng chú trọng đúng mức và đầu tư mạnh.

Theo thống kê của Economist Intelligence Unit thì trung bình một ngân hàng đa doanh hoạt động toàn cầu cung cấp cho khách hàng trên 2 triệu sản phẩm. Trong khi đó ở Việt Nam, theo thống kê cho thất hệ thống NHTM Việt Nam cung cấp cho khách hàng khoảng 100 sản phẩm.

Thiếu sức mạnh liên kết trong hệ thống ngân hàng

Trong hệ thống ngân hàng hiện nay đã có 30 ngân hàng triển khai phát hành thẻ với khoảng 130 thương hiệu thẻ khác nhau trong đó 54% là thương hiệu thẻ nội địa. Các ngân hàng đã không ngừng đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động thẻ, tính đến tháng 11/2007 bao gồm 4.280 ATM, 22. 959 POS, các liên minh thẻ bao gồm: Công ty Smartlink có 25 thành viên với 2.056 ATM chiếm

48%, 17.502 POS/EDC chiếm 57%; liên minh thẻ Đông Á có 5 thành viên tham gia với 783 máy ATM chiếm 18%, 1.682 máy POS/EDC chiếm 7%, Công ty CP chuyển mạnh tài chính quốc gia Banknetvn có 2654 máy ATM chiếm 62%, 10.458 máy POS/EDC chiếm 46%.

Vừa qua mới có Banknetvn và Smartlink ký kết việc liên kết để sử dụng giao dịch máy ATM lẫn nhau giữa hai hệ thống, tuy nhiên việc kết nối còn quá nhiều hạn chế và không linh hoạt. Trong khi đó các ngân hàng đua nhau tìm kiếm địa điểm đặt máy ATM, có những địa điểm có gần 10 máy ATM của các ngân hàng khác nhau, thực trạng đó cho thấy các ngân hàng nội địa đang đầu tư rất lãng phí nguồn lực mà không chú trọng vào việc liên kết với nhau nhằm giảm thiểu các chi phí đầu tư dẫn đến dư thừa.

Năng lực quản trị rủi ro yếu:

Hiện nay, các ngân hàng thương mại còn chưa đánh giá và xác định đầy đủ rủi ro trên cơ sở khoa học chặt chẽ. Các mô hình và công cụ hiện đại để đo lường và quản lý rủi ro chưa được ứng dụng rộng rãi (quản lý tài sản nợ – tài sản có, quản trị ngân hàng theo nguyên tắc CAMEL .. ) Một số ngân hàng mới chỉ bắt đầu áp dụng các chuẩn mực quốc tế ở mức độ thấp.

Rủi ro tín dụng

Tỷ lệ cho vay/tổng tài sản ở mức bình quân trên 50% phản ánh các NHTMCP đang phụ thuộc rất lớn vào các hoạt động tín dụng.

Bảng 2.9 Tỷ lệ cho vay/tổng tài sản của một số NHTMCP

NGÂN HÀNG 2006 2007 Quý I/2008

ACB 38,1% 37,3% 40,5%

Sacombank 58,1% 54,8% 55,1%

Đông Á Bank 66,2% 64,9% 72,9% Military Bank 43,7% 37,4% 45,5% VIB Bank 55,3% 42,6% 54,6% Eximbank 55,7% 54,7% N/A Habubank 51,2% 40,1% 56,2% VP Bank 49,5% 73,3% 72,0% AB Bank 36,3% 39,9% 44,2% Seabank 33,0% 42,1% N/A

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng của Công ty chứng khoán Bảo Việt. Từ đầu năm 2008 hoạt động tín dụng có nguy cơ rủi ro cao khi thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh. Do hoạt động cho vay của các ngân hàng chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo là bất động sản, hơn nữa vào thời điểm cuối năm 2007 các NHTMCP lại phát triển mạnh sản phẩm cho vay mua nhà với thời gian đáo hạn từ 10 đến 25 năm. Trong khi, đó nhu cầu mua nhà để ở thực sự không cao mà chủ yếu là do các hoạt động đầu cơ chờ giá lên để hưởng chênh lệch. Khi thị trường bất động sản sụt giảm mạnh các nhà đầu cơ không bán được hàng để trả nợ ngân hàng khi đến hạn thanh toán nợ gốc và lãi sẽ lâm vào tình trạng vay mượn tạm thời ở thị trường không chính thức với lãi suất rất cao để trả cho ngân hàng chờ thị trường bất động sản hồi phục sẽ bán bất động sản cầm cố để trả nợ. Thị trường bất động sản càng giảm sâu, và có nguy cơ đóng băng thì những món cho vay của các ngân hàng có nguy cơ thành nợ xấu và mất khả năng thanh toán. Trong khi đó theo thống kê của NHNN vào thời điểm cuối năm 2007, giá trị tài sản đảm bảo bằng bất động sản chiếm 50% giá trị tài sản của cả hệ thống ngân hàng, dư nợ cho vay bất động sản khoảng 135.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 10,8% tổng dư nợ toàn hệ thống.

Dư nợ cho vay cầm cố chứng khoán tăng nhanh trong năm 2006 – 2007 cùng với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, một số NHTMCP có dư nợ cho vay chứng khoán lên đến 40% -50% dư nợ cho vay. Để hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng, NHNN đã ban hành chỉ thị 03 vào năm 2007 sau đó đến Quyết định 03 vào năm 2008 khống chế mức cho vay cầm cố chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của Ngân hàng. Khi thị trường chứng khoán sụt giảm liên tục trong thời gian quí I – II năm 2008 làm cho thị giá của các chứng khoán cầm cố giảm thấp hơn mức giá mà ngân hàng áp dụng cho vay, vào thời điểm này các ngân hàng buộc phải bán ra các chứng khoán nhận cầm cố để thu hồi vốn, việc làm đó càng làm cho thị trường chứng khoán sụt giảm thêm trầm trọng hơn, làm cho tổn thất của các ngân hàng càng gia tăng nhiều hơn.

Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tuy đã được cải thiện song vẫn ở mức cao so với mặt bằng chung trong khu vực.

Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTMCP NGÂN HÀNG 2006 2007 ABB 3,9% 2,0% HBB 2,6% 2,5% DongA 0,8% 0,4% MB 2,8% 1,1% TCB 3,1% 1,4% EXB 0,8% 0,9% STB 0,7% 0,2% ACB 0,2% 0,1%

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng của Công ty chứng khoán Bảo Việt

Một phần của tài liệu Thâu tóm và sáp nhập – giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thời kỳ hội nhập (Trang 51 - 54)